Kinh nghiệm phỏng vấn lập trình viên tại Singapore ai cũng nên biết

Mỗi đất nước sẽ có những thói quen văn hóa khác nhau, điều này cũng đúng đối với việc tham gia ứng tuyển việc làm. Các lập trình viên Singapore thường phải trải qua những vòng phỏng vấn gay gắt và rất nhiều vòng (trung bình từ 4-5 vòng) mới có thể có cơ hội

Mỗi đất nước sẽ có những thói quen văn hóa khác nhau, điều này cũng đúng đối với việc tham gia ứng tuyển việc làm. Các lập trình viên Singapore thường phải trải qua những vòng phỏng vấn gay gắt và rất nhiều vòng (trung bình từ 4-5 vòng) mới có thể có cơ hội nhận được offer letter (thư nhận việc).

Trong khi đó, Singapore vốn nổi tiếng với môi trường an toàn, văn hóa Á Đông gần với Việt Nam, chính trị ổn định, chính sách mở cửa cho người nước ngoài vô cùng tốt.

Hơn hết, do chính sách mở cửa mà ngày càng nhiều các bạn lập trình viên Việt Nam Sing tiến làm việc ở những công ty công nghệ hàng đầu.

Mức lương trung bình của lập trình viên Việt Nam tại Singapore cũng vô cùng hấp dẫn, thấp nhất khoảng 100 triệu đồng/ tháng (6500-7300 đô Sing) cho đối tượng sinh năm từ 1998 – 1988.

Dưới đây là những chia sẻ chi tiết của anh Trung Võ – Senior Software Engineer 7 năm kinh nghiệm làm việc tại Singapore, Tech Lead của Cake DeFi (Sing) về các vòng phỏng vấn khi lập trình viên muốn làm việc tại Singapore cần phải trải qua.

1. Phỏng vấn lập trình viên tại Singapore có bao nhiêu vòng?

Trên thực tế, việc có tổng bao nhiêu vòng phỏng vấn sẽ phụ thuộc vào từng công ty, từng vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Nếu như CV của bạn đủ nổi bật, kinh nghiệm đủ để phía tuyển dụng cảm thấy hứng thú thì bạn có thể sẽ được bỏ qua một số vòng loại để vào thẳng vòng phỏng vấn với Hiring Manager (quản lý bộ phận cần tuyển bạn) và các cấp cao hơn.

Chính vì thế, việc chuẩn bị một CV tốt, đầy đủ thông tin, biết cách làm nổi bật những ưu điểm, thành tựu của bạn là một điều cực kỳ quan trọng. Việc này sẽ quyết định 100% giai đoạn đầu tiên bạn có được phía tuyển dụng lập trình viên Singapore để mắt đến hay không. Vậy nên hãy chuẩn bị kỹ phần này thông qua các thông tin tham khảo, từ những anh/chị đi trước nhé!

Nếu bạn muốn được “cầm tay sửa CV” để có một tấm CV chuẩn đủ điều kiện phỏng vấn lập trình viên tại Singapore, hãy xem ngay khóa học Global Developer in Singapore của MindX tại:

https://mindx.edu.vn/course/global-developer

Tựu chung lại, nếu bỏ qua vòng chuẩn bị hồ sơ, thường các công ty cần tuyển lập trình viên Singapore sẽ trải qua các vòng sau đây:

  • Vòng 1: Nộp CV và đợi phản hồi

  • Vòng 2: Phone Screening và Online Screening (Sơ lọc)

  • Vòng 3: Coding Interview (+ Design)

  • Vòng 4: Talk with Hiring Manager

  • Vòng 5: Talk with an Upper Level Manager (CTO, CEO…)

Singapore ngày càng thu hút lập trình viên tới tìm kiếm việc làm

2. Bật mí chi tiết các vòng phỏng vấn lập trình viên tại Singapore

Ở đây, coi như bạn đã qua được vòng nộp CV và bắt đầu được công ty bắt đầu các vòng tiếp theo, chúng tôi sẽ bật mí chi tiết từ vòng 2. Đọc ngay nhé!

Vòng 1: Phone Screening và Online Screening (Sơ lọc)

Phone Screening
Sau khi CV của lập trình viên ứng tuyển công việc tại Singapore đã được bộ phận tuyển dụng (HR) để mắt tới, họ sẽ gọi điện trực tiếp cho bạn. Vòng này được gọi là Phone Screening (Phỏng vấn qua điện thoại).

HR ở đây có thể là từ bộ phận tuyển dụng của chính công ty bạn applied (ứng tuyển) hoặc từ các công ty có dịch vụ tuyển dụng (headhunt). Họ sẽ gọi điện cho bạn và setup một buổi trao đổi qua điện thoại khoảng 30 phút.

Nội dung vòng này chủ yếu xoay quanh việc chia sẻ thông tin cá nhân, sơ lược kinh nghiệm làm việc và kỳ vọng về thu nhập của bạn khi làm việc tại công ty (có thể hỏi thu nhập hiện tại). Đối với riêng lập trình viên, bạn sẽ được hỏi thêm một vài câu liên quan đến khả năng xử lý vấn đề của bạn (mức độ dễ).

Vòng 2: Online Screening/Take Home

Sau khi qua được vòng Phone Screening, HR sẽ tiếp tục setup cho bạn một buổi phỏng vấn thứ 2 thông qua các bài test ở level trung bình. Lập trình viên sẽ nhận được một email trong đó có một đường link phỏng vấn trực tiếp thông qua một nền tảng nào đó (như HackerRank, Codility, HackerUs…) để làm 1 bài test nhỏ về giải thuật hoặc 1 loạt trắc nghiệm (multiple choice) chuyên môn hoặc câu hỏi liên quan đến Git (phần mềm) như Version Control (Quản lý phiên bản)…

Một ví dụ về vòng phỏng vấn này:

Trong đề bài, bên tuyển dụng sẽ đưa ra một design web sẵn có và 3 câu hỏi. 2 câu hỏi đầu sẽ về khả năng xử lý vấn đề của bạn. Còn câu hỏi cuối, họ sẽ yêu cầu lập trình viên phải code HTML CSS hoàn chỉnh sao cho khớp với design sẵn kia.

Nhìn chung, nội dung bài test sẽ rất đặc thù tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển và công ty tuyển dụng. Thông qua bài test này, phía tuyển dụng sẽ đánh giá mức độ năng lực của bạn có phù hợp hay không để quyết định trao cho lập trình viên cơ hội được phỏng vấn trực tiếp với công ty.

Vòng 3: Coding Interview (+ Design)

Đây là buổi để bạn thể hiện được năng lực của mình trước bộ phận tuyển dụng. Thông thường, đây sẽ là buổi phỏng vấn trực tiếp (face to face). Tuy nhiên tùy thời điểm và vị trí thì vòng này vẫn có thể được phỏng vấn qua online.

Coding
Nội dung vòng này thường họ sẽ đưa ra đề bài và yêu cầu bạn phải trình bày nó dựa vào kinh nghiệm thực tế khi làm việc của bạn. Ví dụ: Trình bày tất cả định nghĩa của một số cấu trúc dữ liệu như mảng, leet, queue, stack và việc ứng dụng các cấu trúc dữ liệu này vào việc coding.

Đây được đánh giá là vòng cực kỳ cân não của các lập trình viên tại Singapore. Bởi vì thông thường, khi lập trình viên chúng ta suy nghĩ vấn đề nào đó thường sẽ có thói quen ngồi im tập trung và viết code. Nhưng khi tham gia phỏng vấn, bạn không thể chỉ ngồi im code mà phải thể hiện được cách bạn nghĩ, phải verify (làm rõ, xác nhận) dữ kiện của đề bài và trình bày cho phía tuyển dụng hiểu ý đồ của mình. Điều này giống việc sau này bạn thể hiện khả năng xử lý vấn đề trong công việc thực tế như thế nào.

Nếu lập trình viên chỉ code, không giao tiếp hay trình bày, trao đổi với nhà phỏng vấn, thì họ sẽ dễ bị đánh giá là khả năng technical (chuyên môn công nghệ) tốt nhưng không biết cách thể hiện, sau này nếu gặp vấn đề thì không raise lên, không biết cách làm việc nhóm, không nói năng phản ứng gì. Từ đó, họ sẽ đánh giá thấp bạn và khả năng fail của bạn sẽ rất cao.

Design
Ngoài phần Coding chuyên môn, phía tuyển dụng có thể sẽ ra một vài câu hỏi liên quan đến design back-end, thiết kế một hệ thống giống Twitter hoặc apps giống Instagram (đối với các bạn back-end). Tùy từng công ty tuyển lập trình viên tại Singapore có thể gộp chung hoặc tách riêng vòng Coding và Design. Có thể là đến văn phòng, lập trình viên làm xong phần Coding và được hỏi thêm phần Design hoặc 2 vòng 1 lúc, bạn xong Coding thì làm bài vòng Design.

Vòng 4: Talk to Hiring Manager

Đây là vòng mà bạn sẽ phỏng vấn cùng với Hiring Manager – quản lý trực tiếp, người mà bạn sau này sẽ phải báo cáo công việc khi vào làm. Nội dung vòng này chủ yếu xoay quanh việc đánh giá Tech Fit (độ phù hợp công nghệ) và Culture Fit (phù hợp văn hóa) hay không. Ngoài Hiring Manager, vòng này ở một số công ty có thể sẽ để cả team vào cùng đánh giá.

Culture Fit
Các công ty công nghệ Singapore hiện nay không chỉ tuyển người giỏi mà họ còn đánh giá việc lập trình viên có phù hợp với văn hóa công ty và cách làm việc của team hay không. Vậy nên, họ đề cao Culture Fit thông qua khẩu hiệu ngầm “Không tìm người giỏi nhất, chỉ tìm người hợp nhất”. Đây là phương châm ngầm của rất nhiều bên tuyển dụng lập trình viên nói riêng và các công ty có nhu cầu tuyển người nói chung. Họ không thể chỉ tuyển một người siêu giỏi rồi để cả team phải follow người đó được. Mỗi cá nhân đều có sự bình đẳng, cần sự cân bằng khi làm việc thì mới có kết quả tốt được.

Với các công ty để cả team vào phòng vấn ở vòng này, nếu như team có 5 người cùng vào hỏi mà có một người say no với lập trình viên ứng tuyển thì coi như bạn nhận một tấm vé rớt. Rất nhiều công ty đánh giá qua vòng này việc dù bạn có giỏi đến đâu mà không làm tốt với team, không hòa đồng cùng team thì khó đạt được tương lai lâu dài trong team hoặc trong dự án đó.

Techfit
Về mặt Techfit, các công ty cần tuyển lập trình viên tại Singapore sẽ thích người linh hoạt, dù bạn đang mạnh ở 1 ngôn ngữ, framework nào nhưng khi vào team phải làm loại khác mà bạn từ chối thì cũng khá là khó để được nhận vào làm việc vì công ty sẽ đánh giá bạn không phải người linh hoạt trong công nghệ.

Đương nhiên cũng có một số lập trình viên họ thích tập trung ở 1 mảng công nghệ, nếu công ty không đáp ứng được thì có thể phỏng vấn sẽ dừng lại ở vòng này và họ không tiếp tục.

Vòng 5: Talk with Senior Manager/CTO/CEO

Sau khi vượt qua được vòng 4, lập trình viên tại Singapore đã gần như đặt được 1 chân vào Offer Letter rồi, nhưng họ vẫn phải vượt qua được vòng cuối cùng là nói chuyện với những người quản lý cấp cao hơn của Hiring Manager như CTO (Giám đốc Công nghệ), CEO…

Nội dung vòng phỏng vấn này vẫn là về Culture Fit nhưng với những người ở level cao như CTO, CEO họ sẽ có những đánh giá về nhân viên khác so với người mà mình sẽ làm việc trực tiếp và đánh giá mình (Hiring Manager). Nếu vòng này CTO/CEO thấy bạn không hợp với công ty thì bạn cũng chưa chắc đặt được chân còn lại vào Offer Letter.


Nếu bạn có ý định tìm việc làm onsite/remote cho các công ty công nghệ nước ngoài mà chưa biết bắt đầu từ đâu?
Bạn có thể đăng ký tham dự Workshop 𝐏𝐀𝐒𝐒𝐏𝐎𝐑𝐓 𝐓𝐎 𝐆𝐋𝐎𝐁𝐀𝐋 𝐈𝐓 𝐗-𝐂𝐀𝐑𝐄𝐄𝐑 – 𝐁𝐢́ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐜𝐡𝐢𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐮̣𝐜 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐭𝐮𝐲𝐞̂̉𝐧 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐨̂́𝐜 𝐭𝐞̂́”
📌 Đăng ký ngay tại: https://forms.gle/kw4pLa5K3GJDBst27
🕞 Thời gian: 19h30 – 21:30, thứ Tư ngày 14/09/2022

  • Đối tượng tham gia: Tốt nghiệp ĐH, CĐ và có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm đi làm/ tham gia các dự án lập trình.
  • Nền tảng: Online qua Zoom.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,