Các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm

Chất lượng phần mềm: Khả năng đáp ứng toàn diện nhu cầu của người dùng về tính năng cũng như công dụng được nêu ra trong PM một cách tường minh hoặc không tường minh trong những ngữ cảnh xác định. Quy trình phát triển phần mềm:  Có nhiều quy trình phần mềm khác

Chất lượng phần mềm: Khả năng đáp ứng toàn diện nhu cầu của người dùng về tính năng cũng như công dụng được nêu ra trong PM một cách tường minh hoặc không tường minh trong những ngữ cảnh xác định.

Quy trình phát triển phần mềm:

  •  Có nhiều quy trình phần mềm khác nhau, đóng vai trò quyết định chất lượng phần mềm.
  •  Một PM có thể dùng nhiều mô hình phát triển khác nhau nhưng không phải tất cả các mô hình đều thích hợp cho mọi PM.

1. Phần mềm

Phần mềm là một tập các đoạn mã hoặc câu lệnh viết ra để cài đặt trên máy tính hoặc một thiết bị nhằm thực hiện một hoặc một nhóm chức năng nào đó

Các bước phát triển phần mềm:

  • Khảo sát – Đặc tả yêu cầu
  •  Phân tích, Thiết kế – Đặc tả thiết kế
  •  Lập trình – Phần mềm
  •  Kiểm thử
  •  Viết tài liệu
  •  Bảo trì

2. Chất lượng phần mềm

là khả năng đáp ứng toàn diện nhu cầu của người dùng về tính năng cũng như công dụng được nêu ra trong PM một cách tường minh hoặc không tường minh trong những ngữ cảnh xác định.

Các tiêu chuẩn chất lượng PM có thể thay đổi tùy theo:

  • Công dụng, nhu cầu thực tế, chuẩn quốc gia, quốc tế, thời điểm …
  • Tuy nhiên, các tổ chức thường dựa vào các tiêu chí đánh
    giá của chứng chỉ ISO 9001 hoặc chứng chỉ CMM
    (Capability Maturity Model).

3. Các tiêu trí đánh giá chất lượng phần mềm

Các tiêu chuẩn của PM:

  • Tính năng: Khả năng cung cấp các chức năng thỏa mãn yêu cầu, mục đích đã xác định khi bắt đầu triển khai PM.
    Các tính năng bao gồm: tính phù hợp, tính chính xác, khả
    năng tương tác, tính bảo mật.
  • Độ tin cậy: việc đánh giá độ tin cậy của PM cung cấp ước tính mức độ rủi ro kinh doanh và khả năng xảy ra các lỗi tiềm ẩn của ứng dụng khi thử nghiệm.
  • Hiệu quả: Là khả năng đáp ứng hiệu năng một cách thích hợp nhằm tiết kiệm tài nguyên, tăng hiệu suất ứng dụng và khả năng mở rộng của PM
  • Tính bảo mật: đánh giá các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn các khả năng xảy ra các vi phạm bảo mật đến phần mềm, dữ liệu hệ thống và ngăn chặn nguy cơ tấn công các lỗ hổng bảo mật gây tổn hại cho doanh nghiệp, vv…
  • Khả năng bảo trì: là các khả năng kiểm tra, nâng cấp, thay đổi và phát triển PM cho phù hợp với yêu cầu, chức năng và môi trường mới.
  • Kích thước: đánh giá kích thước yêu cầu toàn bộ mã nguồn phải được thu thập chính xác bao gồm các tập lệnh cấu trúc CSDL, mã nguồn thao tác dữ liệu, các tệp, vv…

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,