Cài đặt Kubernetes với Microk8s 1.25 trên Ubuntu 22.04

Một người bạn của tôi đã từng hỏi, tại sao tôi lại lại thích microk8s hơn minikube?… Kể từ đó, chúng tôi không bao giờ nói chuyện nữa. Đó là một câu hỏi khó, đặc biệt là đối với một kỹ sư. Câu trả lời không quá rõ ràng, vì nó phải tự trải nghiệm

Một người bạn của tôi đã từng hỏi, tại sao tôi lại lại thích microk8s hơn minikube?… Kể từ đó, chúng tôi không bao giờ nói chuyện nữa.

Đó là một câu hỏi khó, đặc biệt là đối với một kỹ sư. Câu trả lời không quá rõ ràng, vì nó phải tự trải nghiệm và sở thích cá nhân. Để tôi chỉ cho bạn hiểu vì sao.

MicrroK8s là gì?

MicroK8S là một gói hổ trợ cài đặt và vận hành Kubernetes một cách nhanh chóng và hiệu quả. Được phát triển bởi Canonical (Ubuntu)

Lợi ích khi sử dụng Microk8s

  1. Dễ cài dặt, chỉ cần máy của bạn hổ trợ snap
  2. Hỗ trợ cho hơn 42 HĐH Linux, Windows,Mac OS
  3. Hỗ trợ nhanh các cài đặt nhanh các addon Kubernetes cốt lõi như dns và dashboard
  4. Kiểm soát cụm của bạn bằng công cụ kubectl CLI
  5. Triển khai nhanh các container trong cụm

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt cụm 3 node theo mô hình HA (High Availability ) có tính khả dụng cao

Bạn cần chuẩn bị 3 máy chủ cấu hình như sau:

IP Hostname vCPU RAM DISK
10.19.2.92 stg-02 6 core 12G 100G
10.19.2.93 stg-03 6 core 12G 100G
10.19.2.94 stg-03 6 core 12G 100G

Giờ chúng ta bắt đầu thôi :

Bước 1 : ssh vào từng node và đổi lại hostname giống như trên

sudo hostnamectl set-hostname "stg-02"   // 1st node
sudo hostnamectl set-hostname "stg-03"   // 2nd node
sudo hostnamectl set-hostname "stg-04"   // 2nd node

Bước 2: Update và upgrade tất cả các node

sudo apt update && apt upgrade -y

Bước 3: Thêm các trường vào file hosts

  • Mở file: /etc/hosts
nano /etc/hosts
  • Thêm vào cuối file :
10.19.2.92 stg-02
10.19.2.93 stg-03
10.19.2.94 stg-04

image.png

Bước 4: Cài đặt microk8s

sudo snap install microk8s --classic --channel=1.25

image.png

Microk8s tạo ra một nhóm để kích hoạt sử dụng các lệnh liền mạch yêu cầu đặc quyền root. Để thêm người dùng hiện tại của bạn vào nhóm và có quyền truy cập vào thư mục bộ đệm Kube, hãy chạy hai lệnh sau:

sudo usermod -a -G microk8s $USER
sudo chown -f -R $USER ~/.kube
su - $USER

Kiểm tra trạng microk8s của stg-02,stg-03,stg-04

microk8s status --wait-ready

Bước 5: Thêm các node vào cụm

  • Tạo token add-node :
microk8s add-node 

image.png

Lưu ý : Có 2 loại join

  • join master
    image.png
  • join worker
    image.png

Ở bài này thì mình join 3 máy làm master luôn

Khi join thành công ta dùng lệnh microk8s status để kiểm tra xem 3 node đã join vào làm master chưa

image.png

Bước 6: Kích hoạt addon dashboard dns storage

microk8s enable dns dashboard storage

sau khi thành công bạn dùng lệnh microk8s dashboard-proxy để mở dashboard

microk8s dashboard-proxy

image.png

Các bạn có thể tham khảo thêm ở trang chủ : https://microk8s.io/docs/high-availability

Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết!

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Sự Khác Nhau Giữa Domain và Hosting Là Gì?

Sự khác nhau giữa domain và hosting là gì? Bài này giải thích ngắn và dễ hiểu nh

Shared Hosting hay VPS Hosting: Lựa chọn nào dành cho bạn?

Bài viết giải thích rõ shared hosting và vps hosting là gì và hướng dẫn chọn lựa

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=