Áp dụng Retrospective hiệu quả vào dự án

1. Sprint Retrospective là gì Ngày nay khi Agile dần trở thành một trong những khái niệm được follow nhiều nhất thì những key word như “Làm sao để Being Agile”, “Các tip áp dụng Agile hiệu quả” hay “Agile hoạt động như thế nào” luôn là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất. Nhắc

1. Sprint Retrospective là gì

Ngày nay khi Agile dần trở thành một trong những khái niệm được follow nhiều nhất thì những key word như “Làm sao để Being Agile”, “Các tip áp dụng Agile hiệu quả” hay “Agile hoạt động như thế nào” luôn là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất.

Nhắc đến Scrum một trong những framework phát triển dựa trên Agile chúng ta sẽ nhắc đến 4 cuộc trong đó Retrospective được xem như cuộc họp cực kỳ quan trọng mang lại khá nhiều giá trị về con người và cách làm việc trong dự án.Nói cách khác đây là dịp để nhóm Scrum nhìn lại quá trình làm việc của một Sprint và xác định những thay đổi cần thiết đối với quy trình làm việc, công cụ sử dụng và cách thức cộng tác để làm tốt hơn trong các Sprint tiếp theo. Và cuộc họp này sẽ không liên quan đến sản phẩm.

Một buổi họp sprint Retrospective thường là sự kiện cuối cùng của Sprint và diễn ra ngay sau phiên Sprint Review. Thời lượng của phiên retrospective tối đa là 3 tiếng đối với 1 Sprint 1 tháng và có thể rút ngắn hơn tùy thuộc vào độ dài mỗi sprint.

2. Cách áp dụng Retrospective trong dự án

Retrospective theo từ điển là “nhìn lại hoặc giải quyết các tình huống, sự kiện trong quá khứ”. Trong buổi họp chúng ta sẽ thảo luận về 3 vấn đề chính

  • Những điều nhóm đã làm tốt ở sprint trước, đang thúc đẩy nhóm. Cái này nên tiếp tục phát huy ở sprint tiếp theo
  • Những điều nhóm làm chưa tốt
  • Đưa ra các solution để cải tiến quy trình, cách làm việc cho những vấn đề chưa tốt

Cách triển khai rất đơn giản:

Bước 1: Xác đinh các thành phần tham dự cuộc họp và có book lịch meeting trước cho mọi người có thể nhắc mọi người suy nghĩ về 3 vấn đề sẽ thảo luận trong cuộc họp để lúc họp team focus vào phần đưa ra các giải pháp hơn

Nhà Phát triển và Scrum Master bắt buộc phải tham dự. Product Owner có thể tham dự hoặc không.

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Trong cuộc họp khi mọi người nêu ra các ý kiến của mình thì nên có một người note lại tránh tình trạng bị miss thông tin. Chủ yếu là thảo luận về 2 vấn đề đầu tiên, sau đó chúng ta mới phân tích để đưa ra solution. Có rất nhiều cách để note:

Cách 1: Mỗi người được phát các tờ giấy nhớ và ghi vào đó các vấn đề của mình sau đó cho dán lên bảng. Và nên yêu cầu tất cả mọi người đều có ít nhất 1 ý kiến, tránh trường hợp mọi người không chủ động đưa ra ý kiến của mình. Trên bảng cũng chia thành 3 cột tương ứng 3 vấn đề thảo luận

Cách 2: Dùng Excel để note sau đó chiếu slide cho mọi người

Cách 3: Dùng các tool quản lý Retrospective. Ở đây mình dùng https://ideaboardz.com/

Bước 3: Đưa ra solution

Sau khi chúng ta nhìn nhận ra vấn đề thì cả team sẽ cùng bàn bạc và đưa ra solution cho từng vấn đề. Cái này cũng cần note lại để các thành viên có thể xem lại và rút kinh nghiệm cho sprint tiếp theo.

Bước 4: Kết thúc cuộc họp

Kết thúc buổi họp sẽ cần tổng hợp và nhìn nhận lại sprint một cách tích cực, để chắc chắn buổi Retro thật sự hiệu quả và mang lại nhiều giá trị.
Dù team có nhiều vấn đề chưa tốt hay không người quản lý cũng nên có những lời khen và khích lệ tinh thần team vào cuối buổi, để kết thúc buổi họp một cách vui vẻ. Thêm nữa những lời khen thường mang lại động lực rất lớn.

3. Hướng dẫn sử dụng tool quản lý Retrospective

Tool ở đây mình muốn suggest tới mọi người đó là Ideaboardz vì nó đơn giản, dễ sử dụng. Dưới đây là giao diện trang chủ.

Bước 1: Bạn cần đăng ký tài khoản, có thể login qua gmail nhé.

Bước 2 : Click “Create” để tạo board, nhập các thông tin đầy đủ vào form Create và chú ý chọn Format là Retrospective

Bước 3: Sau khi hoàn tất việc tạo board, bạn đã có một board trực quan để tiến hành note các vấn đề hiện tại của dự án mình.

Bước 4: Khi đã hoàn thành buổi Retrospective bạn có thể chia sẻ lại cho các member của team bằng cash gửi link hoặc export trược tiếp ra file để mọi người cùng theo dõi được.

Chúc buổi Retrospective của bạn có thể diễn ra tốt đẹp và đạt hiệu quả.

Tài liệu tham khảo:https://retromat.org/blog/what-is-a-retrospective/

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Sự Khác Nhau Giữa Domain và Hosting Là Gì?

Sự khác nhau giữa domain và hosting là gì? Bài này giải thích ngắn và dễ hiểu nh

Shared Hosting hay VPS Hosting: Lựa chọn nào dành cho bạn?

Bài viết giải thích rõ shared hosting và vps hosting là gì và hướng dẫn chọn lựa

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=