[UseCase – 001] AWS Cloudfront Signed URL – AWS S3 Pre-signed URL – One-time URL

Chào mọi người, dạo gần đây tôi đang ôn thi AWS Solution Architect Professional. Trong quá trình ôn thi, có một số use case khá hay, nó bao gồm cả Solution và Security Best Practice vì vậy tôi sẽ viết một series về các Use Case này. AWS Cloud nói riêng và các nền tảng

Chào mọi người, dạo gần đây tôi đang ôn thi AWS Solution Architect Professional. Trong quá trình ôn thi, có một số use case khá hay, nó bao gồm cả SolutionSecurity Best Practice vì vậy tôi sẽ viết một series về các Use Case này.

AWS Cloud nói riêng và các nền tảng Cloud khác là tập hợp rất nhiều services/components (thường gọi là native services/components để phân biệt với các giải pháp third-party), do đó việc thiết kế cho một workflow hay một system trên Cloud sẽ phải nhúng Security vào từng Services/Components.

Do vậy, dù tôi đang là một Security Engineer nhưng tôi chọn AWS Solution Architect để theo đuổi. Hiểu sâu về kiến trúc services/components sẽ dễ dàng đánh giá được nó cần những tiêu chỉ bảo mật gì và nếu cần thiết thì chuyển ngành sang Cloud luôn (biết đâu chừng nếu mảng này thú vị) =)))

Loạt bài viết này tôi hướng tới 2 mục tiêu:

  • Note lại các Use Case hay và có ích để có thể tham khảo về sau (nếu trí nhớ ngày càng dở tệ) =))
  • Chia sẻ nho nhỏ những thứ hay ho đến các bạn trẻ có mục tiêu theo đuổi AWS Solution Architect.

Với những mục tiêu như trên thì bài viết sẽ KHÔNG tập trung quá nhiều vào những khái niệm cơ bản mà sẽ đi thẳng vào nội dung chính và nó sẽ dành cho những người đã có hiểu biết về AWS Cloud.

Giới thiệu tổng quan

Trước khi đi vào trường hợp cụ thể như tiêu đề tôi đã viết, tôi sẽ lướt qua khái niệm một chút để gợi nhớ:

  • AWS Cloudfront – ngắn gọn và dễ hiểu nó là dạng CDN-as-a-service cung cấp dịch vụ CDN cho nền tảng Web. CDN là gì thì bạn có thể đọc thêm ở bài viết Tản mạn CDN và một số công nghệ xoay quanh CDN trước đó của tôi.
  • AWS S3 – ngắn gọn và đơn giản nó là dạng Storage-as-a-service cung cấp dịch vụ lưu trữ Object Storage.
  • AWS API Gateway – thành phần API Gateway quản lý tập trung các API theo kiến trúc service-oriented architecture (SOA). Chúng ta có thể làm rất nhiều thứ với nó bao gồm cả Security API, Management API, Authentication & Authorization with SSO (SAML/OpenID&OAuth2).
  • AWS SNS/SESAWS Simple Notification ServiceAWS Simple Email Service, đây là các dịch vụ cung cấp khả năng Notification và Email dựa theo trigger từ một event nào đó

Use Case

Nào bây giờ chúng ta sẽ đi vào Use case mà tôi đã đề cập ở trên.

Context

Trang thương mại điện tử cho phép khách hàng login bằng account của họ sau đó sử dụng chức năng Tạo hóa đơn để lấy hóa đơn của món hàng họ đã mua. Một số giải pháp đơn giản có thể có:

  • Case 1: Sau khi khách hàng click tạo hóa đơn và chọn món hàng cần tạo hóa đơn --> Hệ thống sẽ tự động generate và lưu xuống máy khách hàng. Với trường hợp này sẽ có một số bất cập như sau:
    • Nếu khách hàng bị đánh cắp tài khoản thì dữ liệu này sẽ được lấy trực tiếp từ website --> Ảnh hưởng tính bảo mật dữ liệu.
  • Case 2: Sau khi khách hàng click tạo hóa đơn và chọn món hàng cần tạo hóa đơn --> Hệ thống sẽ tạo ra một đường link và nhúng vào Button Tải về, khách hàng Click vào đó để tải hóa đơn về. Theo đó:
    • Link này sẽ phải thiết lập Expire Time, sau khi hết khoảng thời gian này đường link sẽ không còn tồn tại nữa --> Đảm bảo tính bảo mật dữ liệu.
  • Case 3: Sau khi khách hàng click tạo hóa đơn và chọn món hàng cần tạo hóa đơn --> Hệ thống sẽ tạo ra một One-time URL và gửi về email liên kết với tài khoản của khách hàng. Theo đó:
    • Đường link hóa đơn của khách hàng sẽ được bảo mật, khách hàng phải đăng nhập vào email để tải nó về.
    • Đường link chỉ được truy cập 1 lần do dó tăng cường thêm tính bảo mật cho dữ liệu.

Notion

  • Case 1: Case này hoàn toàn xử lý ở phía ứng dụng --> Tôi sẽ không đề cập trong bài viết này.
  • Case 2: Case này chúng ta sẽ có một số hướng như sau:
    • Sử dụng AWS Cloudfront Signed URL và thiết lập policy Expire Time cho URL bằng cách sử dụng Canned Policy hoặc Custom Policy
    • Sử dụng AWS S3 pre-signed URL với thông số Expiration TimeIAM Policy cho phép thiết lập thêm một số điều kiện bổ sung (Eg: SourceIP, Read/Write Permission…)
    • Sử dụng kết hợp AWS Cloudfront Signed URLAWS S3 pre-signed URL
  • Case 3: Đối với One-time URL, một điều khá đáng tiếc là tính năng này AWS chưa hỗ trợ do đó ta sẽ phải xây dựng workflow để đạt được tính năng này:
    • Step 1: Sử dụng AWS S3 pre-signed URL để tạo ra Temporary Link.
    • Step 2: Lưu lại AWS S3 pre-signed URL trong AWS DynamoDB phục vụ theo dõi lượt truy cập của URL này.
    • Step 3: Expose AWS S3 pre-signed URL by AWS Cloudfront và sử dụng [email protected] để tracking/terminate truy cập đến URL.

How to work?

Về cơ bản, cơ chế hoạt động của cả AWS Cloudfront Signed URLAWS S3 pre-signed URL đều sử dụng Digital Signature để đảm bảo tính Non-repudiation và để đảm bảo URL không bị chỉnh sửa.
Tuy nhiên, có một chút khác biệt nhỏ:

  • AWS Cloudfront Signed URL: Cần chọn signer và phải tạo Key Pair phục vụ Digital Signature, có thể xem tại Specifying signers.
  • AWS S3 pre-signed URL: Key pair cho Digital Signature được tạo tự động trong quá trình tạo presigned URL.

Template Signed URLpresigned URL trong mục Appendix bên dưới, các bạn có thể xem thêm.

Design

Mô hình triển khai: AWS Cloudfront Signed URL + AWS S3 pre-signed URL

image.png

Mô hình trên đã khá rõ ràng về flow hoạt động, tuy nhiên có một số lưu ý:

  • Trong mô hình chưa có thành phần backend thực hiện các nghiệp vụ:
    • Generate data file và đẩy dữ liệu vào S3 Bucket.
    • Middle-ware phục vụ truyền tải dữ liệu giữa các thành phần, cụ thể là Lambda Function hoặc các thành phần AWS Simple Queue Service.
  • Ở Step 4 trong mô hình có thể có 2 cách trả kết quả về cho User:
    • Trả về trực tiếp qua giao diện web như đã nói trong mục Notion ở trên.
    • Tích hợp với AWS SNS (Simple Notification Service) và gửi email chứa link cho khách hàng.
Hmm, vậy tại sao phải kết hợp cả 2 mà không phải là sử dụng từng giải pháp riêng rẽ? Lý do như sau:
  • Dữ liệu lưu trữ trong S3 cho phép khách hàng truy cập do đó phải public S3 bucket.
  • Đa phần Web Application sẽ sử dụng AWS Cloudfront phục vụ cải thiện hiệu năng của hệ thống --> Lúc này S3 Bucket là Origin của Cloudfront .
  • Dữ liệu được tạo ra theo nhu cầu khách hàng --> Dữ liệu tạm thời.
  • Nếu chỉ sử dụng 1 trong 2 phương án sẽ không đảm bảo tính nhất quán và tính bảo mật: người dùng có thể truy cập file được tạo ra thông qua Cloudfront URL hoặc trực tiếp truy cập S3 URL của file đó (nếu có thông tin).
    • Thiết lập Workflow Access Point duy nhất là Cloudfront (tất cả các request đều phải đi qua Cloudfront)
    • Access logs không nhất quán, khó khăn trong việc truy vết cũng như quản lý ứng dụng.
    • Phân tán về Security Policy & Configuration Template gây khó khăn trong việc triển khai, vận hành.
    • Nó sẽ có ích trong trường hợp cần sử dụng tính năng One-time URL sẽ trình bày bên dưới.

Security Policy

  • Đầu tiên, chúng ta thiết lập IAM Policy chỉ cho phép Cloudfront OAI (Origin Access Identity) – một loại user đặc biệt của Cloudfront, có quyền Read trên S3 Bucket
{
    "Version": "2012-10-17",
    "Id": "PolicyForCloudFrontPrivateContent",
    "Statement": [
        {
            "Effect": "Allow",
            "Principal": {
                "AWS": "arn:aws:iam::cloudfront:user/<Cloudfront_OAI_ID>"
            },
            "Action": [
                "s3:GetObject"
            ],
            "Resource": "arn:aws:s3:::<S3_BUCKET_NAME>/*"
        }
    ]
}
  • Thứ 2, thiết lập Expiration Time trong khi tạo AWS S3 pre-signed URL
  • Thứ 3, thiết lập Canned Policy hoặc Custom Policy cho AWS Cloudfront Signed URL
{
  "Statement": [
      {
          "Resource": "http://d111111abcdef8.cloudfront.net/game_download.zip",
          ("Resource": "http://d111111abcdef8.cloudfront.net/training/*",)
          "Condition": {
              "IpAddress": {
                  "AWS:SourceIp": "x.x.x.x/24"
              },
              "DateLessThan": {
                  "AWS:EpochTime": 1357034400
              },
              "DateGreaterThan": {
                  "AWS:EpochTime": 1357032200
              }
          }
      }
  ]
}

Phần tiếp theo sẽ là thiết kế cho chức năng One-time URL .

Mô hình triển khai One-time URL

image.png

Về cơ bản, luồng hoạt động của One-time URL vẫn dựa trên 2 tính năng cơ bản đã trình bày ở mục 1 (Cloudfront Signed URl và S3 Presigned URL), tuy nhiên sẽ có thêm 2 thành phần phục vụ tracking số lần truy cập của Cloudfront signed URLterminate truy cập khi số lần truy cập = 1 (đảm bảo tính năng của One-time URL):

  • [email protected]: deploy dạng inline component phục vụ tracking/terminate URL
  • DynamoDB: lưu trữ thông tin Cloudfront Signed URL đã tạo ra và gửi cho khách hàng.

Luồng hoạt động theo mô hình đã cũng đã quá clear rồi, security cho các thành phần cũng tương tự như mục 1. Điểm chú ý duy nhất ở đây là [email protected] đây là 1 tính năng của AWS Cloudfront hoạt động ở ngay lớp Edge (nghĩa là ở gần với User nhất – ở ngay access point của application). Về chức năng thì cũng tương tự như AWS Lambda function.

Tuy nhiên, chúng ta không dùng AWS Lamdba Function vì cơ bản chúng ta cần theo dõi, xử lý các requests của khách hàng ở ngay lớp Edge do đó, nếu dùng Lambda các requests đã đi qua Cloudfront có thể gây ra một số hệ lụy về Security cũng như Performance của application.

Appendix

  • Template S3 presigned URL
https://<bucket_name>.s3-eu-west-1.amazonaws.com/test.txt
?X-Amz-Algorithm=AWS4-HMAC-SHA256
&X-Amz-Credential=AKIAINGQCJMAROJWPJ3A%2F20180930%2Feu-west-1%2Fs3%2Faws4_request
&X-Amz-Date=20180930T145820Z
&X-Amz-Expires=900
&X-Amz-Signature=ebb4245bcd774a678c0685419ab5b4012845f61cea6aa2092661f89f3948cf8b
&X-Amz-SignedHeaders=host
  • Template Cloudfront Signed URL
https://d2tphqjsvmbzmt.cloudfront.net/test.txt
?X-Amz-Algorithm=AWS4-HMAC-SHA256
&X-Amz-Credential=AKIAINGQCJMAROJWPJ3A%2F20180930%2Feu-west-1%2Fs3%2Faws4_request
&X-Amz-Date=20180930T145820Z
&X-Amz-Expires=900
&X-Amz-Signature=ebb4245bcd774a678c0685419ab5b4012845f61cea6aa2092661f89f3948cf8b
&X-Amz-SignedHeaders=host

OK, kết thúc Use Case - 001, hi vọng chúng ta sẽ gặp nhau sớm tại Use Case - 002.
Bài viết sẽ có những vấn đề chưa được rõ ràng hoặc sai sót, hi vọng tôi sẽ nhận được những đóng góp từ bạn đọc.

Xin cảm ơn!

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ