Optimistic UI update là cái gì?

Có thể bạn đã nghe từ Optimistic UI Update ở đâu đó rồi. Vậy nó là cái gì? Tại sao ta lại cần nó và cách mà nó được thực hiên. Optimistic UI Update là cái gì? Ví dụ bạn đang làm một trang web mạng xã hội, và bạn có thể like mỗi bài

Có thể bạn đã nghe từ Optimistic UI Update ở đâu đó rồi. Vậy nó là cái gì? Tại sao ta lại cần nó và cách mà nó được thực hiên.

Optimistic UI Update là cái gì?

Ví dụ bạn đang làm một trang web mạng xã hội, và bạn có thể like mỗi bài việt ở đó. Tưởng tượng rằng nếu người dùng bấm vào nút like và nó mất 2s để server trả về kết quả like của người dùng. Thật sự nó không đem lại cho người dùng cảm giác nhanh mà người dùng mong chờ. Để giải quyết vấn đề đó, chúng ta dùng Optimistic UI Update.

An optimistic UI update is an update in the user interface showing the final result even before the change requested to the server has returned a success. In other words, the UI changes to the result even before receiving a response from the server.

Một optimistic UI Update là update mà nó hiện sự thay đổi trước khi nhận được kết quả từ server. Nói cách khác là UI sẽ hiện ra kết quả đó trước khi nhận được trả lời từ server.

Nghe khó hiểu nhỉ?

Tiếp tục ví dụ ở trên, khi người dùng like một bài viết, trước khi server trả về kết quả, ta sẽ hiện trên UI rằng người dùng đã like bài viết này.

Nó chỉ đơn giản vậy thôi! Optimistic UI Update sẽ làm app cảm giác nhanh hơn rất nhiều,từ đó tăng trải nghiệm người dùng lên đáng kể.

Nghe tuyệt thật đấy! Nhưng…

Nếu như server trả về lỗi?

Lúc này, bạn có thể sử dụng một toast hay notification để thông báo cho người dùng rằng hành động trên không được thực hiện vì một lỗi từ server (Như trên facebook, nếu bình luận được gửi bị lỗi sẽ hiện một border màu đỏ, và đưa ra lựa chọn cho người dùng)

Vậy nó được thực hiện như nào?

Demo

Chúng ta sẽ làm một demo đơn giản được viết bằng React

Đầu tiên ta có một component App, bên trong nó chứa một button và một state để hiện trạng thái like.

import React from"react";import ReactDOM from"react-dom/client";functionApp(){const[isLiked, setIsLiked]= React.useState(false)return(<div><button>{isLiked ?'Liked':'Like'}</button></div>);}const rootElement = document.getElementById("root");
ReactDOM.createRoot(rootElement).render(<App />);

Sau đó ta tạo một file tên là api.js để chứa các API. Vì demo nên mình sẽ chỉ cho nó sleep 2s rồi trả về kết quả:

exportconstlikeApi=async()=>{awaitnewPromise((resolve)=>setTimeout(resolve,2000));return{
    success:true};};

Sau đó sửa component App, viết một function để lắng nghe sự kiện click của button

import React from"react";import ReactDOM from"react-dom/client";import{ likeApi }from"./api";functionApp(){const[isLiked, setIsLiked]= React.useState(false);consthandleLike=async()=>{const response =awaitlikeApi();if(response.success){setIsLiked(true);}};return(<div><button onClick={handleLike}>{isLiked ?"Liked":"Like"}</button></div>);}

Lúc này app đã hoạt động đúng như mong đợi, tuy nhiên khi bấm vào nút like, ta phải đợi server trả về kết quả (2s) thì mới hiện được trạng thái đã like.

Chính vì thế, ta có thể sửa thành như sau:

import React from"react";import ReactDOM from"react-dom/client";import{ likeApi }from"./api";functionApp(){const[isLiked, setIsLiked]= React.useState(false);const[error, setError]= React.useState("");consthandleLike=async()=>{setIsLiked(true);const response =awaitlikeApi();if(!response.success){setIsLiked(false);setError("Something went wrong");}};return(<div><p>{error}</p><button onClick={handleLike}>{isLiked ?"Liked":"Like"}</button></div>);}

Ở function handleLike, thay vì đợi server trả về kết quả, ta sẽ set liked thành true. Và nếu server trả về lỗi, ta sễ set liked thành false và hiện lỗi cho người dùng biết.

Demo app ở đây: https://codesandbox.io/s/pedantic-surf-hplvn4

Kết

Optimistic UI Update là một trong những cách làm cho app chạy nhanh và mượt, tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng nên dùng cách này, đôi khi ta cũng phải tạo cho người dụng cảm giác chậm trễ một chút. Vì thế hãy cân nhắc!

Cảm ơn mọi người vì đã đọc bài viết, đây là bài viết thứ hai của mình nên vẫn còn rất lủng củng.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Sự Khác Nhau Giữa Domain và Hosting Là Gì?

Sự khác nhau giữa domain và hosting là gì? Bài này giải thích ngắn và dễ hiểu nh

Shared Hosting hay VPS Hosting: Lựa chọn nào dành cho bạn?

Bài viết giải thích rõ shared hosting và vps hosting là gì và hướng dẫn chọn lựa

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=