Bài toán lọc và tìm kiếm

Khi bạn làm việc đủ lâu và có nhiều trải nghiệm thực tế trong các dự án thì bạn càng nhận ra rằng việc viết code có tính tái sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới việc thành công của dự án. Vậy nên, bây giờ khi bắt đầu với

Khi bạn làm việc đủ lâu và có nhiều trải nghiệm thực tế trong các dự án thì bạn càng nhận ra rằng việc viết code có tính tái sử dụng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới việc thành công của dự án. Vậy nên, bây giờ khi bắt đầu với một task, feature mới, ngoài việc để ý code làm sao có đúng yêu cầu của bài toán đặt ra, mình còn để ý đến khả năng mở rộng, tính tái sử dụng, để tránh gặp những tình huống phải đi clone code cho các chức năng tương tự nhau.

Khi bạn viết code có tính tái sử dụng bạn sẽ có những lợi ích như sau:

  • Tiết kiệm được thời gian, nguồn lực của dự án
  • Đảm bảo về chất lượng code và tính năng, khi một logic được dùng đi dùng lại thì xác suất có sai số cũng ít hơn
  • Đem lại cảm giác dễ chịu cho người maintain
  • Giúp bản thân trưởng thành hơn ^^

Để có thể làm được điều này thay vì nhận lao vào code ngay khi nhận task, chúng ta nên chậm lại một chút, phân tích nghiệp vụ bài toán, trao đổi với đồng nghiệp xem có logic nào tương tự chưa, trao đổi với BA xem có các tính năng gần giống như vậy ở tương lai hay không ? Áp dụng tư tưởng

“Nếu cho tôi 6 giờ để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu.” – Abraham Lincoln

Khá lâu rồi mình chưa chia sẻ bài viết nào trên Viblo, quả thực mà nói sau 7 năm đi vào hoạt động, các bài viết trên diễn đàn ngày càng đa dạng và chất lượng hơn. Để tìm được chủ để mới và hấp dẫn độc giả là bài toán khá khó với mình. Tuy nhiên, hưởng ứng sự kiện May Fest năm nay. Mình sẽ chia sẻ một số tips mình cảm thấy có thể giúp ích được mọi người phần nào. Bài toán lần này mình chia sẻ liên quan đến chủ đề tìm kiếm và lọc.

1. Vấn đề gặp phải

Khi bạn làm việc với các màn hình có tính năng quản lí thì gần như chắc chắn bạn sẽ gặp phải tính năng lọc và tìm kiếm. Ví dụ khi bạn quản lí danh sách học sinh, bạn sẽ tìm kiếm theo tên, mã học sinh hay lọc theo khối, lớp … Khi dữ liệu càng nhiều và đa dạng, số lượng các trường bạn lọc sẽ ngày càng nhiều lên theo thời gian.

Dưới đây là một ví dụ, trong một màn hình quản lí của mình cần lọc qua 12 trường, đứng trên góc độ của lập trình viên khi gặp phải bài toán như thế này chúng ta nghĩ ngay đến việc sẽ phải where theo 12 điều kiện. Trước đây khi gặp bài toán tương tự như vậy, mình thường xử lí như sau. Mình code PHP nên tạm thời sử dụng syntax của nó, hi vọng các bạn code các ngôn ngữ khác sẽ hiểu được tư tưởng chung.

$query=$this->model->query();if(isset($fillter['user'])){$query=$query->where('user_id',$fillter['user']);}if(isset($fillter['city'])){$query=$query->where('city_id',$fillter['city']);}if(isset($fillter['dist'])){$query=$query->whereIn('district_id',$fillter['dist']);}if(isset($fillter['status'])){$query=$query->where('status_id',$fillter['status']);}if(isset($fillter['course'])){$query=$query->where('course',$fillter['course']);}if(isset($fillter['main_phone'])){$query=$query->where('main_phone','like','%'.$fillter['main_phone'].'%');}...

Nhìn vào đoạn code trên chúng ta có thể thấy về logic thì không có gì sai, nhưng có hai vấn đề gặp phải là sử dụng quá nhiều if else dẫn đến logic code dài lê thêkhông có tính tái sử dụng.

2. Giải quyết vấn đề

Nếu nhìn bài toán xa thêm một chút bạn sẽ thấy bài toán lọc và tìm kiếm sẽ xuất hiện tương tự ở các module của bạn trong dự án. Vậy nên có hai vấn đề cần giải quyết ở đây là:

  • Giải quyết bài toán if else, làm sao để code bớt lê thê đi
  • Áp dụng logic này cho các màn hình hiển thị danh sách có bộ lọc và tìm kiếm khác nhau – tái sử dụng

Để áp dụng một logic chung trong các module khác nhau, mình áp dụng tính kế thừa của oop, các này không có gì mới mẻ cả đúng không nào. Với các logic liên quan đến query trong DB, thường chúng ta sẽ đặt chúng trong lớp repository và kế thừa chúng. Ngoài áp dụng tính kế thừa, chúng ta có thể xây dựng logic ở một function riêng rồi theo dạng các helper rồi gọi đến nó cho các tình huống khác nhau. Ở đây để bàn toán clear hơn mình sẽ áp dụng helper vào cho mọi người dễ theo dõi.

Nhìn lại bài toán lọc và tìm kiếm mình sẽ chia ra input của bài toán bao gồm 3 yếu tố

  1. Đối tượng tìm kiếm: Sinh viên, Con Chó, Con Mèo …
  2. Điều kiện tìm kiếm: Tên là A, học lớp X …
  3. Toán tử: So sánh với điều kiện tìm kiếm như nhỏ hơn, lớn hơn(<, > ),so sánh gần giống(%), so sánh chính xác(===)

Vậy là function của mình sẽ định nghĩa như sau

functionbuildQueryFromCondition(&$query,$conditions,$operations){foreach($operationsas$key=>$operationItem){if(!isset($conditions[$key])){continue;}$operation=is_array($operationItem)?$operationItem[0]:$operationItem;$field=is_array($operationItem)?$operationItem[1]:$key;if($operation=='like'){$query=$query->where($field,'like','%'.$conditions[$key].'%');}elseif($operation=='equals'){$query=$query->where($field,'=',$conditions[$key]);}elseif($operation=='not_equals'){$query=$query->where($field,'!=',$conditions[$key]);}elseif($operation=='not_in'){$query=$query->whereNotIn($field,$conditions[$key]);}elseif($operation=='in'){$query=$query->whereIn($field,$conditions[$key]);}}return$query;}

Ví dụ mình cần lọc và tìm kiếm ở màn hình quản lí danh sách học sinh, chúng ta có thể áp dụng logic này như sau

publicfunctiongetStudents(Request$request){$query=Student::query();$conditions=$request->only(['name''email','phone','course',...]);$filter_users=['name'=>'like','email'=>'like','phone'=>'like','course'=>'equals',...],buildQueryFromCondition($query,$condition,$filter_users);return$query->get();}

Giải thích qua một chút thì tương ứng với mỗi key của condition(điều kiện tìm kiếm). Mình sẽ map chúng với mỗi operation item(toán tử), nếu không khớp thì tiếp tục với continue. Ngược lại nếu khớp thì ta check tiếp toán tử là gì(like, not_in, in, equals) để tìm kiếm theo điều kiện phù hợp. Từ nay về sau và từ sau về nay, trong dự án của mình mỗi khi cần logic để lọc và tìm kiếm đối tượng nào đó, bạn chỉ cần áp dụng duy nhất một logic này tùy theo điều kiện tìm kiếm và toán tử. Lúc đó bạn sẽ thấy việc code của mình đơn giản và dễ chịu hơn rất nhiều.

3 .Tổng kết

Như vậy là mình đã giới thiệu cho các bạn một case study cụ thể trong bài toán lọc và tìm kiếm. Nhìn thì có vẻ dài và lan man nhưng bạn chỉ cần tập trung vào function buildQueryFromCondition là có thể cơ bản hiểu dược nội dung của bài viết. Nhìn chung là sau khi bạn đi code một thời gian, đủ kiến thức để phát triển một tính năng thì cũng cố gắng tìm cách code sao cho có tính tái sử dụng, đảm bảo có thể mở rộng được nếu cần nhé.

Chúc các bạn code vui, khỏe, thoải mái !!!

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,