Một số kỹ thuật quan trọng trong Product Management

Trong bài viết tuần này, Sơn chia sẻ với bạn các kỹ thuật quan trọng nhất cần nắm khi mới học làm Product Management. Khi nhắc tới Product Management, người ta hay nói về Product vision, Strategy, Roadmap, Business Impact… Đây đều là các chủ đề mông lung, khó học. Có nhiều lý do, chủ

Trong bài viết tuần này, Sơn chia sẻ với bạn các kỹ thuật quan trọng nhất cần nắm khi mới học làm Product Management.

Khi nhắc tới Product Management, người ta hay nói về Product vision, Strategy, Roadmap, Business Impact… Đây đều là các chủ đề mông lung, khó học.

Có nhiều lý do, chủ yếu nằm ở việc người ta hay nghĩ rằng tất cả các vị trí làm PM đều ở level Senior.

Tin vui cho bạn. Các yêu cầu trên dành cho Senior, thậm chí Director. Khi mới bắt đầu junior, mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều.

Tất cả bạn cần biết là cách để Phát triển/Release một tính năng sản phẩm nho nhỏ.

Dưới đây là các kỹ thuật giúp bạn làm điều đó. Bắt đầu nhé!

1. Hiểu sản phẩm

Tương tượng bạn là PM, PO mới cho sản phẩm Grab, Zalo… hay bất kỳ sản phẩm nào khác.

Điều đầu tiên bạn cần làm để cải thiện sản phẩm là gì?

Không. Bạn không cải thiện sản phẩm ngay. Bạn cần hiểu nó trước.

Để hiểu rõ một sản phẩm, có 2 khía cạnh chính:

  • Bản thân sản phẩm đó
  • Tập khách hàng của sản phẩm đó

Bạn hiểu Bản thân sản phẩm đó bằng các kỹ thuật:

  • Mô tả sản phẩm đó ở góc độ Holistic Product (Functionality, User Experience, Technology, Business model)
  • Làm Sitemap/Information Architecture
  • Làm User Flow cho các use case chính trong sản phẩm

Bạn hiểu Tập khách hàng của sản phẩm đó bằng các kỹ thuật:

  • Làm User, Customer Personas từ dữ liệu, trải nghiệm thực tế
  • Job To Be Done (JTBD) – Sản phẩm giúp khách hàng đạt được điều gì?

2. Hiểu vấn đề

Sau khi đã hiểu hơn về sản phẩm, tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn bắt đầu sử dụng các kỹ thuật sau để tìm hiểu các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Từ đó tìm cách giải quyết.

Các kỹ thuật hữu ích:

  • Hiểu hơn về nhu cầu, vấn đề của khách hàng. Trải nghiệm của họ khi giải quyết các vấn đề, nhu cầu đó sử dụng User, Customer Journey Map
  • Tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề với kỹ thuật FIVE Why

3. Thiết kế giải pháp

Tìm ra vấn đề chỉ là một phần của câu chuyện. Phần quan trọng còn lại là việc bạn cùng team thiết kế ra giải pháp giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ.

Một giải pháp tốt là giải pháp đáp ứng được các yếu tố sau:

  • Đem lại giá trị cho khách hàng (Value)
  • Dễ sử dụng (Usability)
  • Đáp ứng được nhu cầu, giới hạn của business (Viablity)
  • Team của bạn đủ sức làm ra tính năng đó (Feasibility)

Đây là một số kỹ thuật giúp bạn làm điều đó:

  • Product/Competitor Research: các sản phẩm khác đang giải quyết vấn đề như thế nào?
  • Vẽ Wireframe: cụ thể hóa ý tưởng & lấy feedback từ team
  • User Story Mapping: quản lý solution theo Story
  • PRD (Product Specs): tài liệu giúp bạn giao tiếp với team Devs, QC để xây dựng tính năng

Bạn có thể bổ sung các kỹ thuật nâng cao hơn sau này. Tuy nhiên danh sách phía trên là đủ để bạn release bất cứ tính năng nào.

Đọc thêm các bài viết hay & nhận kiến thức PM hàng tuần tại https://simpleproductmind.com

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ