[NodeJS] Bài 11 – Assertion & Testing

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về module assert – cung cấp các phương thức kiểm tra các nút dữ liệu trong tiến trình vận hành code. Sau đó, chúng ta sẽ làm quen với một thư viện hỗ trợ tự động hóa một số thao tác chạy code kiểm thử test

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về module assert – cung cấp các phương thức kiểm tra các nút dữ liệu trong tiến trình vận hành code. Sau đó, chúng ta sẽ làm quen với một thư viện hỗ trợ tự động hóa một số thao tác chạy code kiểm thử test trên nền NodeJS.

Module assert

Module assert được NodeJS cung cấp với hai chế độ vận hành với các phép kiểm tra bình thường normal và các phép kiểm tra nghiêm ngặt strict. Hai chế độ kiểm tra này có các phương thức tương đồng với cú pháp sử dụng giống nhau:

const assert =require("assert");

assert.testMethod(...args);

Trong đó testMethod là tên của một trong số các phương thức được liệt kê dưới đây:

  • .ok(value[, message]) – nếu giá trị value không tương đương với true, thì sẽ throw một object AssertionError có thuộc tính message.
  • .match(string, regexp[, message]) – nếu chuỗi string không phù hợp với biểu thức regexp, thì sẽ throw một object AssertionError có thuộc tính `message
  • .doesNotMatch(string, regexp[, message]) – ngược lại với .match() ở trên.
  • .equal(actual, expected[, message]) – nếu giá trị thực tế khi vận hành code actual không tương đương với kết quả dự kiến expected, thì sẽ throw một object AssertionError có thuộc tính message.
  • .notEqual(actual, expected[, message]) – ngược lại với .equal() ở trên.
  • .deepEqual(actual, expected[, message]) – giống với .equal() ở trên, nhưng được thiết kế để kiểm tra các object còn .equal() được sử dụng để kiểm tra các giá trị đơn nguyên primitive.
  • .notDeepEqual(actual, expected[, message]) – ngược lại với .deepEqual() ở trên.
  • .throws(fn[, error][, message]) – nếu hàm fn không throw, hoặc throw một object không thuộc kiểu error, thì sẽ throw một object AssertionError có thuộc tính message.
  • .doesNotThrow(fn[, error][, message]) – ngược lại với .throws() ở trên.
  • .rejects(asyncFn[, error][, message]) – nếu promise tại asyncFn trả về kết quả .reject(), thì sẽ throw một object AssertionError có thuộc tính message.
  • .doesNotReject(asyncFn[, error][, message]) – ngược lại với .rejects() ở trên.

Riêng đối với các phương thức equal thì chúng ta còn có thêm phiên bản kiểm tra với phép so sánh nghiêm ngặt với cú pháp assert.strict.testMethod().

Unit Testing

Là phương thức kiểm tra hoạt động của code bằng cách khoanh vùng các thành phần đơn vị unit tạo nên project và thực hiện các phép kiểm tra để đảm bảo logic hoạt động của code đúng với thiết kế mong muốn.

Ở đây một unit có thể là một thủ tục procedure, một hàm function, một object, một module, và thậm chí là một package. 😄 Tuy nhiên phương thức thực hiện kiểm tra là đi từ cácunit cỡ nhỏ nhất rồi mới tới các đường viền cỡ lớn. Và cho tới phạm vi cuối cùng là kiểm tra hoạt động tổng bộ của nguyên cái project mà bạn đang viết luôn. 😄

Hãy thử viết test cho một hàm đơn giản thực hiện phép chia số học divide. Chúng ta sẽ dự kiến thiết kế hàm này có thể tiếp nhận các tham số thuộc kiểu chuỗi string hoặc number.

constdivide=(dividend =0)=>(divisor =1)=>{return dividend / divisor /1001}

module.exports = divide

Khá đơn giản, chúng ta chỉ cần trả về kết quả của phép chia tham số thứ nhất cho tham số thứ hai, rồi chia tiếp cho 1001. Bây giờ chúng ta cần viết test để dự trù các tình huống của tham số đầu vào và định hướng cách xử lý, chỉnh sửa code nếu cần thiết.

const assert =require("assert")const divide =require("./divide")// --- đảm bảo kết quả trả về đúng độ lớn và là primitive numbervar nine =divide("9")(1)
assert.strict.equal(nine,9,`Kết quả: ${result} | Kiểu: ${typeof result}`)var hado =divide("9")(2)
assert.strict.equal(hado,4.5,`Kết quả: ${hado} | Kiểu: ${typeof hado}`)
cd Desktop
node divide.test.js

AssertionError [ERR_ASSERTION]: Kết quả: 0.008991008991008992 | Kiểu: number

Ok… chúng ta đã có kiểu trả về là number nhờ tính năng tự chuyển đổi kiểu khi các tham số tham gia vào phép chia /; Ở đây tham số đầu tiên được tự động chuyển về kiểu number trước khi phép chia được thực hiện và trả về kết quả. Tuy nhiên công thức thì có hơi sai rồi. 😄 Lúc nãy mình lỡ tay viết thêm cái đoạn chia tiếp cho 1001. Bạn xóa bớt đi nhé. 😄

Bây giờ đứng ở vị trí viết code sử dụng hàm divide, chúng ta cũng rất muốn rằng nếu như một trong số các tham số truyền vào không hợp lệ, thì hàm này sẽ throw một object mô tả ngoại lệ chứ không trả về một kết quả vô định kiểu như NaN. Vậy chúng ta sẽ bổ sung thêm một trường hợp kiểm tra test case trước rồi mới nghĩ đến việc sửa lại code của hàm divide.

Đây là một phương thức để thiết kế một unit có khả năng tốt hơn để vận hành đúng như chúng ta mong muốn. Bởi vì khi đặt góc nhìn từ vị trí của người sử dụng một unit được cung cấp từ đâu đó, chúng ta sẽ biết chính xác hơn những mong muốn về cách mà unit đó phản hồi trong từng trường hợp sử dụng use case cụ thể.

const assert =require("assert")const divide =require("./divide")// --- 1. đảm bảo sẽ throw ngoại lệ nếu dividend không phải là một số// --- 2. đảm bảo sẽ throw ngoại lệ nếu divisor không phải là một số// --- 3. đảm bảo kết quả trả về đúng độ lớn và là primitive number

Đây là các test case mà chúng ta có thể liệt kê được hiện tại xuất phát từ mong muốn về phương cách phản hồi của divide khi sử dụng. Ở đây test case mà chúng ta vừa viết lúc nãy nên được đặt dưới cùng, bởi vì so với các trường hợp khác thì trường hợp phép chia được thực hiện và có kết quả trả về là trường hợp khá thuận lợi happy.

Và khi chúng ta ưu tiên kiểm tra là các test case không thuận lợi trước error first, thì chúng ta sẽ có khả năng dự trù được các ngoại lệ tốt hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, code mà chúng ta viết ra sẽ ít có khả năng gặp lỗi hơn khi vận hành thực tế.

// --- 1. đảm bảo sẽ throw ngoại lệ nếu divident không phải là một sốvarmaybeNine=(_)=>divide("nine")(1)
assert.throws(maybeNine, Error,"Thiếu logic kiểm tra divident")

Chạy test trước để kiểm tra hoạt động của code test. Lúc này chúng ta chưa bổ sung logic kiểm tra tham số divident do đó hàm divide sẽ không throw ngoại lệ. Do đó assert.throws() sẽ báo lỗi và in ra chuỗi thông báo trong code.

node divide.test.js

AssertionError [ERR_ASSERTION]: Missing expected exception (Error): Thiếu logic kiểm tra dividend

Bổ sung logic xử lý cho hàm divide.

constdivide=(dividend =0)=>(divisor =1)=>{  dividend = Number.parseFloat(dividend)// - - - - - - - - - - - - - - - - - -if(Number.isNaN(dividend))thrownewError("dividend không phải là một số")elsereturn dividend / divisor
      }

Chắc là cái test case mới cũng ổn rồi. Chúng ta sẽ bổ sung luôn cái test case tiếp theo rồi mới chạy test.

// --- 1 đảm bảo throw trong trường hợp divident không phải là một sốvarmaybeNine=(_)=>divide("nine")(1)
assert.throws(maybeNine, Error,"Thiếu logic kiểm tra divident")// --- 2. đảm bảo sẽ throw ngoại lệ nếu divisor không phải là một sốvarmaybeHado=(_)=>divide(9)("two")
assert.throws(maybeHado, Error,"Thiếu logic kiểm tra divisor")// --- 3. đảm bảo kết quả trả về đúng độ lớn và là primitive numbervar nine =divide("9")(1)
assert.strict.equal(nine,9,`Kết quả: ${nine} | Kiểu: ${typeof nine}`)var hado =divide("9")(2)
assert.strict.equal(hado,4.5,`Kết quả: ${hado} | Kiểu: ${typeof hado}`)
node divide.test.js

AssertionError [ERR_ASSERTION]: Missing expected exception (Error): Thiếu logic kiểm tra divisor

Như vậy là logic dividend đã hoạt động tốt và chúng ta code test case cho divisor cũng đã hiện thông báo cần thêm logic kiểm tra divisor.

constdivide=(dividend =0)=>(divisor =1)=>{  dividend = Number.parseFloat(dividend)
         divisor = Number.parseFloat(divisor)// - - - - - - - - - - - - - - - - - -if(Number.isNaN(dividend))thrownewError("dividend không phải là một số")if(Number.isNaN(divisor))thrownewError("divisor không phải là một số")elsereturn dividend / divisor
      }
node divide.test.js

Không có gì được in ra trong console cả. Chắc ổn rồi. :D

Tiến trình viết test và bổ sung logic xử lý cho divide dần dần như chúng ta vừa thực hiện được gọi là Test Driven Development (TDD) – dịch nôm na là quy trình phát triển phần mềm dựa trên tác vụ kiểm thử. Tức là chúng ta cứ viết test case trước rồi mới viết code xử lý logic thực tế để vượt qua được mấy cái test case. Như vậy khi chúng ta đặt suy nghĩ về phương cách phản hồi của một unit sẽ ít bỏ sót những trường hợp ngoại lệ hơn.

Và trong trường hợp chúng ta có 1001 unit từ cấp atomic (nguyên tử) cho tới planetary (hành tinh) thì chúng ta sẽ có 1001 tệp .test.js. Lúc này nếu như chúng ta đang có một unit cỡ planetary đang hoạt động tốt với một vài test case, và tự nhiên nghĩ ra một cái test case mới cho một unit cỡ atomic ở bên dưới. Việc chỉnh sửa code logic của một atomic bên dưới để đáp ứng với test case mới có thể sẽ ảnh hưởng tới cả những cái planetary khác nữa đang lệ thuộc vào cái atomic.

Nếu vậy chúng ta sẽ cần phải chạy test lại 1001 tệp .test.js để đảm bảo rà soát được hết sự ảnh hưởng của một atomic tới toàn bộ project; Và công việc này chắc chắn là cần được tự động hóa giúp tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian để dành cho việc suy nghĩ về logic xử lý của các unit. Vì vậy nên…

Một số Framework Unit Test phổ biến

Chắc chắn là có rất nhiều framework hỗ trợ tác vụ này, nhưng mình không sử dụng nhiều nên không biết hết để mà giới thiệu đủ. Trong danh sách dưới đây thì mình liệt kê tạm một vài cái framework mà mình biết, nếu bạn tìm thấy thêm cái nào thì chat spam ở cuối bài giúp mình để ghi chú lại đây nhé. Nhỡ có lúc cần tới. 😄

Tuy nhiên đối với nhu cầu sử dụng cơ bản dành cho các beginner như chúng ta thì có lẽ là framework nào cũng như nhau thôi. Vì vậy nên bạn cứ chọn tạm cái nào nghe tên gọi thấy xuôi xuôi mà dùng. 😄 Mình thì chọn Jest của Facebook và QUnit của jQuery.

Sau khi đã chọn được một framework để tự động hóa việc chạy test thì chúng ta cần thêm một công cụ hỗ trợ chạy code từ từ từng bước một để lần ra logic cần sửa lại khi gặp một test case mới. Trước đó thì chúng ta đã biết tới lệnh debugger; và trình chạy code Inspector trong các trình duyệt web.

NodeJS mặc định không có ứng dụng đồ họa để thể hiện một Inspector như vậy và sẽ cần một chút thiết lập để mượn tạm giao diện tương tác của các trình duyệt web Chromium-based (được xây dựng trên Chromium) – cụ thể là Google Chrome, Microsoft Edge, Opera, v.v… Và trong bài viết sau thì chúng ta sẽ tìm hiểu cách thiết lập để sử dụng một Inspector hỗ trợ soát lỗi vận hành khi xây dựng các ứng dụng trên NodeJS.

(Sắp đăng tải) [NodeJS] Bài 12 – Inspector & Debugging

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ