4 môn học sinh viên IT cần phải học thật kỹ

Đầu tiên, nhân dịp năm mới, xin chúc toàn thể anh chị và các bạn trên cộng đồng Viblo một năm mới thật nhiều sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc nha! Bất kỳ sinh viên IT nào muốn sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay thì phải cần học thật kỹ 4 môn

Đầu tiên, nhân dịp năm mới, xin chúc toàn thể anh chị và các bạn trên cộng đồng Viblo một năm mới thật nhiều sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc nha!

Bất kỳ sinh viên IT nào muốn sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay thì phải cần học thật kỹ 4 môn học này, đặc biệt là các bạn sinh viên năm nhất chuẩn bị vẫn còn kịp nha!
coding-g25f63950e_1920.jpg

1. Lập trình căn bản

Đây là môn học sẽ cũng cấp cho bạn những kiến thức nền tảng nhất trong lập trình và giúp các bạn hình thành được tư duy lập trình ở mức độ căn bản nhất. Ở môn học này bạn sẽ được học những khái niệm như là kiểu dữ liệu, biến, các câu lệnh rẽ nhánh, vòng lặp, hàm,… Đây là những khái niệm chung mà hầu như tất cả các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện giờ đều có, cho nên không cần biết là trường bạn dạy môn này bằng ngôn ngữ lập trình gì, có thể là C, Python hay Java, các bạn cũng đừng quá tập trung vào ngôn ngữ đó bởi vì khi bạn đã nắm vững được những khái niệm này bạn có thể dễ dàng học được những ngôn ngữ lập trình khác. Cho nên là khi bạn học môn này bạn hãy cố gắng hình thành cho mình cái tư duy lập trình, tức là bạn phải biết là nên tạo biến khi nào, lúc nào thì nên dùng vòng lặp for, lúc nào thì nên dùng vòng lặp while, vân vân và mây mây.

2. Lập trình hướng đối tượng

Nghe tên của cái môn học là các bạn đã thấy khó hiểu rồi phải không. Đây là môn học giúp bạn cấu trúc các dòng code theo từng cái lớp (tiếng anh gọi là class á), mỗi lớp sẽ đại diện cho một đối tượng trong chương trình, cái khái niệm đối tượng là gì thì các bạn sẽ được giải thích khi học môn này. Hầu như tất cả các thư viện, các framework (mấy cái mà nó sẽ hỗ trợ mình lập trình nhanh hơn á) thì nó đều xây dựng theo dạng lập trình hướng đối tượng, và khi các bạn đi làm thì dự án bạn làm cũng sẽ sử dụng 1 cái framework nào đó cho nên là khi các bạn không nắm vững kiến thức về hướng đối tượng thì coi như xong luôn á nha 😂.

3. Cơ sở dữ liệu

Các phần mềm hay là trang web thì đều có dữ liệu của người dùng, mà khoảng 99,99% dữ liệu đó được lưu ở trong cơ sở dữ liệu, cho nên là các bạn phải nắm được nhưng kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu cũng như cách lưu dữ liệu vào, lấy dữ liệu ra như thế nào. Thì cái môn học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức nền tảng đó.

4. Phân tích và thiết kế thuật toán

Nghe tới thuật toán thì các bạn nghĩ nó là một cái gì đó nó cao siêu, ghê gớm lắm phải không. Nhưng mà các bước để bạn có thể hoán đổi nước ở trong hai chai nước bằng cách dùng thêm cái chai thứ ba hoặc là cái ly gì đó thì nó cũng được gọi là thuật toán nha các bạn chứ không phải khi nói tới thuật toán là nó phải là cái gì đó hoành tráng, ghê gớm lắm. Đây là cái môn nó sẽ giúp bạn biết được cái đoạn code của bạn viết nó chạy có lâu hay không, nó có ngốn tài nguyên hay không. Qua đó, bạn sẽ hình thành được cái tư duy về cách viết code làm sao tối ưu nhất có thể. Các bạn không thể nào viết cái phần mềm mà khi các bạn bấm nút tìm kiếm xong là phải chờ 10 phút sau thì mới ra kết quả, cái phần mềm đó đưa cho heo dùng nó còn chê nha các bạn 🤣.

Cảm ơn các bạn đã đọc và hi vọng bài viết này có thể cung cấp thêm một số thông tin có ích cho bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên!

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,