SINH VIÊN TRẺ VÀ MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP – TƯƠNG LAI EM THẤY MÌNH Ở ĐÂU?

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? – Câu hỏi quen thuộc của các nhà tuyển dụng nhưng lại là một bài toán hóc búa với đại đa số giới trẻ. Thực chất, câu hỏi này cũng chính là: Tương lai mình sẽ thấy mình ở vị trí nào? Nhiều sinh viên trẻ mới

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? – Câu hỏi quen thuộc của các nhà tuyển dụng nhưng lại là một bài toán hóc búa với đại đa số giới trẻ. Thực chất, câu hỏi này cũng chính là: Tương lai mình sẽ thấy mình ở vị trí nào? Nhiều sinh viên trẻ mới ra trường đều có những suy nghĩ tương tự như “Mình sẽ trở thành quản lý”, “Mình sẽ có một mức lương với chế độ đãi ngộ cao” hay thậm chí là “Chẳng biết nữa”. Quả thực, trên thực tế, câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp không khó để trả lời những câu trả lời lại là phản ánh của cả một quá trình dài. Như thế nào là mục tiêu nghề nghiệp đúng đắn? Cách để xác định chúng là gì? Và khi xin việc, làm thế nào để đem những mục tiêu ấy đến với các nhà tuyển dụng?

Vì sao các sinh viên trẻ phải trả lời được câu hỏi này?
Nếu cánh cổng đại học mở ra cho những tân sinh viên những ước mơ, hoài bão về con đường tương lai rộng mở thì tấm bằng tốt nghiệp và những bước chân đầu tiên bước đi lập nghiệp lại đưa chính những sinh viên ấy khi mới ra trường tới những câu hỏi: Mục tiêu của mình là gì? Tương lai mình sẽ làm gì? Thực tế, có nhiều lý do cho câu hỏi này. Ví dụ như:

Chính những sinh viên này không biết mình đang mong muốn điều gì.
Họ không thực sự hiểu được tầm quan trọng của định hướng tương lai và mục tiêu nghề nghiệp.
Do đó, cái đòi hỏi các sinh viên trẻ ở đây chính là phải xác định được mục tiêu của mình.

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Có rất nhiều cách để định nghĩa về mục tiêu nghề nghiệp. Hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu nghề nghiệp là vị trí, đích đến bạn mong muốn trong tương lai và lộ trình bạn vạch ra để thực hiện mục tiêu của mình.

Mục tiêu nghề nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của đại đa số mọi người, đặc biệt là với các sinh viên trẻ hiện nay. Đối với những sinh viên mới ra trường, họ luôn khao khát việc làm ở những công ty lớn với mức lương hậu hĩnh và chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực. Tuy nhiên, với tất cả những giá trị như thế, các công ty luôn thể hiện sự khắt khe của mình ngay từ khâu tuyển dụng. Và một trong những điều các công ty lớn luôn mong chờ chính là sự phù hợp của ứng viên đó với công việc, Thông qua định hướng nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ biệt được rằng ứng viên đó có thực sự phù hợp với công việc, hướng đi mà người đó mong muốn có thực sự phù hợp với sự phát triển lâu dài của công ty. Vì thế, giới trẻ cần phải trả lời được câu hỏi: Mục tiêu nghề nghiệp của mình nên được xác định như thế nào?

Vậy, phải xác định mục tiêu nghề nghiệp như thế nào?
Hãy xem xét một sinh viên trẻ với mục tiêu trở thành CEO của một công ty kỹ thuật lớn trong tương lai. Để đạt được mục tiêu này, anh ta đã đặt ra cho mình những giai đoạn của cuộc. Giai đoạn đầu tiên là hoàn thành chương trình học của 12 năm trên ghế nhà trường và thi vào một ngôi trường Đại học. Giai đoạn thứ hai, tất nhiên sẽ là học tập, tham gia các khóa học về kỹ thuật song song với những gì đã học được trên giảng đường. Đồng thời, anh ta sẽ phải tự tích lũy cho mình kiến thức về quản trị, cách để điều hành một tổ chức nếu muốn phát triển hơn nữa. Và giai đoạn thứ ba chính là kết thúc những năm tháng học tập trên giảng đường Đại học, xin việc ở một công ty liên quan, tích lũy kinh nghiệm từ những nhà quản trị trong công ty, không ngừng trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng của mình.

Như thế, ở ví dụ trên, ta thấy có những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu chính của người trẻ này là trở thành người đứng đầu của một công ty. Tuy nhiên, trong quá trình để đạt được mục tiêu ấy, các mục tiêu lại được chia nhỏ hơn theo các giai đoạn thời gian. Từ việc tốt nghiệp phổ thông cho tới việc tham gia các khóa học hay thậm chí là xin việc tại những công ty lớn đều là những mục tiêu mang tính ngắn hạn hơn. Sau tất cả, những mục tiêu ngắn hạn ấy lại là những thứ giúp người trẻ này đạt được mục tiêu xa hơn mà ban đầu anh ta đặt ra.

Như thế, việc đặt mục tiêu rất quan trọng. Một điều chắc chắn chúng ta phải nhớ rằng không có gì là dễ dàng ngay từ đầu. Hãy có cho mình cả những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn thường kéo dài trong vài tháng đến ba năm, trong khi mục tiêu dài hạn là những mục tiêu từ ba đến năm năm hoặc hơn. Muốn đạt được mục tiêu dài hạn, ta phải biết chia nhỏ các mục tiêu nhưng cách đặt mục tiêu thế nào mới hiệu quả lại ít được các sinh viên chú ý đến.

Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp.

Trên thực tế, có nhiều cách thiết lập mục tiêu nhưng một trong những cách hiệu quả nhất là cách thiết lập mục tiêu SMART:

Specific (Cụ thể): Hãy cụ thể hóa những mục tiêu của mình. Người trẻ sẽ không thể biết mình thực sự muốn gì nếu mục tiêu quá chung chung giống như việc cứ “chạy” mà không biết đích đến của mình ở đâu.
Measurable (Đo lường được): Nhiều sinh viên mới ra trường luôn nghĩ về những mục tiêu nghề nghiệp trong cuộc sống những chỉ dừng lại ở chữ “mơ” và “mong muốn”. Họ không có một cách đo lường cụ thể nào về mục tiêu, làm sao để tôi đạt đến được đích đến là nghề nghiệp mà tôi mong muốn.
Attainable (Có thể đạt được): Ngoài việc phải cụ thể và đo lường được thì mục tiêu phải nằm trong khả năng – bởi với một mục tiêu quá cao có thể dẫn đến chán nản khi không đạt được điều đó. Đây là sai lầm của đại đa số sinh viên trẻ khi nhìn về tương lai nghề nghiệp của mình.
Relevant (Thực tế): Bạn có thể chia nhỏ các mục tiêu những mỗi mục tiêu đều phải mục đích chung – Liên quan đến tầm nhìn chung – đó là liên quan đến mục tiêu dài hạn. Các sinh viên thường gặp vấn đề trong việc chia nhỏ mục tiêu bởi các mục tiêu sau khi được chia nhỏ sẽ trở nên rời rạc và thậm chí chẳng còn liên quan đến mục tiêu dài hạn mà họ đặt trước.
Time-bound (Thời gian): Đặt thời gian cụ thể cho từng mục tiêu. Một trong những lí do khiến sinh viên mới ra trường khó khăn trong việc chia nhỏ mục tiêu đó chính là không đặt thời hạn cho những mục tiêu ngắn hạn hơn của mình. Họ không biết mình cần hoàn thành nó trong bao lâu và cứ “chạy” mãi mà không thể nhìn thấy đích đến.
Như thế, sinh viên cần học cách xác định lại mục tiêu của chính mình: Định hướng tương lai của mình là gì? Mình sẽ làm gì trong năm năm nữa hay thậm chí là xa hơn?

Để học cách hoàn thành được mục tiêu đã đặt ra, mời bạn đọc tại đây.

Làm thế nào để những mục tiêu ấy gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng?
Ngay cả khi xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình, những người trẻ sẽ phải đem những mục tiêu ấy đến với các nhà tuyển dụng khi đi xin việc. Tuy nhiên, các sinh viên mới ra trường lại rất dễ sai lầm ở bước này.

Khi một nhà tuyển dụng hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn, điều họ muốn biết liệu có phải đơn giản là tương lai bạn sẽ làm ở vị trí nào, hay có chỗ đứng ở đâu trong công ty không? Thực tế cho thấy, đó đều không phải những điều các nhà tuyển dụng mong muốn.

Vậy, đâu mới là những giá trị ở mục tiêu nghề nghiệp mà các nhà tuyển dụng mong chờ ở những sinh viên như bạn?

Gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Thực chất, khi hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của một ứng viên, điều các nhà tuyển dụng muốn nghe nhất không phải chỉ là những vị trí mà bạn sẽ làm trong tương lai bởi tương lai thì khó đoán và không có gì là chắc chắn. Điều các nhà tuyển dụng thực sự muốn nghe về mục tiêu nghề nghiệp của bạn, đơn giản chính là:

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn có thực tế không?
Mục tiêu đó có phù hợp với công ty trong tương lai và vị trí nghề nghiệp hiện tại mà bạn đang phỏng vấn hay không?
Bạn sẽ làm gì để đạt được định hướng nghề nghiệp đó trong tương lai?
Vì thế, nhưng sinh viên mới ra trường hãy thận trong suy nghĩ sau khi nhận được câu hỏi: Mục tiêu nghề nghiệp của em là gì? Hãy thử suy nghĩ về các câu hỏi nhỏ hơn:

Vị trí nghề nghiệp mà mình đang ứng tuyển có thể tiến xa nhất tới vị trí nào trong tương lai? Ví dụ như khi một sinh viên ứng tuyển vào vị trí nhân viên Sale, vị trí xa nhất của định hướng này chính là Sale Manager chẳng hạn.
Định hướng nghề nghiệp đó có quan hệ như thế nào với những mục tiêu cá nhân của mình ở hiện tại và tương lai? Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình là gì?
Tuy nhiên, thực tế đáng buồn lại cho thấy các sinh viên mới ra trường thường mắc sai lầm trong bước này. Họ có mục tiêu nghề nghiệp nhưng lại đem những mục tiêu ấy đến nhà tuyển dụng sai cách và dẫn đến những sai lầm không đáng có. Hãy suy nghĩ thật kỹ và thành thật những gì mình muốn làm, định hướng tương lai của mình là gì và trả lời từng câu hỏi ở trên. Đừng nóng vội mà hãy ngồi lại suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp của mình và cách để đạt tới nó.

Có thể nói, mục tiêu nghề nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên. Cơ hội gia nhập thị trường việc làm rộng mở hơn trước cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ cạnh tranh tăng lên. Điều này đặt áp lực lên vai mỗi người trẻ việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng từ những giây đầu. Như vị tỉ phú Elon Musk từng nói: “Trước hết hãy tạo dựng những điều khả thi, và rồi những gì có thể xảy ra sẽ xảy ra”, trước hết, hãy có cho mình một mục tiêu nghề nghiệp vững vàng, kiên định với nó và bạn sẽ tìm được hướng đi đúng đắn nhất cho mình.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,