Từ sinh viên trái ngành, mình đã trở thành software engineer tại Singapore như thế nào?

Chào mọi người, mình là Phương hiện đang làm software engineer tại công ty Padlet Singapore. Dạo gần đây, mình thấy có khá nhiều bạn trẻ băn khoăn về việc “Học trái ngành thì có làm công nghệ thông tin được không”? Thật ra, đó cũng là câu hỏi mình từng đặt cách đây 3

Chào mọi người, mình là Phương hiện đang làm software engineer tại công ty Padlet Singapore. Dạo gần đây, mình thấy có khá nhiều bạn trẻ băn khoăn về việc “Học trái ngành thì có làm công nghệ thông tin được không”?

Thật ra, đó cũng là câu hỏi mình từng đặt cách đây 3 năm về trước. Nhưng vượt qua những ngờ vực về bản thân, hôm nay mình muốn chia sẻ với mọi người câu chuyện: Từ một sinh viên trái ngành, mình đã quyết tâm theo đuổi công nghệ thông tin để trở thành một software engineer tại Singapore như thế nào.

Mong rằng bài viết chia sẻ này của mình sẽ giúp các bạn có thêm động lực cũng như thông tin hữu ích cho những ai đang tìm kiếm cơ hội việc làm tại Singapore.

Giai đoạn đầu của trai kinh tế “chán ngành” và niềm đam mê công nghệ cháy bỏng.

Vào thời điểm bắt đầu năm 3 Đại học, mình đã có một quyết định vô cùng quan trọng, đánh dấu “bước ngoặt” của cuộc đời mình, đó chính là chuyển ngành sang công nghệ thông tin.
Nguyên nhân cho việc này xuất phát từ việc bản thân mình nhận ra mình không thực sự yêu thích ngành học hiện tại (Kinh tế Quốc tế), thay vào đó, mình thực sự hứng thú với việc học về lập trình và mong muốn trở thành một software engineer.

Đương nhiên, đó không phải một sở thích nhất thời, mình đã thích học Tin học từ hồi cấp 3, nhưng do bị ảnh hưởng bởi định hướng của gia đình, mình mới phải đành lòng theo ngành kinh tế. Sau 2 năm học, mình cảm thấy gò bó và không muốn theo ngành này nữa. Từ đó mình quyết tâm theo đuổi ước mơ thực sự của mình – ngành công nghệ thông tin.

Vì là sinh viên “chuyển ngành”, bắt đầu muộn hơn những bạn khác, mình hiểu rằng bản thân càng phải cố gắng nhiều hơn, dùng 200-300% sức lực mỗi ngày để trau dồi kiến thức. Thời gian đầu, mình chủ yếu là tìm nguồn tự học trên mạng. Sau này, khi thấy bản thân cần học nâng cao hơn, mình mới quyết định đi học ở trung tâm.
Sau khoảng 1 năm, mình đã apply thành công cho vị trí thực tập sinh cho một công ty Startup công nghệ. Và đó là bước đệm để mình quyết tâm theo đuổi ngành công nghệ thông tin đến cùng.

Quyết tâm “go global” để trở thành một “international software engineer”.

Trong thời gian thực tập, mình rất may mắn khi được gặp được một số anh đã có cơ hội làm việc tại nước ngoài. Có anh đã lên vị trí leader và làm ở Singapore 4 -5 năm. Những chia sẻ từ các anh thật sự rất quý và từ đó đã nuôi cho mình hi vọng và quyết tâm để “Go global” và đi sang Singapore làm software engineer.

Mình bị thu hút bởi Singapore ban đầu vì được biết nơi đây nổi tiếng với môi trường an toàn, hệ thống giáo dục tốt, văn hóa Á Đông (gần giống Việt Nam), chính trị ổn định và chính sách mở cửa cho người nước ngoài cực kỳ tốt. Hơn nữa còn có hàng loạt các công ty công nghệ bậc nhất thế giới: Google, Apple, Amazon, các công ty Startup có headquarter tại Sing: Grab, Traveloka, Shopee,…Mức lương lại hấp dẫn thấp nhất 6500 – 7300 SGD/tháng (tương đương khoảng từ 100tr đồng/tháng với đối tượng các bạn sinh năm từ 1998 – 1988) (Mức lương này là mức lương mình được chia sẻ từ 2 anh tech lead làm ở Ninjavan và Cake Defi Singapore)

Ban đầu mình cũng khá tự ti nhưng các anh cũng chia sẻ là LTV 2-3 năm kinh nghiệm ở Việt Nam cũng nhiều mà người Việt mình vốn dĩ khả năng chẳng thua kém bất cứ LTV nước nào, lại chăm chỉ khiêm tốn, thái độ tốt. =))))) Nói chung nghe thì có vẻ cũng trong khả năng đi được. Mình cũng thử apply vào 1-2 công ty nhưng rồi fail vì bản thân lúc đó cũng chưa hiểu lắm những tiêu chí tuyển dụng, văn hóa tuyển dụng của các công ty bên Sing.

Cuối cùng mình được bạn rủ tham gia vào khóa Global Developer tại MindX. Khóa học nhằm mục đích ôn luyện các kiến thức công nghệ chuyên sâu, học Tiếng Anh chuyên ngành, hướng dẫn cách xây dựng CV theo tiêu chuẩn quốc tế….và còn được hướng dẫn trực tiếp từ cố vấn nghề nghiệp với trung tâm cũng kết nối việc làm sau khi tốt nghiệp. Nên mình quyết định đi học để nâng cao kỹ năng nhanh hơn với có mối giới thiệu việc làm.

Đây chính là “bước ngoặt” lớn để mình có thể thật sự thay đổi nhận thức và tư duy, chuẩn bị đầy đủ hành trang để ra nước ngoài làm việc

Bí quyết “vượt ải” phỏng vấn tại Singapore

Sau khoảng 1,5 năm làm việc tại Việt Nam, đồng thời vẫn chuẩn bị CV, profile Linkedin với kiến thức thì mình đã đủ tự tin để apply vào một vài công ty công nghệ tại Singapore. Sau khi pass vòng CV thì thử thách cam go nhất chính là vòng phỏng vấn. Nhìn chung, phỏng vấn tại nước ngoài sẽ phải trải qua những “cửa ải” sau:

  1. Vòng sơ loại (Screening): HR sẽ liên hệ để hẹn bạn một buổi phỏng vấn khoảng 30p với họ. Các câu hỏi chủ yếu là về kinh nghiệm làm việc, kỳ vọng công việc, mức thu nhập mong muốn…
  2. Vòng Coding Interview: làm các bài kiểm tra về kỹ năng thực tế, tùy vào vị trí bạn apply mà bài tập sẽ khác nhau. Theo kinh nghiệm của mình thì đây là vòng “cân não” và khó khăn nhất, bạn không những chỉ viết code mà còn phải trình bày cách xử lý vấn đề dựa theo dữ kiện đề bài có sẵn.
    Ví dụ như bài pv hỏi về coding của mình mà mình nhớ thì là Trình bày tất cả định nghĩa của một số cấu trúc dữ liệu như mảng, leet, queue, stack và việc ứng dụng các cấu trúc dữ liệu này vào việc coding.Có một phần mình nghĩ là khá thử thách đó là khi tham gia phỏng vấn, bạn không thể chỉ ngồi im code mà phải thể hiện được cách bạn nghĩ, phải làm rõ, xác nhận dữ kiện của đề bài và trình bày cho phía tuyển dụng hiểu ý đồ của mình. Điều này giống việc sau này bạn thể hiện khả năng xử lý vấn đề trong công việc thực tế như thế nào.
  3. Vòng Final: vòng này thì bạn sẽ được nói chuyện trực tiếp với hiring manager và senior manager. Các câu hỏi chủ yếu được đưa ra nhằm đánh giá mức độ culture fit và techfit của ứng viên.
    Nếu thành công vượt qua 3 vòng này thì bạn sẽ nhận được Offer Letter từ công ty. Và đó là cách mà mình đã apply thành công vào vị trí software engineer tại công ty Padlet Singapore.

Lời khuyên dành cho các bạn muốn trở thành international software engineer

Nhìn lại chặng đường suốt 3 năm qua, mình đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để có được thành quả của ngày hôm nay. Chính vì thế, mình hy vọng những ai đang có cùng ước mơ giống mình, hãy chuẩn bị thật kỹ càng về cả kiến thức và tinh thần trước khi quyết định “Go global” nhé. Hãy bắt đầu bằng việc

Nhất định phải có ngoại ngữ:

Muốn làm việc trong môi trường quốc tế, nhất định không thể thiếu Tiếng Anh. Ngoài reading và writing là hai thứ tối thiểu cần có của Software Engineer, chúng ta còn cần thêm khả năng speaking vì làm ở nước ngoài mà phải giao tiếp được với đồng nghiệp, với sếp nữa. Bạn không cần phải nói trôi chảy như dân bản xứ (mặc dù đương nhiên là càng giỏi càng tốt) nhưng về cơ bản, bạn cần phải nghe được, giao tiếp được ở mức thông thường và có đủ vốn từ vựng chuyên ngành để giải thích các vấn đề technical.

Mở rộng vốn kiến thức chuyên môn

Kinh nghiệm quan trọng nhưng kiến thức sâu rộng mới là thứ quan trọng nhất. Bởi vì bản chất bạn được tuyển để trở thành Software Engineer, được tuyển về để giải quyết vấn đề, tìm ra giải pháp chứ không phải là “thợ code”.

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo có thể dịch các ngôn ngữ lập trình khác nhau (từ java sang python, từ python sang C+) nghĩa là có thể làm các công việc của một coder. Nên nắm kiến thức càng chắc, càng rộng thì bạn càng có khả năng tốt hơn giải quyết những bài toán khó.
Mình chia sẻ với mọi người một số đầu sách để nắm vững kiến thức cơ bản:

  1. Clean Code a handbook of agile software craftsmanship
  2. Instruction to algorithms
  3. The pragmatic Programmer
  4. Agile software development principles patterns and practices
  5. Design pattern elements of reusable object-oriented software
    Mình cũng cần mở rộng kiến thức của bản thân vì công nghệ là thứ thay đổi đến chóng mặt, nếu không muốn bị “bỏ lại phía sau” thì phải luôn luôn cập nhật kiến thức mới.

Cần biết cách hỏi sao cho đúng

Hãy rèn luyện thói quen tự đặt câu hỏi về tất cả những thứ mình làm: Nó hoạt động thế nào, tại sao làm như vậy? Vì sao lại là thế này mà không phải thế khác? … Nhờ vào việc đặt câu hỏi, rất có thể bạn sẽ tìm ra được những giải pháp tốt hơn để giải quyết vấn đề đó.

Thêm nữa, khi nào bí quá thì mình cũng hay lên các group với diễn đàn đặt câu hỏi. Kinh nghiệm của mình cho thấy trước khi hỏi, bạn hãy niệm chú trong đầu 3 vấn đề này:

  • Hãy thử cố gắng giải quyết vấn đề trước khi hỏi

  • Hỏi đúng trọng tâm, cung cấp đầy đủ các thông tin về vấn đề

  • Không nên nhờ người khác làm luôn công việc của mình.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về hành trình “chuyển ngành” của mình. Chúc các bạn sẽ sớm thực hiện được ước mơ của bản thân nhé.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ