Dependency Injection

NestJS là một ngôn ngữ sử dụng mạnh mẽ cấu trúc Dependency Injection pattern, vì thế để bắt đầu với NestJS thì chúng ta cần phải hiểu về Dependency Injection 1. Dependency injection là gì? Nhắc đến dependency injection(DI) thì đầu tiên chúng ta phải nhớ nguyên lý của Dependency Inversion trong SOLID principles. Dependency


NestJS là một ngôn ngữ sử dụng mạnh mẽ cấu trúc Dependency Injection pattern, vì thế để bắt đầu với NestJS thì chúng ta cần phải hiểu về Dependency Injection

1. Dependency injection là gì?

Nhắc đến dependency injection(DI) thì đầu tiên chúng ta phải nhớ nguyên lý của Dependency Inversion trong SOLID principles.

Dependency Inversion:

  • Các modules cấp cao không phụ thuộc vào modules cấp thấp.
  • Các class giao tiếp với với nhau thông qua interface.

Nghĩa là với thông thường các module cấp cao sẽ import các module cấp thấp và sử dụng nó.(Module cấp cao đang phụ thuộc vào module cấp thấp, module cấp thấp thay đổi thì module cấp cao có thể phải thay đổi theo).
vd: module userService phải import một module connectDB. Ví dụ hiện tại ta dùng MySQL và trong mudule connectDB yêu cầu module cấp cao khi sử dụng nó phải khai báo 2 tham số. Tuy nhiên sau này dự án có sự thay đổi sang MongoDB và nó đòi hỏi tham số đầu vào là 3 tham số. Dẫn đến chúng ta phải sửa code ở module userService.

Thế DI là gì?

Đơn giản DI là một design pattern để code tuân thủ theo nguyên tắc của Dependency Inversion. Nghĩa là các module không giao tiếp trực tiếp với nhau, mà thông qua interface, module cấp thấp sẽ implement interfae, module cấp cao sẽ gọi module cấp thấp thông qua interface.

DI có 3 dạng:

  • Custructor Injection: Các dependency sẽ được container truyền vào (inject vào) 1 class thông qua constructor của class đó. Đây là cách thông dụng nhất.
  • Setter Injection: Các dependency sẽ được truyền vào 1 class thông qua các hàm Setter.
  • Interface Injection: Class cần inject sẽ implement 1 interface. Interface này chứa 1 hàm tên Inject. Container sẽ injection dependency vào 1 class thông qua việc gọi hàm Inject của interface đó. Đây là cách rườm rà và ít được sử dụng nhất.

2. Ưu và nhược điểm của DI

Tuy DI nghe có vẻ vô cùng tuyệt vời nhưng nó cũng có những nhược điểm nhất định

Ưu:

  • Giảm sự kết dính giữa các module.
  • Code dễ bảo trì, dễ thay thế module.
  • Rất dễ test và viết Unit Test.
  • Dễ dàng thấy quan hệ giữa các module (Vì các dependecy đều được inject vào constructor).

Nhược:

  • Khái niệm DI khá “khó tiêu”, các developer mới sẽ gặp khó khăn khi học.
  • Sử dụng interface nên đôi khi sẽ khó debug, do không biết chính xác module nào được gọi.
  • Các object được khởi tạo toàn bộ ngay từ đầu, có thể làm giảm performance.
  • Làm tăng độ phức tạp của code.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Sự Khác Nhau Giữa Domain và Hosting Là Gì?

Sự khác nhau giữa domain và hosting là gì? Bài này giải thích ngắn và dễ hiểu nh

Shared Hosting hay VPS Hosting: Lựa chọn nào dành cho bạn?

Bài viết giải thích rõ shared hosting và vps hosting là gì và hướng dẫn chọn lựa

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=