Phần 2. Config Element – Demo Counter trong Jmeter

1. Yêu cầu Tưởng không cần mà lại cần không tưởng đó các bạn. Chúng ta cùng phân tích một yêu cầu đơn giản sau đây nhé: Trên trang web X, đăng nhập vào tài khoản của bạn và tạo 100 yêu cầu Y. 2. Kịch bản Kịch bản của chúng ta cần những gì

1. Yêu cầu

Tưởng không cần mà lại cần không tưởng đó các bạn. Chúng ta cùng phân tích một yêu cầu đơn giản sau đây nhé: Trên trang web X, đăng nhập vào tài khoản của bạn và tạo 100 yêu cầu Y.

2. Kịch bản

Kịch bản của chúng ta cần những gì nào ?

  1. Cần 1 request để đăng nhập thành công vào tài khoản của bạn
  2. Cần 1 request để tạo thành công chức năng Y được yêu cầu

=> Vậy làm thế nào để tạo được 100 yêu cầu. Trong Jmeter đã cung cấp Loop Count để bạn có thể thực hiện lặp lại các bước tuỳ ý.

Tới bước này thì về cơ bản bạn đã hoàn thành xong bước phác thảo yêu cầu đó bạn. Nhưng bạn hãy nhìn ảnh result sau đây và đặt ra tình huống, trong lúc chạy vòng lặp, có 1 vài request bị fail và bạn thì không biết nó sai ở request thứ bao nhiêu.

Trường hợp xấu nhất thì chúng ta sẽ ngồi đếm => Tuyệt vời, bạn có thể làm cách đó. Nhưng chạy nhiều Thread Group thì tôi chắc bạn sẽ phải hoa mắt thôi. Vậy thì Counter chính là vị cứu tinh của chúng ta rồi 😃

3. Counter

3.1. Tìm hiểu

Để hiển thị Counter => Nhấp chuột phải => Chọn Config Element => Chọn Counter sẽ thấy hình giống như bên dưới ạ

  • Staring value: Đây là số thứ tự, thông thường chúng ta sẽ đếm từ 1. Nếu để trống thì mặc định sẽ hiển thị là 0
  • Increment: Gía trị tăng, thông thường đếm 1 tới 2 tới 3 … tới n+1 nên set là 1. Tham số này là bắt buộc nhập, nếu không thì result của bạn sẽ hiển thị là 1,1,1,1… Nhưng bạn có thể set là n+2. Điều này là tuỳ thuộc vào mong muốn của bạn 😃
  • Maximum value: Là giá trị tăng theo vòng lặp. Thông thường nên set giá trị Maximum value = Loop Count. Nếu Thread = 2, Loop Count = 100 => Maximum value tốt nhất là 50. Giả sử Maximum value < Loop Count thì khi đếm tới Max sẽ đếm lại từ đầu
  • Number format: Phụ thuộc vào vòng lặp giá trị là bao nhiêu. Nếu loop count = 100 thì set 000 => Khi chạy sẽ hiển thị 001, 002, 003,…
  • Exported Variable Name: Nên set tên biến để gọi tới các request cần dùng
  • Track counter independently for each user: Nếu có nhiều Thread Group sẽ ko uncheck

3.2. Cấu hình

  • Từ những tìm hiểu bên trên. Giờ đây bạn có thể cấu hình như ảnh bên dưới này
  • Sau đó, tại những request bạn cần đếm. Hãy gọi tham số count như những ảnh bên dưới

Hình 1. Set count tại tên request

Hình 2. Thêm parameters trong body của request trên

View result

Giờ thì chạy thôi và sẽ thấy được kết quả như hình bên dưới.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ