Tìm hiểu về gem activerecord-import trong Ruby on Rails

Chắc hẳn các bạn đã biết về các phương thức mà ActiveRecord cung cấp cho chúng ta để thêm mới một bản ghi dữ liệu trong datatabase như create, save. Tuy nhiên đối với một khối lượng dữ liệu lớn cần đưa vào database mà dùng theo cách import từng dòng như vậy thì vừa

Chắc hẳn các bạn đã biết về các phương thức mà ActiveRecord cung cấp cho chúng ta để thêm mới một bản ghi dữ liệu trong datatabase như create, save. Tuy nhiên đối với một khối lượng dữ liệu lớn cần đưa vào database mà dùng theo cách import từng dòng như vậy thì vừa tốn performance vừa tốn thời gian do ta phải gửi quá nhiều lần kết nối tới CSDL. Giải pháp của vấn đề này đó là thực hiện import nhiều bản ghi vào CSDL cùng lúc, như vậy sẽ giảm số lần kết nối tới CSDL, giúp tiết kiệm đáng kể về thời gian cũng như hiệu suất.

Vậy, câu hỏi đặt ra là làm sao để import nhiều dữ liệu cùng lúc trong Rails?

Mình có ba giải pháp để import được nhiều dữ liệu cùng lúc trong Rails như sau:

  • Giải pháp thứ nhất là sử dụng câu lệnh SQL thuần để insert nhiều bản ghi cùng lúc. Ưu điểm của giải pháp này là ta có thể sử dụng hầu hết trong các phiên bản của Ruby on Rails, còn về nhược điểm thì câu lệnh SQL khá là dài dòng, khó đọc code và không tận dụng được ưu thế của ActiveRecord.
  • Giải pháp thứ hai: hiện nay trong Rails 6 đã cung cấp thêm một method giúp chúng ta có thể import nhiều dữ liệu cùng lúc mà không cần phải viết câu lệnh SQL thuần túy. Ưu điểm của nó là ngắn gọn, dễ đọc code, dễ tái cấu trúc, tận dụng được ưu thế của ActiveRecord. Nhược điểm của nó là các method import dữ liệu này chỉ có ở Rails 6 😢, thật là buồn vì các phiên bản Ruby on Rails thấp hơn Rails 6 không được hỗ trợ tính năng này.
  • Giải pháp thứ ba: đó là sử dụng gem activerecord-import, đây là một thư viên mạnh mẽ, tương thích với mọi phiên bản Ruby on Rails, giúp chúng ta import nhiều bản ghi cùng lúc một cách dễ dàng và thuận tiện. Đây cũng là chủ đề chính trong bài viết của mình ngày hôm nay.

Gem activerecord cung cấp các tính năng high-level sau:

  • Làm việc với các cột và mảng giá trị thô (nhanh nhất)
  • Làm việc với các đối tượng model (nhanh hơn)
  • Thực hiện validations (nhanh)
  • Thực hiện trên các bản cập nhật khóa trùng lặp (yêu cầu MySQL, SQLite 3.24.0+ hoặc Postgres 9.5+)

1. Giới thiệu

Gem này thêm một method import (hoặc bulk_import, để tương thích với các gem như elasticsearch-model; xem Conflicts With Other Gems) vào các lớp ActiveRecord.

Khi không sử dụng activerecord-import, ta sẽ import nhiều dữ liệu với active record như sau:

10.times do|i|Book.create! name:"book #{i}"end

Cách viết này sẽ gọi 10 lần tới cơ sở dữ liệu. YUCK! Hãy thay thế đoạn mã trên bằng activerecord-import như sau:

books =[]10.times do|i|
  books <<Book.new(name:"book #{i}")endBook.import books    # or use import!

và chỉ cần một cuộc gọi SQL tới CSDL. Thật tuyệt phải không nào!

2. Cột và mảng

Phương thức import có thể nhận một mảng tên cột (kiểu string hoặc symbols) và một mảng các mảng con. Mỗi mảng con đại diện cho một bản ghi riêng lẻ và danh sách các giá trị của nó theo thứ tự các cột. Đây là cơ chế import nhanh nhất và cũng là sơ khai nhất.

columns =[:title,:author]
values =[['Book1','George Orwell'],['Book2','Bob Jones']]# Importing without model validationsBook.import columns, values, validate:false# Import with model validationsBook.import columns, values, validate:true# when not specified :validate defaults to trueBook.import columns, values

3. Hashes

Phương thức import có thể nhận một mảng hashes. Các keys sẽ ánh xạ đến tên cột trong CSDL

values = [{ title: 'Book1', author: 'George Orwell' }, { title: 'Book2', author: 'Bob Jones'}]

# Importing without model validations
Book.import values, validate: false

# Import with model validations
Book.import values, validate: true

# when not specified :validate defaults to true
Book.import values

4. Import bằng cách sử dụng hàm băm và tên cột rõ ràng

Phương thức import có thể nhận một mảng tên cột và một mảng các đối tượng băm. Tên cột được sử dụng để xác định các trường dữ liệu nào trong CSDL sẽ được nhập. Ví dụ sau sẽ chỉ nhập sách có trường title:

books =[{ title:"Book 1", author:"George Orwell"},{ title:"Book 2", author:"Bob Jones"}]
columns =[:title]# without validationsBook.import columns, books, validate:false# with validationsBook.import columns, books, validate:true# when not specified :validate defaults to trueBook.import columns, books

# result in table books# title  | author#--------|--------# Book 1 | NULL# Book 2 | NULL

Sử dụng hàm băm sẽ chỉ hoạt động nếu các cột nhất quán trong mọi hàm băm của mảng. Nếu điều này không đúng, một ngoại lệ sẽ được bắn ra. Có hai giải pháp là sử dụng một mảng A để khởi tạo một mảng các đối tượng ActiveRecord rồi chuyển mảng A đó vào import hoặc chia mảng thành nhiều object với các cột nhất quán và import từng object riêng biệt. (Bạn có thể xem các thảo luận trong bài viết tại đây)

arr =[{ bar:'abc'},{ baz:'xyz'},{ bar:'123', baz:'456'}]# An exception will be raisedFoo.import arr

# better
arr.map!{|args|Foo.new(args)}Foo.import arr

# better
arr.group_by(&:keys).each_value do|v|Foo.import v
end

5. ActiveRecord Models

Phương thức import có thể nhận một mảng các models. Các thuộc tính sẽ được loại bỏ khỏi mỗi model bằng cách xem các cột có sẵn trên mỗi model.

books =[Book.new(title:"Book 1", author:"George Orwell"),Book.new(title:"Book 2", author:"Bob Jones")]# without validationsBook.import books, validate:false# with validationsBook.import books, validate:true# when not specified :validate defaults to trueBook.import books

Phương thức import cũng có thể nhận một mảng các tên cột và một mảng các models. Tên cột được sử dụng để xác định trường dữ liệu nào sẽ được nhập. Ví dụ sau sẽ chỉ nhập sách có trường tên sách:

books =[Book.new(title:"Book 1", author:"George Orwell"),Book.new(title:"Book 2", author:"Bob Jones")]
columns =[:title]# without validationsBook.import columns, books, validate:false# with validationsBook.import columns, books, validate:true# when not specified :validate defaults to trueBook.import columns, books

# result in table books# title  | author#--------|--------# Book 1 | NULL# Book 2 | NULL

6. Batching

Phương thức import có thể sử dụng tùy chọn batch_size để kiểm soát số lượng hàng cần chèn cho mỗi câu lệnh INSERT. Mặc định là tổng số bản ghi được chèn vào để có một câu lệnh INSERT duy nhất.

books =[Book.new(title:"Book 1", author:"George Orwell"),Book.new(title:"Book 2", author:"Bob Jones"),Book.new(title:"Book 1", author:"John Doe"),Book.new(title:"Book 2", author:"Richard Wright")]
columns =[:title]# 2 INSERT statements for 4 recordsBook.import columns, books, batch_size:2

Nếu quá trình import của bạn đặc biệt lớn hoặc chậm (có thể do callback) trong khi import hàng loạt, bạn có thể muốn có cách báo cáo lại tiến trình. Điều này được hỗ trợ bằng tùy chọn batch_progress. ví dụ:

my_proc =->(rows_size, num_batches, current_batch_number, batch_duration_in_secs){# Using the arguments provided to the callable, you can# send an email, post to a websocket,# update slack, alert if import is taking too long, etc.}Book.import columns, books, batch_size:2, batch_progress: my_proc

7. Recursive – Đệ quy

LƯU Ý: Recursive chỉ hoạt động với các đối tượng PostgreSQL và ActiveRecord. Recursive sẽ không hoạt động với hàm băm hoặc mảng làm đầu vào đệ quy.

(Recursive làm mình liên tưởng tới nested attributes trong ActiveRecord vậy 😆)

Giả sử rằng Books has_many Reviews:

books =[]10.times do|i|
  book =Book.new(name:"book #{i}")
  book.reviews.build(title:"Excellent")
  books << book
endBook.import books, recursive:true

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nội dung bài viết mang tính chất giới thiệu và đưa ra các ví dụ, để tìm hiểu kỹ hơn về activerecord-import, bạn có thể xem thêm các nội dung trong tài liệu tham khảo, chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả 🤗🤗🤗

Tài liệu tham khảo

Nguồn bài viết được tham khảo tại: đây

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ