5 bước tự học học Product Management

Không có cơ sở đào tạo chính quy nào ở Việt Nam đào tạo Product Management. Đa phần PM/PO đều là các bạn nhảy từ một lĩnh vực khác sang. Có thể là Developer, Designer, Marketing… Trong bài này, Sơn sẽ giới thiệu framework 5 bước Sơn dùng để học Product Management từ khi còn

Không có cơ sở đào tạo chính quy nào ở Việt Nam đào tạo Product Management. Đa phần PM/PO đều là các bạn nhảy từ một lĩnh vực khác sang. Có thể là Developer, Designer, Marketing…

Trong bài này, Sơn sẽ giới thiệu framework 5 bước Sơn dùng để học Product Management từ khi còn là một Developer.

1. Đánh giá kiến thức

Product Management đòi hỏi rất nhiều skills khác nhau. Mỗi skill lại thuộc những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như bạn vừa phải hiểu Technical, lại vừa phải có kiến thức UI/UX… Cực kỳ đa dạng.

Nếu bạn muốn chuyển qua PM từ một role khác, cthể bạn không biết, nhưng chắc chắn bạn đã có một vài kỹ năng cần thiết để làm Product Management rồi.

Thêm nữa, như mình nói ở trên, không có một quy chuẩn nào định nghĩa công việc cụ thể của PM/PO cả. Môi trường thực tế ở Việt Nam cũng rất khác so với các định nghĩa chuẩn trong Inspired.

Vì vậy, bước đầu tiên bạn cần đánh giá được bạn đang ở đâu. Bạn thiếu những kỹ năng gì so với bộ kỹ năng làm Product Management ở Việt Nam, quốc tế.

Bạn làm điều đó bằng 2 cách.

Cách thứ nhất, đây là cách hiệu quả nhưng hơi đau khổ. Đó là bạn hãy đi phỏng vấn vị trí Junior PM/PO ở một vài công ty khác nhau. Rải CV, nhờ mối quan hệ hay sao cũng được. Hãy đi phỏng vấn ở vài nơi, bạn sẽ hiểu ra mình thiếu gì.

Cách thứ 2, hãy tìm một ai đó đi trước bạn 1 bước. 1 bước là đủ. Ai đó đã đi qua con đường mà bạn đang đi. Họ sẽ giúp bạn đánh giá kiến thức hiện tại của bạn, chỉ ra những skills bạn còn thiếu cho vị trí Junior PM/PO.

Video Call 1:1 với Sơn trong 60 phút:

  • Đánh giá tổng quan kiến thức của bạn hiện tại so với các kiến thức cần thiết cho vị trí Junior Product Management
  • Lên kế hoạch cải thiện các kỹ năng cần thiết trong vòng 3 tháng
  • Cung cấp cho bạn các resources cần thiết (sách, blog, courses…) để thực hiện theo kế hoạch
    Đăng ký ngay!

2. Lên kế hoạch học Product Management

Sau khi bạn biết bản thân đang có gì, còn thiếu gì. Bước thứ 2 là Lên kế hoạch.

Bạn không thể đi mà không biết mình đi đâu. Vì vậy, hãy định nghĩa “definition of done”.

Giả sử qua bước 1 ở trên, bạn tìm ra bạn còn thiếu các kiến thức về UX. Bạn không thể cứ thế lên mạng tìm hiểu UX một cách lan man được.

Hãy lên kế hoạch cụ thể bạn sẽ tìm hiểu gì về UX. Trả lời những câu hỏi cụ thể. Ví dụ, “Definition of done” là sau 3 tháng tìm hiểu bạn sẽ cần trả lời được những câu hỏi sau:

UX là gì? Holistic UX là gì? Tại sao Product Manager, Product Owner cần có kiến thức về UX?
Làm sao để design một UX tuyệt vời? Cần trải qua những bước nào?
Làm sao để đánh giá UX ngon hay dở?
Hãy rõ ràng, càng rõ ràng càng tốt. Rõ ràng thì sẽ không bị đi lan man. Plan cụ thể tuần nào sẽ học gì? Trả lời được những câu hỏi nào?

Hãy làm plan cho 3 tháng.

3. Collect resources xịn

Bây giờ bạn đã biết cần tìm hiểu gì. Cần trả lời những câu hỏi nào.

Hãy bắt đầu tìm các nguồn resources để học Product Management. Nhớ là phải Resources xịn. Internet rất thượng vàng hạ cám, không phải ai viết bài cũng có kiến thức.

Tìm vừa đủ Resources thôi. Vài website. Vài quyển sách. 1,2 khóa học. Nhiều quá lười không muốn học đâu.

Nhưng làm sao để biết Resources xịn hay không xịn? Đơn giản lắm, đừng làm gì một mình, hãy hỏi những người đi trước bạn. Họ sẽ biết cái nào hay, cái nào dở.

4. Execute plan

Mục đích đối thượng của 5 bước này là giúp bạn không lan man. Học đúng những skill cần học.

Vì vậy đừng lan man. Khi đã có kế hoạch, đã có resources rồi thì hãy tập trung tìm hiểu theo kế hoạch đã đề ra thôi.

Fact: “Không lan man” là một kỹ năng quan trọng của Product Manager, Product Owner. Khi làm sản phẩm, bạn sẽ có hàng tá ideas, requests. Quan trọng nhất là biết nên tập trung vào cái gì.

5. Quay lại bước 1

Ở bước 2, mình có nói hãy lên kế hoạch cho 3 tháng. Nhưng đừng đợi 3 tháng, sau khoảng 1, 2 tháng, hãy quay lại bước 1.

Mục đích là để kiểm nghiệm xem bạn đã học được những gì. Có cần điều chỉnh gì hay không.

Bạn có thể gặp lại Mentor để được nhận xét. Hoặc nặng đô hơn thì đi phỏng vấn luôn.

Kết

Mình sẽ tổng kết bằng mấy ý:

  • Tìm ra những kỹ năng quan trọng nhất cần học.
  • Không lan man. Hãy rõ ràng cụ thể.
  • Đối chiếu với thực tế. Bằng cách tìm Mentor hoặc đi phỏng vấn.

Hy vọng có ích cho bạn. Bảo trọng!

Đọc thêm nhiều bài viết tại: https://simpleproductmind.com

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,