URL là cái gì? Các cấu trúc cơ bản của URL

Khi duyệt web, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe tới URL ( u rờ lờ) (iu a eo), vậy URL là cái gì và cấu trúc cơ bản của một URL sẽ như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn. URL là cái gì? Nếu ví website như là

Khi duyệt web, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe tới URL ( u rờ lờ) (iu a eo), vậy URL là cái gì và cấu trúc cơ bản của một URL sẽ như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

image.png

URL là cái gì?

Nếu ví website như là một căn nhà, vậy URL chính là địa chỉ của căn nhà đó.

Uniform Resource Locator (viết tắt URL, nghĩa tiếng Việt: Hệ thống định vị tài nguyên thống nhất; được gọi một cách thông thường là một địa chỉ web ) là một tham chiếu đến tài nguyên web chỉ định vị trí của nó trên một mạng máy tính và cơ chế để truy xuất nó. URL là một loại Mã nhận dạng tài nguyên thống nhất (Uniform Resource Identifier). http://www.example.com là một URL, trong khi www.example.com thì không phải. Giao thức cho URL phổ biến nhất cho các trang web tham chiếu là HTTP, nhưng các giao thức khác cũng được sử dụng như FTP để truyền file, Mailto cho email, JDBC để truy cập cơ sở dữ liệu và các giao thức khác.

Về cơ bản thì URL chia thành 5 phần, và chúng rất quan trọng đế tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UX) và SEO.

Để giúp mọi người hiểu thêm về cấu trúc của URL, ta sẽ đi khám phá từng phần của nó 🔥

Cấu trúc của một URL

Một URL bao gồm 5 phần chính: scheme, subdomain, second-level domain, và subdirectory.

Scheme

Scheme hiển thị cho máy chủ web sử dụng giao thức nào khi truy cập một trang trên web.

image.png

Ngày nay, HTTPs (Hypertext Transfer Protocol Secure) được coi là giao thức phổ biến nhất. Giao thức bảo mật này bảo vệ khách truy cập trang web và triển khai nó sẽ giúp trang web xếp hạng tốt hơn trên Google. Đó là lý do tại sao việc thực hiện SSL là một việc phải làm trên bất kỳ SEO nào.

Trong các trình duyệt hiện đại, về mặt kỹ thuật Scheme không nhất thiết là một phần của URL. Nếu bạn nhập trang web như facebook.com, trình duyệt sẽ tự động xác định giao thức phù hợp để sử dụng. Tuy nhiên, một số ứng dụng khác (và giao thức) lại yêu cầu sử dụng scheme.

Subdomain

Ngay cái tên subdomain khi dịch ra cũng đã cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của nó. Đây thường được gọi là tên miền con của tên miền chính. Chính vì là miền con của miền chính nên tên miền con này mang đầy đủ những tính chất như một miền chính và chúng ta có thể sử dụng nó giống như miền chính. Đặc điểm để nhận dạng là tên của chúng có chứa tiền tố đằng trước tên miền chính ví dụ như: ctf.viblo.asia]

image.png

Subdomain là tên miền phụ rất dễ tạo lập chỉ cần dựa trên tên miền chính. Nó mang đến cho người dùng rất nhiều ưu điểm và lợi ích thiết thực nhất.

Second-level domain

Second-level domain (SLD) được coi như là tên của website mà người dùng đặt cho nó.

image.png

SLD giúp người dùng nhận ra họ đang truy cập vào trang web của một thương hiệu hay cá nhân nhất định. Chẳng hạn, những người truy cập “MLB.com” biết rằng họ đang ở trên trang web của Major League Basketball, mà không cần thêm thông tin.

Top-level domain

Top-level domain (hay còn được gọi với cái tên là tên miền) chỉ định loại miền mà bạn đã đăng kí.

image.png

Ví dụ

  •     .com: là kí hiệu viết tắt của từ commercial, nghĩa là thương mại, là phần mở rộng tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay.
    
  •     .net: viết tắt của từ network, nghĩa là mạng lưới, thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty kinh doanh website, và các tổ chức khác có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet.
    
  •     .org: viết tắt của từ organization, có nghĩa là tổ chức, thường được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức liên kết thương mại.
    
  •     .gov: tên miền dành cho các cơ quan tổ chức thuộc chính phủ.
    
  •     .edu: tên miền dành cho các tổ chức giáo dục, trường học.
    
  •     .asia: dành cho khách hàng, tổ chức thuộc khu vực châu á.
    
  •     Và những tên miền quốc gia (.vn, .com.vn) thường được người trong nước tin tưởng hơn là tên miền quốc tế (.com, .net, .org).
    

Hiện nay có rất nhiều tên miền mới được sử dụng nhằm tăng tính đa dạng cho website.

Subdirectory

Subdirectory (subfolder) cung cấp cho người dùng cái nhìn trực quan về phần cụ thể của trang web mà người dùng đang truy cập.

image.png

Ví dụ, nếu một trang web bán hàng muốn kinh doanh một loại hàng như t-shirt, hat, thì một trong những URL của website đó nên là https://shop.banhangvjppro.hehe/hat/
Trong đó, /hat chính là subdirectory, còn shop. là subdomain

URL Structure: Subtle Yet Essential

Bài viết trên đây cũng đã mô tả được cấu trúc cơ bản của một URL. Đây không phải là cấu trúc tổng quát, tuy nhiên ở phạm vi kiến thức cơ bản thì chúng ta cũng không cần đi sâu vào. Phần lớn các URL website mà sau này các bạn xây dựng sẽ tương tự như trên.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ