Terraform Series – Bài 15 – Multi-cloud environment

Giới thiệu Chào các bạn tới với series về Terraform, ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về cách sử dụng Terraform với Jenkins. Ở bài tiếp theo này chúng ta sẽ tìm hiểu về một chủ đề rất thú vị là cách sử dụng Terraform với multi-cloud. Điểm mạnh của Terraform so với

Giới thiệu

Chào các bạn tới với series về Terraform, ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về cách sử dụng Terraform với Jenkins. Ở bài tiếp theo này chúng ta sẽ tìm hiểu về một chủ đề rất thú vị là cách sử dụng Terraform với multi-cloud.

image.png

Điểm mạnh của Terraform so với các công cụ khác là nó giúp ta dễ dàng tạo được hạ tầng trên nhiều môi trường Cloud khác nhau, ở bài này chúng ta sẽ dùng Terraform để tạo connection giữa hai Virtual Private Cloud của AWS và GCP. Các bạn có thể đọc cách cấu hình bằng tay ở bài này Connect VPC Network between AWS and GCP use VPN.

Terraform and Multi Cloud

Multi-cloud là cách ta sử dụng nhiều nhà cung cấp cloud khác nhau để xây dựng hạ tầng, ví dụ ta sử dụng cả AWS và GCP cho hạ tầng.

Vì mỗi Cloud sẽ có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, nên khi ta có nhiều lựa chọn phù hợp thì hệ thống của ta sẽ càng mạnh mẽ.

Một vài điểm mạnh khi ta sử dụng multi-cloud:

  • Flexibility: bạn có thể chọn cloud service phù hợp nhất cho ứng dụng của bạn.
  • Cost savings: lựa chọn pricing models phù hợp nhất giữa các cloud vendors.
  • Resilience: more resilient than single-cloud architectures.
  • Compliance: yếu tố nội bộ. Ví dụ nếu ta phát triển ứng dụng ở Trung Quốc thì ta nên xài AliCloud.

Và với Terraform việc tạo hạ tầng trên nhiều môi trường Cloud khác nhau không hề khó, Terraform có cung cấp sẵn cho ta các provider phù hợp cho từng môi trường.

image.png

Site to Site VPN between AWS and GCP

Architecture

Hạ tầng mà ta sẽ xây như sau.

image.png

Ở trên AWS và GCP ta sẽ có một VPC, sau đó để kết nối giữa hai VPC thì ở AWS ta sẽ tạo Virtual Private Gateway, Site-to-Site VPN, Customer Gateway. Ở GCP ta sẽ tạo External IP, Cloud VPN. Sau đó ta sẽ tạo tunnel để hai bên kết nối với nhau.

Config Provider

Ok, giờ ta bắt tay vào code nào, ta tạo ba file tên là main.tf, aws.tf, gcp.tf.

provider "aws" {
  region      = "us-west-2"
}

provider "google" {
  project     = "hpi-111111"
  region      = "us-west2"
}

Để sử dụng AWS ta sẽ dùng provider aws (trong series này ta đã sử dụng rất nhiều), và để sử dụng Google Cloud ta dùng provider google. Cấu hình của provider google như sau.

provider "google" {
  project     = <project-id>
  region      = <region>
}

Create VPC

Tiếp theo ta tạo GCP Virtual Private Cloud và AWS Virtual Private Cloud.

resource "google_compute_network" "aws_gcp" {
  name = "aws-gcp"
}
data "aws_availability_zones" "available" {}

module "vpc" {
  source  = "terraform-aws-modules/vpc/aws"
  version = "3.14.2"

  name = "aws-gcp"
  cidr = "10.0.0.0/16"
  azs  = data.aws_availability_zones.available.names

  private_subnets = ["10.0.1.0/24", "10.0.2.0/24", "10.0.3.0/24"]
  public_subnets  = ["10.0.101.0/24", "10.0.102.0/24", "10.0.103.0/24"]

  enable_nat_gateway = true
  single_nat_gateway = true
}

GCP External IP and AWS Customer Gateway

Sau đó ta sẽ tạo GCP External IP và AWS Customer Gateway cho hai thằng VPC.

...

resource "google_compute_address" "aws_customer_gateway" {
  name = "aws-customer-gateway"
}
...

resource "aws_customer_gateway" "gcp_customer_gateway" {
  bgp_asn    = 65000
  ip_address = google_compute_address.aws_customer_gateway.address
  type       = "ipsec.1"

  tags = {
    Name = "gcp-customer-gateway"
  }
}

Với ip_address của AWS Customer Gateway ta lấy từ GCP External IP.

VPN Gateway

Tiếp đó ta tạo VPN Gateway cho GCP VPC và AWS VPC.

...

resource "google_compute_vpn_gateway" "aws_gcp" {
  name    = "aws-gcp"
  network = google_compute_network.aws_gcp.id
}

resource "google_compute_forwarding_rule" "fr_esp" {
  name        = "fr-esp"
  ip_protocol = "ESP"
  ip_address  = google_compute_address.aws_customer_gateway.address
  target      = google_compute_vpn_gateway.aws_gcp.id
}

resource "google_compute_forwarding_rule" "fr_udp500" {
  name        = "fr-udp500"
  ip_protocol = "UDP"
  port_range  = "500"
  ip_address  = google_compute_address.aws_customer_gateway.address
  target      = google_compute_vpn_gateway.aws_gcp.id
}

resource "google_compute_forwarding_rule" "fr_udp4500" {
  name        = "fr-udp4500"
  ip_protocol = "UDP"
  port_range  = "4500"
  ip_address  = google_compute_address.aws_customer_gateway.address
  target      = google_compute_vpn_gateway.aws_gcp.id
}

Chỗ này thì ta không cần hiễu kĩ lắm, phần quan trọng là ở resource google_compute_vpn_gateway, ta sẽ chỉ định GCP VPC mà ta muốn gắn VPN Gateway này vào bằng thuộc tính network.

...

resource "aws_vpn_gateway" "aws_gcp" {
  vpc_id = module.vpc.vpc_id

  tags = {
    Name = "AWS-GCP"
  }
}

Tương tự cho bên AWS.

GCP Cloud VPN and AWS Site-to-Site VPN

Tiếp theo ta sẽ tạo VPN để kết nối cả hai VPC với nhau.

...

resource "google_compute_vpn_tunnel" "tunnel_1" {
  name          = "tunnel-1"
  peer_ip       = aws_vpn_connection.aws_gcp.tunnel1_address
  shared_secret = aws_vpn_connection.aws_gcp.tunnel1_preshared_key

  target_vpn_gateway = google_compute_vpn_gateway.aws_gcp.id

  depends_on = [
    google_compute_forwarding_rule.fr_esp,
    google_compute_forwarding_rule.fr_udp500,
    google_compute_forwarding_rule.fr_udp4500,
  ]
}

resource "google_compute_route" "route_1" {
  name       = "route-1"
  network    = google_compute_network.aws_gcp.name
  dest_range = module.vpc.vpc_cidr_block
  priority   = 1000

  next_hop_vpn_tunnel = google_compute_vpn_tunnel.tunnel_1.id
}

Ở bên GCP ta tạo tunnel với giá trị VPN tunnel1_addresstunnel1_preshared_key từ AWS.

...

resource "aws_vpn_connection" "aws_gcp" {
  customer_gateway_id = aws_customer_gateway.gcp_customer_gateway.id
  vpn_gateway_id      = aws_vpn_gateway.aws_gcp.id
  type                = "ipsec.1"
  static_routes_only  = true
}

resource "aws_vpn_connection_route" "office" {
  destination_cidr_block = "10.168.0.0/20" // fixed cidr block of gcp region on us-west-2 
  vpn_connection_id      = aws_vpn_connection.aws_gcp.id
}

Apply

Giờ ta chạy câu lệnh apply nào 😁.

$ terraform apply
...
Plan: 32 to add, 0 to change, 0 to destroy.

Sau khi Terraform chạy xong, ta lên AWS và GCP kiểm tra thì sẽ thấy các resource tương ứng đã được tạo ra. Và để hai bên có thể dễ dàng tương tác với nhau, các bạn bật Security Group cho cả hai bên nhé.

Enable Security Group

Ở AWS Console ta bấm vào Security Group của VPC, chọn default SG và sửa Inbound rules như sau.

image.png

Sau đó ta cập nhật Firewall Rule ở bên GCP để các ứng dụng của AWS có thể thoải mái truy cập tới GCP VPC. Truy cập GCP Console, bấm vào memu Firewall, chọn default-allow-internal và Edit nó.

image.png

Ta thêm vào CIDR Block của AWS VPC là 10.0.0.0/16 và bấm save. Bây giờ thì các ứng dụng của AWS và GCP của ta đã có thể nói chuyện với nhau cho dù cả hai đều nằm trong private network 😁.

Github của toàn bộ series https://github.com/hoalongnatsu/terraform-series.

Kết luận

Vậy là ta đã tìm hiểu xong cách sử dụng Terraform với multi-cloud. Nếu có thắc mắc hoặc cần giải thích rõ thêm chỗ nào thì các bạn có thể hỏi dưới phần comment.

Mục tìm kiếm đồng đội

Hiện tại thì công ty bên mình, là Hoàng Phúc International, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thời trang. Và sở hữu trang thương mại điện tử về thời trang lớn nhất Việt Nam. Team công nghệ của HPI đang tìm kiếm đồng đội cho các vị trí như:

Với mục tiêu trong vòng 5 năm tới về mảng công nghệ là:

  • Sẽ có trang web nằm trong top 10 trang web nhanh nhất VN với 20 triệu lượt truy cập mỗi tháng.
  • 5 triệu loyal customers và có hơn 10 triệu transactions mỗi năm.

Team đang xây dựng một hệ thống rất lớn với rất nhiều vấn đề cần giải quyết, và sẽ có rất nhiều bài toán thú vị cho các bạn. Nếu các bạn có hứng thú trong việc xây dựng một hệ thống lớn, linh hoạt, dễ dàng mở rộng, và performance cao với kiến trúc microservices thì hãy tham gia với tụi mình.

Nếu các bạn quan tâm hãy gửi CV ở trong trang tuyển dụng của Hoàng Phúc International hoặc qua email của mình nha [email protected]. Cảm ơn các bạn đã đọc.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

Thay đổi Package Name của Android Studio dể dàng với plugin APR

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc bế tắc trong việc thay đổi package name trong And

Lỗi không Update Meta_Value Khi thay thế hình ảnh cũ bằng hình ảnh mới trong WordPress

Mã dưới đây hoạt động tốt có 1 lỗi không update được postmeta ” meta_key=

Bài 1 – React Native DevOps các khái niệm và các cài đặt căn bản

Hướng dẫn setup jenkins agent để bắt đầu build mobile bằng jenkins cho devloper an t

Chuyển đổi từ monolith sang microservices qua ví dụ

1. Why microservices? Microservices là kiến trúc hệ thống phần mềm hướng dịch vụ,