Laravel 8: Tìm hiểu về Request Lifecycle

Bài viết sau nói về vòng đời của một Request trong Laravel 8. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quan tốt hơn về kiến trúc của framework tuyệt vời này! Let’s dive into the sea! First step Điểm bắt đầu của tất cả request trong một ứng dụng Laravel

Bài viết sau nói về vòng đời của một Request trong Laravel 8. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quan tốt hơn về kiến trúc của framework tuyệt vời này! Let’s dive into the sea!

First step

Điểm bắt đầu của tất cả request trong một ứng dụng Laravel là tệp public / index.php. Tất cả các request được chuyển hướng đến tệp này bởi web server (Apache / Nginx) của bạn. Tệp index.php không chứa nhiều code. Đúng hơn, nó là một điểm khởi đầu để tải phần còn lại của framework. Cùng xem trong tệp này có gì nhé

require__DIR__.'/../bootstrap/autoload.php';

Đầu tiên, nó sẽ include composer autoload (tệp này sẽ tự động tạo lớp loader cho ứng dụng).

$app=require_once__DIR__.'/../bootstrap/app.php';

Sau đó truy xuất một instance của ứng dụng Laravel từ bootstrap / app.php. Hành động đầu tiên do chính Laravel thực hiện là tạo một thể hiện của ứng dụng / service container.

HTTP / Console Kernels

Tiếp theo, request sẽ được xử lý bởi kernel. Có hai loại kernel trong Laravel là HTTP kernel và Console kernel. Tùy thuộc vào loại request sẽ được gửi đến kernel nào. Hai kernel này đóng vai trò là vị trí trung tâm mà tất cả các request đều chạy qua. Bây giờ, chúng ta hãy chỉ tập trung vào HTTP kernel, nằm trong app / Http / Kernel.php.

$kernel=$app->make(IlluminateContractsHttpKernel::class);$response=$kernel->handle($request=IlluminateHttpRequest::capture());$response->send();$kernel->terminate($request,$response);

HTTP kernel kế thừa lớp IlluminateFoundationHttpKernel , lớp này định nghĩa một mảng bootstrappers sẽ được chạy trước khi request được thực thi. Các bootstrappers này cấu hình error handling, logging, tìm môi trường của ứng dụng và thực hiện các tác vụ cần thiết khác trước khi request thực sự được xử lý. Thông thường, các lớp này xử lý cấu hình Laravel nội bộ mà bạn không cần phải lo lắng.

HTTP kernel cũng xác định danh sách HTTP middleware mà các request phải đi qua trước khi được ứng dụng xử lý. Các middleware này xử lý việc đọc và ghi HTTP session, xác định xem ứng dụng có đang ở chế độ duy trì hay không, xác minh CSRF token,…

Chữ ký của phương thức handle trong HTTP kernel khá đơn giản: nó nhận một Request và trả về một Response.

Service Providers

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kernel bootstrapping là tải các service providers cho ứng dụng. Tất cả service providers cho ứng dụng đều được định cấu hình trong mảng providers của tệp cấu hình config / app.php.

Laravel sẽ duyệt qua danh sách providers này và khởi tạo từng provider. Sau khi khởi tạo các providers, phương thức register sẽ được gọi trên tất cả các providers rồi đến phương thức boot.
Bằng cách gọi phương thức register của mọi nhà cung cấp dịch vụ trước, các nhà cung cấp dịch vụ có thể phụ thuộc vào mọi container binding đang được đăng ký và khả dụng vào thời điểm phương thức boot được thực thi.

Service providers chịu trách nhiệm khởi động tất cả các components khác nhau của framework, như database, queue, validation và routing. Về cơ bản, mọi tính năng chính do Laravel cung cấp đều được khởi động và cấu hình bởi service provider. Do đó, đây là khía cạnh quan trọng nhất của toàn bộ quá trình bootstrap.

Routing

Một trong những service provider quan trọng nhất là App Providers RouteServiceProvider. Service provider này tải các file route có trong thư mục routes của ứng dụng. Hãy mở code của RouteServiceProvider và xem nó hoạt động như thế nào!

Khi ứng dụng đã được khởi động và tất cả service providers đã được đăng ký, Request sẽ được chuyển đến router để gửi. Router sẽ gửi request đến một route hoặc controller route middleware được chỉ định.

Middleware cung cấp một cơ chế thuận tiện để lọc hoặc kiểm tra các HTTP request gửi đến ứng dụng của bạn. Ví dụ: Laravel include một middleware xác minh xem người dùng ứng dụng của bạn có được xác thực hay không. Nếu người dùng không được xác thực, middleware sẽ chuyển hướng người dùng đến màn hình đăng nhập. Tuy nhiên, nếu người dùng được xác thực, middleware sẽ cho phép request đi sâu hơn vào ứng dụng.

Nếu request đi qua tất cả middleware được chỉ định, phương thức route hoặc controller sẽ được thực thi và gửi lại response thông qua chuỗi middleware của route.

Finishing Up

Khi route hoặc controller trả về một response, response sẽ truyền ngược ra ngoài thông qua middleware, tạo cơ hội cho ứng dụng sửa đổi hoặc kiểm tra response.
Cuối cùng, khi response qua middleware, phương thức handle của HTTP kernel sẽ trả về đối tượng response và tệp index.php gọi phương thức send. Phương thức send sẽ gửi response đến trình duyệt web của người dùng. Kết thúc một request lifecycle trong Laravel!

Tài liệu tham khảo

Tham khảo tại https://laravel.com/docs/8.x/lifecycle#focus-on-service-providers

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,