Cấu trúc điều khiển if – else, switch – case trong Java

1. if – else 1.1 Khái niệm Trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình cấu trúc điều khiển if – else sẽ kiểm tra kết quả của 1 điều kiện và dựa vào kết quả đó để thực hiện các hành động tương ứng. 1.2 Cấu trúc Ta có cấu trúc if – else

1. if – else

1.1 Khái niệm

  • Trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình cấu trúc điều khiển if – else sẽ kiểm tra kết quả của 1 điều kiện và dựa vào kết quả đó để thực hiện các hành động tương ứng.

1.2 Cấu trúc

  • Ta có cấu trúc if – else đầy đủ như sau:
// Cấu trúc if - else đầy đủ.

if(điều kiện) {
    hành động 1
} else {
    hành động 2
}
  • Ở đây điều kiệu bên trong if là một biểu thức toán học có kết quả là kiểu boolean (true/false)
  • Nếu điều kiện đúng (true) thì thực hiện hành động 1, ngược lại, điều kiện sai (false) thì thực hiện hành động 2.

Screen Shot 2022-08-10 at 16.50.52.png

  • Tương tự, ta có cấu trúc if – else if – else:
// Cấu trúc if - else if - else.

if (điều kiện 1) {
    hành động 1
} else if (điều kiện 2) {
    hành động 2
} else {
    hành động 3
}
  • điều kiệu 1 bên trong if là một biểu thức toán học có kết quả là kiểu boolean (true/false)

  • Nếu điều kiện 1 đúng (true) thì thực hiện hành động 1, ngược lại, điều kiện 1 sai (false) thì thực hiện kiểm tra điều kiện 2

  • Nếu điều kiện 2 đúng (true) thì thực hiện hành động 2, ngược lại, điều kiện 2 sai (false) thì thực hiện hành động 3.

  • Tương tự, chúng ta có thêm 2 cấu trúc khác như sau:

// Cấu trúc if khuyết else.

if(điều kiện) {
    hành động 1
}
// Cấu trúc if - else lồng nhau.

if(điều kiện 1) {
    if (điều kiện 2) {
        hành động 1
     } else {
         hành động 2
      }
} else {
    hành động 3
}

2. switch – case

2.1 Khái niệm

  • Cấu trúc điều khiển switch – case sẽ kiểm tra kết quả của 1 điều kiện và dựa vào kết quả đó để thực hiện các hành động tương ứng.
  • Vậy khi nào thì cần dùng switch – case thay vì if – else: Khi mà chúng ta có số trường hợp cần xử lý lớn hơn 3 thì khi đó chúng ta nên sử dụng switch – case để dễ dàng kiểm tra và xử lý.

2.2 Cú pháp

switch (biểu_thức) {
	case giá_trị_1:
		Lệnh 1;
		break;
	case giá_trị_2:
		Lệnh 2;
		break;
	...
	case giá_trị_n:
		Lệnh n;
		break;
	default:
        Lệnh 0;
}
  • biểu_thức trả về một giá trị, kết quả là một số nguyên, chuỗi hoặc một ký tự.
  • Giá_trị_1, giá_trị_2,…, giá_trị_n là các biểu thức hằng, nguyên hoặc ký tự và chúng phải khác nhau.
  • Khi mà biểu thức trả về một giá trị thì sẽ thực hiện lệnh bên trong case có giá trị tương ứng.
  • Khi mà biểu thức trả về giá trịmà không có trong các case thì sẽ thực hiện lệnh trong default.

Screen Shot 2022-08-10 at 17.35.30.png

  • Lệnh break là để nhảy ra khỏi lệnh switch, nếu không có lệnh này cấu trúc switch sẽ duyệt cả các trường hợp phía dưới cho đến hết.
  • Khi không sử dụng từ khóa break trong mệnh đề switch-case. Điều này có nghĩa là các khối lệnh sau case có giá trị phù hợp sẽ được thực thi.

Screen Shot 2022-08-10 at 20.32.46.png

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,