Nhạc lý cơ bản – Các thành phần của âm nhạc (Elements of Music) Phần 1: Rhythm

Đây là bài viết đầu tiên của mình trong series này trên Viblo, có lẽ chủ đề kiến thức âm nhạc sẽ là phù hợp để làm điểm bắt đầu. Mục đích viết ra chỉ là để ôn tập các phần mà bản thân thấy thú vị, và tự tìm hiểu được qua các tài

Đây là bài viết đầu tiên của mình trong series này trên Viblo, có lẽ chủ đề kiến thức âm nhạc sẽ là phù hợp để làm điểm bắt đầu. Mục đích viết ra chỉ là để ôn tập các phần mà bản thân thấy thú vị, và tự tìm hiểu được qua các tài liệu khác nhau trên Internet.
Một trong những nhiệm vụ của nhạc lý là giúp mô tả được sự đa dạng của các thể loại, hình thái âm nhạc khác nhau dưới dạng các thành phần, thành tố cơ bản. Từ việc hiểu và phân biệt được các thành phần cơ bản này, ta có thể tìm ra được sự tương đồng và các đặc trưng khác nhau giữa từng câu hát, từng bài hát và từng thể loại âm nhạc. Sau đây là 5 (nhóm) thành phần cơ bản nhất cấu tạo nên một bản nhạc:
**1. Rhythm**
Rhytm (nhịp) là các yếu tố liên quan đến **trường độ**, được xác định theo thời gian và thường tuân theo một mẫu nhất định. Ví dụ, nhịp gõ của trống, của các loại dây bass hay nhịp dậm chân,… theo thời gian đều là một thể hiện của rhythm. Ngược lại thì giọng người hát và các khí cụ không đóng vai trò thể hiện nhịp điệu trong bài nhạc. Một số khái niệm được quy ước là những thành phần cấu tạo nên rhythm bao gồm:

  • Note duration (độ dài nốt nhạc): Cái này chắc ai cũng đã được học các con nòng nọc rồi 😃. Ký hiệu các nốt nhạc là đơn vị nhỏ nhất giúp xác định trường độ bài nhạc. Cụ thể ta có các nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc đôi. Độ dài nốt trước bằng 2 lần độ dài nốt sau. Hình dưới là Phân cấp cấu tạo của các ký hiệu độ dài nốt nhạc
    Phân cấp cấu tạo của các ký hiệu độ dài nốt nhạc
    Ngoài ra, để biểu thị các độ dài nhỏ hơn, ví dụ 1.5 nốt đen (hình dưới), ta dùng thêm dấu chấm cạnh bên
    1.5 nốt đen

  • Beat (phách): là cách thể hiện của các nốt nhạc trên một cách cố định theo thời gian, giống như nhịp đập của tim. Thông thường có 2 loại phách: phách mạnh và phách nhẹ. Phách mạnh thường ở đầu một bar (ô nhịp), đóng vai trò nhấn mạnh và làm “kim chỉ nam” về mặt thời gian cho người hát, nhạc công và cả người nghe.

  • Tempo: là đơn vị đo lường độ nhanh chậm của bài nhạc, cụ thể là beat, tính bằng số nhịp/phút (BPM). Các bài hát buồn thường có tempo thấp và ngược lại. Khi mới làm quen với nhịp, ta thường dùng metronome để đo lường yếu tố này.

  • Meter: là tên gọi để xác định số lượng nốt nhạc và thời điểm của từng nốt nhạc trong từng bar (ô nhịp) và cũng là của toàn bài nhạc. Tên meter gồm có 2 số, số trên biểu thị số lượng phách trong một ô nhịp, số dưới biểu thị độ dài của phách đó so với phách dài nhất (nốt tròn). Ví dụ: nhịp 2/4 là nhịp gồm có 2 phách, độ dài mỗi phách bằng 1/4 nốt tròn (nốt đen), còn nhịp 6/8 thì gồm 6 phách, độ dài mỗi phách bằng 1/8 nốt tròn (nốt móc đơn).
    Có 2 loại meter cơ bản là simple (nhịp đơn) và compound (nhịp phức):

    • Simple (nhịp đơn): có nghĩa là mỗi phách trong ô nhịp có thể chia thành 2 nốt. Ví dụ ở nhịp 2/4 gồm 2 phách, thì mỗi phách chỉ được phép chia nhỏ thành 2 phách con. Ví dụ dưới đây là Cấu tạo nhịp 2/4
      Cấu tạo nhịp 2/4

Tương tự với nhịp 2/2, 2/8:
Tương tự với nhịp 2/2, 2/8
+ Compound (nhịp phức): là nhịp mà mỗi phách có thể được chia thành 3 phách con. Ví dụ nhịp 6/8 được quy định là nhịp phức. Lý do là bởi vì nhịp 3/4 là nhịp đơn nên có thể phân nhỏ thành 6 phách, từ đó giống y đúc 6/8. Để phân biệt 2 loại nhịp này, người ta quy ước nhịp 6/8 là nhịp phức, (được phân tách từ nhịp 2/6: 2 phách, độ dài mỗi phách bằng 1/6 nốt tròn). Sau đây là hình so sánh Nhịp 6/8 vs 3/4:
Nhịp 6/8 vs 3/4


Trên đây là một số khái niệm cơ bản mà mình tìm hiểu được về thành phần đầu tiên của âm nhạc. Mình sẽ hoàn thiện tiếp các thành phần ở những phần tiếp theo.

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Các nguồn tham khảo:

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,