PO viết Product Statement như thế nào?

Trong bài viết này, Sơn chia sẻ với bạn cách viết Problem Statement – phiên bản không lý thuyết màu mè. Problem statement giúp bạn giữ đôi chân trên mặt đất. Tập trung vào vấn đề của users và sản phẩm. Tránh việc nhảy luôn vào nghĩ giải pháp. Ai cũng hiểu chúng ta làm

Trong bài viết này, Sơn chia sẻ với bạn cách viết Problem Statement – phiên bản không lý thuyết màu mè.

Problem statement giúp bạn giữ đôi chân trên mặt đất. Tập trung vào vấn đề của users và sản phẩm. Tránh việc nhảy luôn vào nghĩ giải pháp.

Ai cũng hiểu chúng ta làm sản phẩm để giải quyết các vấn đề cho users. Tuy nhiên tư duy thích bắt đầu với giải pháp bản năng. Vì vậy không nhiều người làm PM tập trung vào các vấn đề, ngay cả những người đã có kinh nghiệm.

Đa số PM, PO nghĩ về giải pháp trước vấn đề

Có rất nhiều lý do. Một vài lý do chính:

  • HiPPO – Highest Paid Person’s Opinion luôn đúng
  • Nghĩ bản thân đã hiểu users, hiểu vấn đề
  • Nghĩ rằng công việc của PM, PO là nghĩ ra các giải pháp
  • Bạn sẽ không như vậy. Bạn sẽ là một Problem Solver, Product Builder thật sự. Problem Statement chính là bước đầu tiên.
  • Đây là cách làm, từng bước một:

Step 1: Hiểu ý nghĩa của một Problem Statement

Một Problem Statement ngon lành giúp bạn hiểu được:

  • Users, customers là ai?
  • Users, customers muốn thực hiện điều gì?
  • Họ gặp vấn đề gì khi thực hiện?
  • Tại sao họ gặp vấn đề như vậy?
  • Dẫn đến hậu quả như thế nào?
  • Sơn ví dụ một mẫu statement Sơn hay sử dụng.
[Tập users] muốn thực hiện [hành động] nhưng [vấn đề] vì [lý do họ gặp vấn đề] dẫn đến [hậu quả]

Tương ứng với:

[Tập users trên 50 tuổi] muốn [gọi xe ôm nhanh chóng] nhưng [không biết thao tác] vì [không quen sử dụng smartphone] dẫn đến [tỉ lệ đặt xe thành công của nhóm này dưới 5%]

Fact: Bạn có thấy tất cả những data trong [] đều là những dự đoán (hypothesis) không? Ai đoán đúng hơn người đó thắng -> gọi là Product Discovery.

Step 2: Chỉ rõ users là ai với [Tập users]

Bạn không bao giờ giải quyết vấn đề cho tất cả mọi người.

Ngay cả users trong một sản phẩm cũng được chia thành nhiều segment khác nhau.

Thông thường, users được chia theo:

  • Demographics: tuổi, giới tính, khu vực sống…
  • Behavior: cách users sử dụng sản phẩm của bạn Xác định rõ bạn muốn giải quyết vấn đề cho tập users nào trong phạm vi của đợt update lần này.

Step 3: Hiểu vấn đề users gặp phải với [hành động], [vấn đề], [lý do họ gặp vấn đề]

Ý thức được việc bạn phải hiểu vấn đề users gặp phải đã là một thành công.

Có nhiều kỹ thuật để bạn tìm hiểu vấn đề users gặp phải. Lý thuyết chia thành 2 loại chính:

  • External: thực hiện Users Interview, User Survey, Focus group… để hiểu users
  • Internal: tận dụng data nội bộ từ cách users sử dụng sản phẩm, sale/mkt team, users feedback… để hiểu users Trong thực tế, bạn không có đủ thời gian để thực hiện đủ các kỹ thuật.

Trừ khi bạn muốn chơi lớn với một tính năng thay đổi cuộc chơi. Còn lại thì đây là những skills đơn giản để hiểu vấn đề của users:

  • User Empathy: bạn cần cố gắng thấu hiểu users trong suốt quá trình làm sản phẩm, mỗi ngày hiểu thêm một chút
  • User feedback: sử dụng user feedback để hiểu xem users đang chửi gì
  • Data sản phẩm: sử dụng data sản phẩm để biết chỉ số nào đang có vấn đề, từ đó ánh xạ ra vấn đề của users

Step 4: Vấn đề ảnh hưởng đến users và sản phẩm của bạn như thế nào với [hậu quả]

Bạn dùng Hậu quả để chứng minh cho luận điểm của statement. Tùy trường hợp mà Hậu quả có thể là Quantitative Data hoặc Qualitative Data.

Hậu quả càng rõ ràng càng tốt. Tốt nhất là số liệu. Tốt nhì là user feedbacks.

Ở một góc nhìn khác, hậu quả cũng chính là thang đo mức độ thành công cho giải pháp của bạn sau này.

Kết thúc với một ví dụ.

Tệ:

Users muốn ứng dụng tự động phát các bài hát liên quan vì họ lười chọn

Ngon hơn:

Tập users phổ thông muốn nghe nhạc liền mạch nhưng lười chọn từng bài vì họ không có thói quen curate nhạc, dẫn đến việc không biết nghe bài gì khi hết bài đang phát Note: users phổ thông là những users nghe nhạc theo thị hiếu, không có gu cụ thể, ít curate nhạc.

Xem nhiều bài viết hơn tại: https://simpleproductmind.com

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ