Kotlin Extension Function ! Điểm chấm phá của Kotlin so với Java

Xin chào các bạn , mình là 1 moblie developer , lần đầu viết bài có gì sai sót mong các bạn thông cảm nhé !!! Trong quá trình code moblie, mình thấy các bạn mới phải viết đi viết lại 1 function dùng nhiều lần ví dụ đơn giản như ẩn hiện view bên

Xin chào các bạn , mình là 1 moblie developer , lần đầu viết bài có gì sai sót mong các bạn thông cảm nhé !!!

Trong quá trình code moblie, mình thấy các bạn mới phải viết đi viết lại 1 function dùng nhiều lần ví dụ đơn giản như ẩn hiện view bên Android, hay 1 cái Alert bên iOS

Khi các bạn cần các bạn phải viết đi viết lại nhiều lần rất tốn time, nhìn code thì rối.

Nhưng với Extension các bạn chỉ cần viết 1 lần rồi gọi đi gọi lại ở class nào cũng được.

Ví dụ Extension Kotlin Function về ẩn hiện 1 view.

fun View.gone(){
    visibility = View.GONE
}fun View.visible(){
    visibility = View.VISIBLE
}fun View.invisible(){
    visibility = View.INVISIBLE
}

Ví dụ Extension Swift về Alert ở iOS

extensionUIAlertController{staticfuncshowAlert(
        title:String?=nil,
        message:String?=nil,
        cancelTitle:String?=nil,
        actionTitle:String?=nil,
        action:HandlerActionAlert?=nil,
        vc:UIViewController?=nil){let alert =UIAlertController(title: title, message: message, preferredStyle:.alert)let actionOk =UIAlertAction(title: actionTitle, style:.default, handler: action)
        alert.addAction(actionOk)if cancelTitle !=nil{let cancel =UIAlertAction(title: cancelTitle, style:.default, handler:nil)
            alert.addAction(cancel)}let _vc = vc !=nil? vc :UIApplication.topViewController()
        _vc?.present(alert, animated:true, completion:nil)}}

Quay lại chủ đề chính nhé. Tại sao nói là điểm chấm phá của Kotlin so với Java ????? .

Khả năng mở rộng

Tại sao lại là khả năng mở rộng .

Chúng ta đều biết rằng một lớp được khai báo là final thì không thể nào extends được đúng không? Ví dụ chúng ta muốn thừa kế lớp Integer để có thêm hàm toBigInteger() chúng ta sẽ làm thế này:

classIntegerExensionextendsInteger{publicBigIntegertoBigInteger(){returnBigInteger.valueOf(this);}}

Rất tiếc : Là không thể, vì lớp Integer là một lớp final, với Java thì hiện tại là bó tay, nhưng với Kotlin, mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều:

Tada
Nào vào việc luông thoaii:

Cú pháp nhé :

Để tạo được các hàm mở rộng chúng ta cần tạo ra một file .kt và viết hàm mở rộng vào file đó với cú pháp như sau:

Còn bên iOS thì extension rồi tên lớp extends là xong, cái này nếu được mình nói sau nhé.

fun<tên class cần mở rộng>.<hàm cần mở rộng>([các tham số]):[kiểu dữ liệu trả về]=<Nội dung hàm>

Với cú pháp khó hơn chút sẽ như này:

fun<tên class cần mở rộng>.<hàm cần mở rộng>([các tham số]):[kiểu dữ liệu trả về]{<Nội dung hàm>}

Cách sử dụng :

<đối tượng>.<tên hàm>([các tham số])

Áp dụng:

Nào bây giờ chúng ta hãy quay trở lại với ví dụ thêm hàm toBigInteger trên nhé :

fun Integer.toBigInteger(): BigInteger =
    BigInteger.valueOf(this.toLong())

Sử dụng :

val intValue = Integer.valueOf(1000)val bigIntegerValue = value.toBigInteger()

Kết luận :

Bạn còn nhớ nguyên tắc Open/Close (đóng với việc thay đổi, mở với việc mở rộng) chứ? Với sự xuất hiện của Kotlin đã giúp chúng ta giải được một bài toán vô cùng nan giải, đây là một điểm rất mạnh của Kotlin với các hàm extenstion. Nếu bạn đang dùng kotlin hãy tận dụng triệt để sức mạnh này nhé.

Link tham khảo : https://kotlinlang.org/docs/extensions.html
Mình sẽ làm thêm 1 series Rx và Coroutines mức độ đủ dùng nếu được 10 star bài này 😦. Cảm ơn các bạn đã đọc ❤️. Mình viết bài này nhờ động lực của ông anh cùng công ty. Thanks Bro !!!

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ