SEO Onpage là Gì? Tiêu chuẩn và Bí mật Thúc Đẩy NGHÌN Traffic

SEO Onpage là gì? SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa các trang web để cải thiện xếp hạng cao hơn và kiếm được lưu lượng truy cập hơn, kiếm được nhiều khách hàng phù hợp hơn dựa trên các công cụ tìm kiếm. On-page đề cập đến cả Content và

SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là tập hợp các kỹ thuật tối ưu hóa các trang web để cải thiện xếp hạng cao hơn và kiếm được lưu lượng truy cập hơn, kiếm được nhiều khách hàng phù hợp hơn dựa trên các công cụ tìm kiếm. On-page đề cập đến cả Content và mã code HTML của một trang có thể được tối ưu hóa, trái ngược với SEO Off-page có liên quan đến các backlink và các tín hiệu bên ngoài khác.

Ngoài việc xuất bản Content có liên quan, chất lượng cao, SEO on-page bao gồm việc tối ưu hóa Tiêu đề, thẻ HTML (title, meta và header) và hình ảnh của bạn, tái cấu trúc nội dung sao cho phù hợp với người dùng. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo trang web của bạn có chuyên môn cao, có thẩm quyền và đáng tin cậy (EAT).

Hiểu đơn giản thì SEO opage là tối ưu hóa cấu trúc và nội dung trang web – bất kỳ thứ gì có trên trang của bạn.

SEO onpage là gì? 33 kĩ thuật tối ưu seo onpage mới nhất 2021
SEO onpage là gì
Tại sao cần phải tối ưu SEO Onpage?
SEO On-page rất quan trọng vì nó giúp các công cụ tìm kiếm hiểu trang web của bạn và nội dung của nó, cũng như xác định xem nó có liên quan đến truy vấn của người tìm kiếm hay không. Điều này có thể khiến thứ hạng website của bạn tăng cao.

Khi các công cụ tìm kiếm ngày càng trở nên phức tạp hơn, người ta càng tập trung nhiều hơn vào mức độ liên quan và ngữ nghĩa trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs).

Ngoài ra, bạn không thể đơn giản bỏ qua SEO Onpage vì bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn khi tối ưu hóa các yếu tố trên trang – trái ngược với SEO Offpage bao gồm các tín hiệu bên ngoài (tức là backlink). SEO onpage hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của bạn.

Nên làm SEO Onpage khi nào?
Khi bạn bắt đầu thực hiện SEO onpage nó sẽ hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, SEO onpage nên được bắt đầu sớm và duy trì lâu dài thì sẽ tốt hơn cho trang web của bạn, bởi vì đây là một công việc cần được thực hiện thường xuyên. Bạn vẫn phải thực hiện các công việc SEO Onpage dù mình đang đứng hạng đầu tiên trên Google để có thể duy trì thứ hạng lâu dài cho website của bạn.

SEO onpage là gì? 33 kĩ thuật tối ưu seo onpage mới nhất 2021
SEO onpage nên làm khi nào
Bạn hãy thiết lập các yếu tố SEO Onpage ngay từ thời điểm vừa mới xây dựng trang web. Các yếu tố thiết lập có thể là: cấu trúc website, Https, sitemap,…

Những công việc yêu cầu bạn phải thực hiện thường xuyên như: viết mới content SEO, audit content, tối ưu tốc độ tải trang,…

Các yếu tố cần quan tâm khi làm SEO Onpage là gì?
Có rất nhiều thành phần trong một trang web có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang (index) và xếp hạng trang web đó cũng như trải nghiệm của khách truy cập. Ngay từ năm 2019, SEO onpage đã không còn dừng lại ở việc tối ưu hóa website sao cho “thuận mắt” các công cụ tìm kiếm nữa mà điều quan trọng là cần phải nâng cao trải nghiệm của người dùng khi họ truy cập vào trang web của bạn. Một số yếu tố mà bạn có thể xem xét như sau:

SEO onpage là gì? 33 kĩ thuật tối ưu seo onpage mới nhất 2021
12 yếu tố SEO onpage đang được quan tâm nhất hiện nay
Crawlable website (trang web có thể thu thập dữ liệu) và được lập chỉ mục bởi các robot tìm kiếm.
Site architecture (Cấu trúc trang web) – có cấu trúc và logic rõ ràng trong kiến trúc của các trang
Quality outbound links (Liên kết ngoài chất lượng) – Trang web đang liên kết với các tài nguyên bên ngoài chất lượng cao
Website speed (Tốc độ trang web) – các trang tải nhanh trên tất cả các thiết bị
Mobile friendliness (Tính thân thiện với thiết bị di động) – trang hiển thị đúng trên mọi thiết bị và trình duyệt
Sử dụng HTTPS – trang web được bảo mật và có chứng chỉ SSL.
URL thân thiện với người dùng – Địa chỉ URL đơn giản và thân thiện với UX.
Nội dung được nhắm mục tiêu tốt – trang nhắm mục tiêu tìm kiếm cụ thể.
Tối ưu hóa từ khóa – trang sử dụng các từ khóa có liên quan ở những nơi có liên quan.
Tối ưu hóa hình ảnh – hình ảnh được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm.
Khả năng đọc và UX – văn bản được tối ưu hóa tốt, dễ đọc và thân thiện với UX.
Tỷ lệ nhấp – trang đã tối ưu hóa thẻ tiêu đề và mô tả meta.
Trong số này có một vài yếu tố được Google sử dụng làm yếu tố xếp hạng. Tuy nhiên, có hàng trăm tín hiệu xếp hạng nhưng không ai biết chắc chắn 100% chúng là gì và chúng hoạt động như thế nào. Google rất bí mật về công thức của họ để ngăn chặn việc lạm dụng có thể xảy ra. Họ đưa ra các tuyên bố/xác nhận chính thức chỉ về một số khía cạnh của thuật toán của họ.

Mặc dù không phải tất cả các yếu tố được đề cập trong hướng dẫn này đều là yếu tố xếp hạng, nhưng tất cả chúng đều tương quan với thứ hạng cao hơn. Điều đó có nghĩa là các trang web xếp hạng cao thường có kết quả rất tốt trong các tối ưu hóa các yếu tố được đề cập trong bài viết này.

Chúng ta sẽ nói qua về tất cả các yếu tố trên tiếp sau đây.

Để có thể hiểu rõ hơn thì bạn có thể xem thêm

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,