[UseCase – 003] Authentication và Authorization với AWS API Gateway

Tiếp tục với series AWS UseCase, chủ đề lần này sẽ là các phương pháp triển khai Authentication/Authorization với AWS API Gateway. Nội dung UseCase sẽ bao gồm 2 phần: Tìm hiểu sơ lược về SSO Mô hình hoạt động và cách thức triển khai tích hợp 3rd IdP với AWS API Gateway. SSO là

Tiếp tục với series AWS UseCase, chủ đề lần này sẽ là các phương pháp triển khai Authentication/Authorization với AWS API Gateway.

Nội dung UseCase sẽ bao gồm 2 phần:

  1. Tìm hiểu sơ lược về SSO
  2. Mô hình hoạt động và cách thức triển khai tích hợp 3rd IdP với AWS API Gateway.

SSO là gì?

Single Sign-on (SSO) là phương thức xác thực, ủy quyền tập trung cho phép người dùng sử dụng thông tin đăng nhập duy nhất 1 lần và truy cập vào nhiều tài nguyên/dịch vụ.
Điều này sẽ đem lại sự tiện lợi cho cả khách hàng và người quản trị, theo đó cũng có thể cải thiện trải nghiệm người dùng.

Một ví dụ đơn giản nhất là chúng ta có thể sử dụng tài khoản Gmail, Facebook để đăng nhập vào rất nhiều website/service. Tuy nhiên, sự tiện lợi sẽ gây ra nhiều rủi ro về bảo mật.
Các vụ tấn công gây lộ lọt thông tin tài khoản Facebook/Gmail thường do người dùng sử dụng tính năng SSO này mà ra. Attacker thường sẽ khai thác thông tin này trên các website/service đã SSO với Facebook/Gmail.

Vấn đề bảo mật của SSO tôi sẽ không đề cập trong bài viết này.

Có 2 phương thức SSO phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Security Assertion Markup Language (SAML): cung cấp Authentication + Authorization và thường sử dụng cho Web Identity.
  • OpenID + OAuth2: OpenID cung cấp tính năng Authentication; OAuth2 cung cấp tính năng Authorization và thường sử dụng cho API Identity.

Workflow

Về cơ bản, workflow của SSO sẽ như ảnh dưới. Tuy nhiên, còn thiếu phần Authorization trong đó:

  • Với SAML, Authen + Author sẽ được thực hiện trong 1 lần request từ phía User.
  • Với OpenID/OAuth2, thường sẽ yêu cầu User thực hiện 2 bước Authentication và Authorization.

image.png

Tích hợp Identity Provider với AWS API Gateway

Nào chúng ta đi vào nội dung chính, việc triển khai API thông tin API Gateway là tính năng rất phổ biến khi triển khai dịch vụ trên hạ tầng AWS.
Với khả năng scaling mạnh mẽ và việc tích hợp với native service trên AWS, API Gateway cung cấp tính sẵn sàng và tính linh hoạt rất cao.

Cùng điểm qua cách xác thực người dùng khi sử dụng API Gateway:

  • Sử dụng native Identity Provider Amazon Cognito: identity pool + user pool
  • Sử dụng Custom Authorizer với Lambda Authorizer
  • Application tự quản lý user/pass bằng cách lưu trữ thông tin trong DynamoDB hoặc AWS RDS, lúc này application sẽ phải tự làm từ A-->Z. Tôi sẽ không đề cập đến phương pháp này trong bài viết.

Amazon Cognito

Amazon Cognitonative Identity Provider của Amazon cho phép Authentication/Authorization cho Web Application và Mobile Application. Cognito gồm 2 thành phần chính:

  • User pool cung cấp tính năng Authentication cho phép:
    • Lưu trữ thông tin xác thực của ứng dụng và hoạt động như một Authentication Provider.
    • Có thể federate với 3rd IdP cho phép xác thực người dùng thông qua Public Identity Provider.
  • Identity Pool cung cấp tính năng Authorization
    • Có khả năng tích hợp với User Pool hoặc External Authentication Provider
    • Hỗ trợ Guest User (Unauthenticated User)

Bản thân Amazon Cognito đã cung cấp đầy đủ tính năng của Identity Provider, tuy nhiên điểm yếu của Cognitonative AWS Service, do đó việc triển khai Multi-Cloud là không khả thi. Do đó, việc tích hợp với 3rd IdP sẽ được ưu tiên hơn. Có thể có 2 dạng 3rd IdP:

  • Public Identity Provider: Facebook, Google, Apple…
    • Đối với dạng IdP này, trong Cognito Console có option cho phép enable trực tiếp với App ID đã được tạo sẵn ở phía Facebook, Google, Apple…
  • Customer-managed Identity Provider: AzureAD, ADFS…
    • Đối với dạng IdP này, chúng ta sẽ phải lựa chọn SAML hoặc OpenID/OAuth2 và phải thực hiện khai báo SAML Provider/OpenID Provider trong AWS IAM. Có thể tham khảo link đã nhúng…

AWS Cognito Workflow

Cognito có thể có 2 workflow: Basic (Classic) Flow; Enhanced (Simplified) Flow. Với các ứng dụng hiện nay, Enhanced Flow sẽ mặc định được sử dụng khi tạo Identity Pool. Chúng ta có workflow model khi tích hợp với 3rd Identity Provider như sau:

image.png

Với AWS chúng ta luôn luôn sử dụng AWS Service Token Service để cấp quyền truy cập tạm thời vào AWS ServiceAWS Cognito sẽ cần cung cấp quyền invoke API sts:AssumeRoleWithWebIdentity để tương tác với AWS STS.

Chúng ta có Workflow hoàn chỉnh khi tích hợp với AWS API Gateway như sau:

image.png

Lambda Authorizer

AWS Cognito không hỗ trợ dạng custom authorization scheme:

  • KHÔNG hỗ trợ Bearer Token with OAuth/SAML.
  • KHÔNG hỗ trợ nhận diện người dùng bằng HTTP Parameter/Header.

Trong trường hợp này sẽ sử dụng một thành phần trung gian là Lambda Authorizer được xây dựng bằng AWS Lambda cho phép xây dựng Authorization scheme theo ý muốn.
Với Lambda Authorizer chúng ta có thể thực hiện 2 hành động:

  • Verify Token từ Authorization Header trong HTTP Request của người dùng.
  • Tạo Dynamic IAM Polices dựa vào thông tin người dùng trong HTTP Request (Parameter, Header)

Chúng ta có flow đơn giản như sau:

image.png

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao phải sử dụng Dynamic IAM Polices?

Vâng, vấn đề ở đây là khi các ứng dụng được xây dựng nhằm cung cấp cho nhiều/rất nhiều người dùng hoặc trong môi trường multi-tenant thì việc isolation multi-tenant rất quan trọng.
Theo đó, nếu việc lưu trữ tài nguyên của mỗi user hoặc mỗi tenant tại S3 bucket đại diện bởi Username hoặc TenantID thì với mỗi HTTP Request, application phải nhận diện được User/tenant phục vụ gán quyền truy cập chính xác vào bucket hoặc resource liên kết với User/tenant đó.

Cùng xem một IAM Policy Template với dynamic attribute như bên dưới:

{
  "Version": "2012-10-17",
  "Statement": [
    {
      "Effect": "Allow",
      "Action": ["s3:ListBucket"],
      "Resource": ["arn:aws:s3:::myBucket"],
      "Condition": {"StringLike": {"s3:prefix": ["Amazon/mynumbersgame/${www.amazon.com:user_id}/*"]}}
    },
    {
      "Effect": "Allow",
      "Action": [
        "s3:GetObject",
        "s3:PutObject",
        "s3:DeleteObject"
      ],
      "Resource": [
        "arn:aws:s3:::myBucket/amazon/mynumbersgame/${www.amazon.com:user_id}",
        "arn:aws:s3:::myBucket/amazon/mynumbersgame/${www.amazon.com:user_id}/*"
      ]
    }
  ]
}

Với template này có thể lưu trữ tại S3 bucket, với mỗi request của User sẽ được grant permission vào đúng S3 bucket của User đó. Và đây chính là quá trình Authorization cho phép User truy cập vào dữ liệu của họ.

Đối với Lambda Authorizer cũng có language-based template được build sẵn, bạn đọc có thể tham khảo tại link đã nhúng.

Nâng tầm Lambda Authorizer

Để đơn giản hóa việc quản lý cũng như tạo dynamically IAM policies, AWS đã giới thiệu Token vending machine với ý tưởng là đút cái JWT (JSON web token) vào là nó nhả ra IAM Policies =))

Chúng ta có thể deploy một cách đơn giản sử dụng AWS Cloudformation theo hướng dẫn Link ở đây.

Cơ chế hoạt động của Token vending machine trong Link ở đây.

Viết đến đây tui mệt lắm rồi! Bài viết xin kết thúc ở đây!

Chúng ta sẽ gặp lại ở chủ để tiếp theo, cơ mà để tui nghĩ tiếp đã =)) Tạm biệt!

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ