Những loại tài liệu cần sử dụng ký số đóng dấu thời gian Timestamp

Ký số đóng dấu thời gian đảm bảo tính tính toàn vẹn, tin cậy dữ liệu và tính xác thực, chống chối bỏ về thời gian, thời điểm ký của tài liệu điện tử, là công nghệ đáp ứng cao nhất về chống gian lận và đảm bảo giá trị pháp lý tuyệt đối khi

Ký số đóng dấu thời gian đảm bảo tính tính toàn vẹn, tin cậy dữ liệu và tính xác thực, chống chối bỏ về thời gian, thời điểm ký của tài liệu điện tử, là công nghệ đáp ứng cao nhất về chống gian lận và đảm bảo giá trị pháp lý tuyệt đối khi giao dịch điện tử. Vậy hãy cùng xem những tài liệu nào cần thiết sử dụng ký đóng dấu thời gian Timestamp.

1. Ký số thông thường vẫn tồn tại những rủi ro nghiêm trọng

Sử dụng chữ ký số là phương thức tin cậy giúp định danh, xác thực chính xác người ký, đảm bảo tính toàn vẹn và chống chối bỏ tài liệu điện tử.

Tuy nhiên, đối với những tài liệu nhạy cảm về thời gian và tính hiệu lực của chữ ký số tại thời điểm ký, chỉ sử dụng ký số thông thường vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Bởi khi ký số thông thường, thời gian ký số là thời gian hiển thị của thiết bị hoặc server ký số, có thể thay đổi dễ dàng, dẫn đến việc chứng minh mốc thời gian tài liệu có hiệu lực rất khó khăn. Các tổ chức, cá nhân có thể lợi dụng việc chỉnh sửa thời gian này để tạo ra những phiên bản tài liệu khác nhau nhằm mục đích gian lận, giả mạo.

Đặc biệt là khi chứng thư số hết hạn thì chúng ta sẽ mất căn cứ để xác minh thời gian ký, không thể kiểm tra hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký cũng như tính toàn vẹn dữ liệu, khiến tài liệu trở nên mất giá trị pháp lý và khả năng trở thành bằng chứng.

Vì thế, ký số đóng dấu thời gian Timestamp ra đời để thực hiện việc gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian tin cậy (cung cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng được cấp phép) vào thông điệp dữ liệu, nhằm xác thực sự tồn tại của dữ liệu tại một mốc thời gian nhất định và đảm bảo sự toàn vẹn dữ liệu trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.

Hệ thống đóng dấu thời gian timestamp xây dựng dựa trên nền tảng PKI tiên tiến nhất hiện nay, bất cứ thay đổi, sửa xóa đối với dữ liệu được đóng dấu thời gian đều bị phát hiện, đồng thời được kết nối trực tiếp với đồng hồ Nguyên tử Quốc gia của Viện đo lường: chống chối bỏ, phủ nhận giá trị thời gian.

2. Những tài liệu nào cần thiết sử dụng đóng dấu thời gian Timestamp

Những tài liệu đặc biệt nhạy cảm về tính hợp pháp của chữ ký số tại thời điểm ký và các tài liệu nhạy cảm về thời gian: các tài liệu sở hữu trí tuệ, chứng nhận bản quyền,…; tất cả các tài liệu cần lưu trữ điện tử lâu dài theo quy định của pháp luật có thời hạn lưu trữ trên 3 năm đều cần được ký đóng dấu thời gian Timestamp.

Trong hoạt động tài chính, ký số đóng dấu thời gian được khuyến khích sử dụng đối với hầu hết các tài liệu điện tử, đặc biệt là các loại chứng từ mà thời gian khởi tạo hoặc xử lý chứng từ bị ràng buộc bởi các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hoặc có thể gây tranh chấp về lợi ích, pháp lý giữa các bên tham gia giao dịch.

Những tài liệu cơ bản cần ký số đóng dấu thời gian trong các lĩnh vực bao gồm:

Tài chính – Ngân hàng Bảo hiểm Truyền hình – Viễn thông Y tế
Giao dịch ngân hàng Hoá đơn điện tử Giấy chứng nhận bản quyền tác giả Hồ sơ bệnh án điện tử
Sao kê tài khoản Chứng chỉ điện tử Chứng nhận sở hữu trí tuệ Giấy đăng ký cấp phép hành nghề
Chứng từ điện tử Hợp đồng điện tử Hợp đồng điện tử Chứng từ điện tử
Hợp đồng điện tử Phiếu thu điện tử
Giao dịch tài chính Tờ khai điện tử
Nhật ký giao dịch Hợp đồng điện tử
Báo cáo tài chính năm
Hợp đồng điện tử

Và các tài liệu khác

  • Các tài liệu nhạy cảm về thời gian: các tài liệu sở hữu trí tuệ, chứng nhận bản quyền,…
  • Tất cả các tài liệu cần lưu trữ điện tử lâu dài theo quy định của pháp luật

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,