Tạo ứng dụng React bằng Gatsby + Apollo Client (GraphQL in Client)

Chào mọi người, Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tạo một ứng dụng React, kết hợp sử dụng React Apollo để tương tác với GraphQL server 1. Giới thiệu Reactjs là một thư việc Javascript. Nó cung cấp các giải pháp hữu ích cho lập trình front-end, cho phép bạn tạo các ứng dụng

Chào mọi người,

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tạo một ứng dụng React, kết hợp sử dụng React Apollo để tương tác với GraphQL server

1. Giới thiệu

  • Reactjs là một thư việc Javascript. Nó cung cấp các giải pháp hữu ích cho lập trình front-end, cho phép bạn tạo các ứng dụng web động và tương tác một cách dễ dàng.
  • Gatsbyjs gộp chung React, GraphQL and Webpack để build một ứng dụng nhanh chóng
  • GraphQL là ngôn ngữ truy vấn các API. Nó cho phép phía client-side chỉ lấy các field cần thiết để xử lý trên Front-end và nhiều tính năng hữu ích khác
  • React-Apollo là một thư viện hỗ trợ sử dụng GraphQL trong ứng dụng React

Lưu ý: Bài viết này chỉ tập trung vào phần Front-end, nếu bạn nào đã có sẵn GraphQL Server rồi thì có thể đọc tiếp phần sau. Còn không thì bạn nên tham khảo viết này (TypeORM + GraphQL(Type-graphQL) bằng Typescript cho ứng dụng Nodejs) hoặc ít nhất bạn tải source code trong đó về để start phần server, vì không có server chúng ta không thể gọi các API để test được ^^

2. Yêu cầu hệ thống

  • Node.js 12.0 trở lên
  • MacOS, Windows (bao gồm WSL), và Linux cũng được hỗ trợ

3. Bắt đầu

3.1 Khởi tạo project

Đầu tiên, bạn gõ lệnh sau để cài gatsby-cli

npm install -g gatsby-cli

Đẻ tạo project mới, bạn gõ lệnh sau

gatsby new my-app

Một folder được sinh ra với tên là my-app . Giờ bạn start project lên để xem nó sẽ có gì nào ^^!

cd my-app
npm run develop

Nếu lúc run mà bạn gặp lỗi này

Error: Cannot find module'gatsby-core-utils'

Nghìa là đang thiếu thư viện gatsby-core-utils bạn chỉ cần gõ lệnh sau để cài đặt nó npm i gatsby-core-utils

Mở http://localhost:8000/ sẽ được như hình bên dưới

3.2 Cấu trúc project

  • src/pages folder. Mỗi React Component được đặt trong folder này sẽ sinh ra một route theo tên file đã tạo. VD:

    • src/pages/index.tsx sẽ render trang trang home với route là /
    • Nếu bạn tạo src/pages/about.tsx thì người dùng có thể truy cập vào page /about

    Đoạn này nếu bạn nào đã đọc bài Dùng Nextjs(Reactjs) + Sequelize + Typescript để tạo ứng dụng blog thì thấy cơ chế nó giống với Nextjs ^^!

  • src/components folder để chứa các React Component

  • gatsby-config.js file định nghĩa metadata, plugin và cấu hình chung khác của trang web của bạn

  • gatsby-node.js Cho phép bạn tạo thêm các xử lý trước khi render 1 trang html. Như việc mình hay sử dụng componentWillMount trong React để xử lý trước khi React Component được tạo vậy

  • gatsby-browser.js dùng để wrap các component sử dụng chung trong ứng dụng, bạn có thể cấu hình Layout ở đây là thuận tiện nhất

  • gatsby-ssr.js cũng như gatsby-browser.js nhưng sẽ run ở phía server

3.3 Áp dụng Typescript

Mặc định thì gatsby đã hỗ trợ sẵn, nên bạn không cần cài đặt gi thêm ^^!. Còn nếu bạn muốn tuỳ chỉnh các thông số của Typescript thì bạn chỉ cần tạo file tsconfig.json ở root folder là được

3.4 Set up Apollo Client (GraphQL Client)

3.4.1 Cài đặt

Bạn gõ lệnh sau để cài đặt các thư viện của React Apollo

npm i @apollo/[email protected]^3.1.3 apollo-cache-inmemory apollo-client apollo-link-http graphql-tag isomorphic-fetch

3.4.2 Set up Apollo Client

Đầu tiên, bạn cần start GraphQL server của bạn lên trước, nếu chưa có thì bạn tham khảo bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tạo GraphQL Server trong 5 phút.

Sau đó, bạn tạo ApolloProvider component src/apolloClient/ApolloProvider.tsx như sau

import React,{ ReactElement }from"react"import{ ApolloProvider }from"@apollo/react-hooks"import{ InMemoryCache }from"apollo-cache-inmemory"import{ ApolloClient }from"apollo-client"import{ createHttpLink }from"apollo-link-http"import fetch from"isomorphic-fetch"const httpLink =createHttpLink({
 uri:"http://localhost:3000/graphql",
 fetch,
 fetchOptions:{
   credentials:"include",},})const cache =newInMemoryCache()const client =newApolloClient({
 link: httpLink,
 cache: cache,})interfaceIProps{
 children: ReactElement
}constApolloProviderWrapper=({ children }: IProps)=>{return(<ApolloProvider client={client}>{React.cloneElement(children)}</ApolloProvider>)}exportdefault ApolloProviderWrapper
  • createHttpLink để cấu hình request gửi lên server.
  • uri: "http://localhost:3000/graphql" đây là endpoint Server GraphQL của bạn. Ở bài viết này, mình sẽ sử dụng Server TypeORM mà mình đã đề cập ở trên. Bạn có thể update lại để xài Server riêng của bạn
  • client đối tượng này đóng vai trò quan trọng trong ứng dụng có sử dụng Apollo, chúng ta sẽ dùng nó để tương tác hoặc lưu data ở client dưới dạng bộ nhớ cache. Mình sẽ đi sâu hơn ở các phần tiếp theo
  • Xem thêm tại https://www.apollographql.com/docs/react/api/core/ApolloClient/

Sau đó, update lại 2 files gatsby-browser.jsgatsby-ssr.js với nội dung như bên dưới. Mục đích là wrap tất cả component bên trong Apollo Provider vừa tạo ở trên, để có thể sử dụng các dữ liệu global và các method của Apollo

import React from"react"import ApolloProvider from"./src/apolloClient/ApolloProvider"exportconstwrapRootElement=({ element })=>{return<ApolloProvider>{element}</ApolloProvider>}

3.4.3 Lấy danh sách Categories

Bạn tạo file src/apolloClient/useCategory.ts với nội dung như bên dưới để set up câu query. Trong ví dụ này thì mình sẽ gọi getCategories query để lấy danh sách các Category như trong bài hướng dẫn TypeORM + GraphQL(Type-graphQL) bằng Typescript cho ứng dụng Nodejs

import gql from"graphql-tag"exportconstGET_CATEGORIES= gql`
 query GetCategories {
   getCategories {
     id
     code
     name
   }
 }
`

Sao đó, tạo Home component src/components/Home.tsx với nội dung như sau

import React from"react"import{ useQuery }from"@apollo/react-hooks"import{GET_CATEGORIES}from"../apolloClient/useCategory"const Home: React.FC=()=>{const{ data, loading, called, error }=useQuery(GET_CATEGORIES)if(loading ||!called){return<div>Loading...</div>}if(error){return<div>{error.message}</div>}const categories = data.getCategories

 return(<div><ul>{categories.map(category =>(<li key={category.id}><b>Name:</b>{category.name}-<b>Code:</b>{category.code}</li>))}</ul></div>)}exportdefault Home
  • useQuery hook nhận param là một DocumentNode của GraphQL, cái này thì bạn đã tạo ra bằng hàm gql ở trên. Nó return về cho mình một object, trên ví dụ mình chỉ sử dụng 4 thuộc tính
  • Xem thêm tại cách sử dung useQuery ở đây

Sau đó bạn update lại file src/pages/index.tsx (Nhớ rename file index.jsx mặc định của gatsby sang tsx)

import React from"react"import Home from"../components/Home"constIndexPage=()=><Home />exportdefault IndexPage

Bây giờ thử mở home page lên sẽ hiển thị như hình bên dưới (Bạn nào mới chạy code Backend lần đầu sẽ không có data nhé, nhưng đừng lo giờ mình sẽ tới bước tạo Category)

3.4.4 Tạo Category

Bạn thêm vào file src/apolloClient/useCategory.ts đoạn query sau. Lần này chúng ta sẽ sử dụng mutation nhé.

exportconstCREATE_CATEGORY= gql`
  mutation CreateCate($data: CreateCategoryInput!) {
    createCategory(data: $data) {
      id
      name
      code
    }
  }
`

Sau đó bạn tạo file component src/components/CreateCategory.tsx như bên dưới

import React,{ useState }from"react"import{ useMutation }from"@apollo/react-hooks"import{CREATE_CATEGORY}from"../apolloClient/useCategory"const CreateCategory: React.FC=()=>{const[formData, setFormData]=useState({
    name:"",
    code:"",})const[createCategory,{ loading }]=useMutation(CREATE_CATEGORY)asyncfunctioncreateCategoryHandler(){try{awaitcreateCategory({
        variables:{
          data:{...formData,},},})}catch(e){console.log(e)}}functiononChangeName(e){
    formData.name = e.target.value
    setFormData({...formData })}functiononChangeCode(e){
    formData.code = e.target.value
    setFormData({...formData })}return(<div><div><label>Name</label><input value={formData.name} onChange={onChangeName}/></div><div><label>Code</label><input value={formData.code} onChange={onChangeCode}/></div>{loading ?(<span>Creating......</span>):(<button onClick={createCategoryHandler}>Create Category </button>)}</div>)}exportdefault CreateCategory
  • useMutation hook return về một array với phần tử đầu tiên là một mutate function. Ở đây mình đặt tên là createCategory, để gọi khi nào bạn muốn. Phần tử thứ 2 là một object với nhiều properties, ở đây mình chỉ xài loading

  • mute function nhận param là một object với nhiều tuỳ chọn tuỳ mục đích sử dụng, trong đó tuỳ chọn variables sẽ luôn là một object để truyền data từ Client lên Server. Ở đây mình truyền vào object có thuộc tính data là bởi vì ở phần Server mình config nhận request gửi lên luôn là một object có key là data, bạn có thể config lại theo ý bạn (ví dụ như variables: {id: 1} chẳng hạn). Dưới đây là hình chụp code mẫu ở Server

Tiếp theo bạn import CreateCategory Component mới tạo vào Home Component sẽ được như hình bên dưới:

Sau khi thử tạo một vài Category thì bạn reload lại page để thấy data mới. Chắc bạn sẽ thắc mắc làm sao để auto refetch lại list ? Mình sẽ đi tới phần tiếp theo ^^!

3.4.5 Auto refetch data

Chúng ta sẽ update lại src/components/CreateCategory.tsx component như sau:

  • Import GET_CATEGORIES

    import{GET_CATEGORIES}from"../apolloClient/useCategory"
  • Thêm tuỳ chọn refetchQueries vào mute functioncreateCategory

    awaitcreateCategory({
      variables:{
        data:{...formData,},},
       refetchQueries:[{ query:GET_CATEGORIES}],})
  • refetchQueries nhận ra giá trị là một đối tượng query hoặc một mảng chứa các đối tượng query để báo cho Apollo biết những query cần load lại sau khi thực hiện xong một mutation. Mỗi đối tượng query chứa câu truy vấn để thực thi (như cách sử dụng useQuery vậy đó ^^!)

  • Xem thêm cách sử dụng useMutation tại đây

Bây giờ bạn thử tạo thêm vài Category sẽ thấy dữ liệu được update real time

4. Source code

Đây là full source code sau khi làm xong các bước trên (dành cho những bạn nào muốn run trước learn sau 😄). Sau khi tải về bạn chỉ cần run 2 lệnh sau để cài đặt và chạy ứng dụng

npm i
npm run develop

Enjoy!!

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ