[ExpressJS] Bài 3 – Điều Hướng Cơ Bản

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về việc điều hướng các yêu cầu nhận được và tạo ra các tuyến xử lý route trong ExpressJS. Hãy cùng xuất phát với các phương thức gửi yêu cầu cơ bản. Các Phương Thức Gửi Yêu Cầu Của Trình Duyệt Web Nếu như bạn

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về việc điều hướng các yêu cầu nhận được và tạo ra các tuyến xử lý route trong ExpressJS. Hãy cùng xuất phát với các phương thức gửi yêu cầu cơ bản.

Các Phương Thức Gửi Yêu Cầu Của Trình Duyệt Web

Nếu như bạn tới với Sub-Series ExpressJS từ đâu đó khác thì bạn có thể bỏ qua phần này. Còn trong trường hợp bạn đã đồng hành cùng mình từ đầu Series Tự Học Lập Trình Web Một Cách Tự Nhiên thì đây là phần thông tin khá quan trọng mà mình đã không giới thiệu trong các Sub-Series trước vì chưa có trường hợp ứng dụng.

Trên thực tế thì các yêu cầu gửi từ trình duyệt web tới máy chủ có thể được chia thành nhiều loại với những ý nghĩa biểu thị khác nhau và được MDN liệt kê tại đây – Các phương thức gửi yêu cầu qua HTTP.

Tuy nhiên thông thường thì sẽ chỉ có 4 phương thức chính, tương ứng với các thao tác phổ biến mà chúng ta muốn thực hiện trên một cơ sở dữ liệu database là –

  • GET yêu cầu một bản trình bày dữ liệu từ database.
  • POST gửi một gói dữ liệu tới để yêu cầu thêm vào database.
  • PUT yêu cầu tạo mới hoặc cập nhật một gói dữ liệu tại database.
  • DELETE yêu cầu xóa một gói dữ liệu tại database.

Phương thức đầu tiên GET là phương thức phổ biến nhất và gắn liền với nhiều thao tác cơ bản khi sử dụng trình duyệt web. Cụ thể là khi chúng ta gõ một địa chỉ URL vào thanh địa chỉ của trình duyệt web, hoặc khi chúng ta nhấn vào một liên kết, đó chính là thao tác gửi yêu cầu bằng GET để được xem một bản trình bày dữ liệu. Đây cũng là phương thức mặc định của các biểu mẫu nhập liệu khi được nhấn nút gửi đi.

Phương thức thứ hai là POST – như chúng ta đã biết – có thể được sử dụng khi chúng ta chỉ định thuộc tính method cho một phần tử <form>.

<formmethod="post"action="/login">
   Tài khoản: <inputtype="text"name="username">
   Mật khẩu: <inputtype="password"name="password"><buttontype="submit">Đăng nhập</button></form>

Bên cạnh đó, các phương thức POST, PUT, và DELETE, có thể được gửi qua code JavaScript bằng XMLHTTPRequest.

Các phương thức định tuyến

Để định nghĩa một tuyến route xử lý yêu cầu trong ExpressJS, chúng ta có thể sử dụng cú pháp cơ bản là app.method(path, handler). Trong đó method là tên của các phương thức gửi yêu cầu nói ở phần trước, và path là điểm dừng endpoint để kích hoạt hàm xử lý yêu cầu handler.

app.get("/",function(request, response){
   response.send("Nhận được một yêu cầu GET xem trang chủ.");});

app.post("/login",function(request, response){
   response.send("Nhận được một yêu cầu POST thông tin người dùng.");});

app.put("/post",function(request, response){
   response.send("Nhận được một yêu cầu PUT nội dung bài viết.");});

app.delete("/post",function(request, response){
   response.send("Nhận được một yêu cầu DELETE xóa một bài viêt.");});

Sử dụng path khi định tuyến

Nói riêng về thành phần path trong câu lệnh định tuyến cơ bản. Đây là một phần ứng dụng của các biểu thức thường thị regexp mà chúng ta đã biết. ExpressJS hỗ trợ một số biểu thức chuỗi cơ bản là ?, +, *, và ().

app.get("/ab?cd",function(request, response){// tiếp nhận cả /abcd và /acd});
app.get("/ab+cd",function(request, response){// ký tự b có thể lặp một hoặc nhiều lần});
app.get("*",function(request, response){// tiếp nhận tất cả các yêu cầu});
app.get("/ab+cd",function(request, response){// ký tự b có thể lặp một hoặc nhiều lần});
app.get("/a(bc)?d",function(request, response){// tiếp nhận /abcd và /ad});

Và tất nhiên là chúng ta cũng có thể sử dụng một regexp ở đây thay cho một chuỗi mô tả path. Nhưng có lẽ bấy nhiêu là đã tạm đủ cho mục đích tạo blog đơn giản mà chúng ta đang hướng đến rồi. 😄

Sử dụng path kèm các tham số

Các tham số định tuyến về cơ bản là các thành phần của URL được đặt tên trong code để lưu lại các giá trị ở các vị trí tương ứng khi yêu cầu được gửi tới. Các tham số được viết giống như các thành phần của path nhưng được biểu thị với ký tự : ở phía trước.

app.get("/post/:postId/author/:authorId",function(request, response){
   response.send(request.params);});// path giả định: "/post/0001/author/0001"// request.params: { "postId": "0001", "authorId": "0001" }

app.get("/post/:postId-:authorId",function(request, response){
   response.send(request.params);});// path giả định "/post/0001-0001"// request.params: { "postId": "0001", "authorId": "0001" }

Các hàm xử lý yêu cầu

Đối với mỗi route, chúng ta có thể gắn một hoặc nhiều hàm xử lý yêu cầu ở dạng mảng. Trong trường hợp sử dụng nhiều hàm xử lý yêu cầu cho một route, các hàm xử lý được gắn trước sẽ có thể có thêm tham số thứ ba là next để chuyển tiếp quyền xử lý cho hàm tiếp theo next() hoặc chuyển sang route tiếp theo bằng next("route").

constauthencicate=function(req, res, next){
   console.log("Kiểm tra phiên đăng nhập hợp lệ.");next();// chuyển tới xử lý handlePostEdit};consthandlePostEdit=function(req, res){
   console.log("Truy vấn dữ liệu và trả về view edit");};

app.get('/post/:postId/edit',[authencicate, handlePostEdit]);

Phương thức app.route()

Trong trường hợp có nhiều phương thức gửi tới cùng một điểm endpoint thì chúng ta có thể sử dụng phương thức app.route() để viết các hàm xử lý ở dạng nối tiếp.

app.route('/post').get(function(req, res){
      res.send('Get a post')}).post(function(req, res){
      res.send('Add a post')}).put(function(req, res){
      res.send('Update the post')});

Sử dụng các object định tuyến Router

Việc kiến trúc một code server với nhiều tuyến xử lý, về mặt tổng quan cũng không khác nhiều so với viết một phần mềm console nhỏ. Chúng ta chắc chắn sẽ luôn muốn duy trì phần khung chính main của chương trình thật gọn gàng và chỉ tập trung mô tả tổng quan các bước xử lý.

Chính vì vậy nên ExpressJS có cung cấp thêm cho chúng ta một công cụ để thực hiện việc phân tách các hàm xử lý yêu cầu ra khỏi phần thân chương trình chính. Đó là các object định tuyến Router – có các phương thức và cú pháp điều hướng hoàn toàn tương đồng với app.

const express =require("express");const app =express();const homeRouter =require("./route/home");const loginRouter =require("./route/login");const postRouter =require("./route/post");

app.use("/", homeRouter);
app.use("/login", loginRouter);
app.use("/post", postRouter);

app.listen(3000);
const express =require("express");const router = express.Router();

router.get("/",function(req, res){
   res.send("Nhận được yêu cầu GET xem trang chủ.");});

module.exports = router;
const express =require("express");const router = express.Router();

router.post("/",function(req, res){
   res.send("Nhận được yêu cầu POST thông tin đăng nhập.");});

module.exports = router;
const express =require("express");const router = express.Router();

router.get("/",function(req, res){
   res.send("Nhận được yêu cầu GET xem một bài viết.");});

module.exports = router;

Khi sử dụng router, chúng ta cần lưu ý rằng path dùng cho các phương thức của router sẽ là các đường dẫn tương đối, nối tiếp với path được sử dụng ở app khi thực hiện thao tác gắn router bằng app.use.

Nói tới app.use, ở đây chúng ta lại được gặp thêm một khái niệm mới được gọi là plug-in xử lý trung gian – hay middleware. Tuy nhiên để duy trì trọng tâm bài viết xoay quanh nội dung giới thiệu các thao tác cơ bản để điều hướng yêu cầu, chúng ta sẽ để dành middleware cho bài viết tiếp theo.

(Sắp đăng tải) [ExpressJS] Bài 4 – Sử dụng các middleware

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,