[K8S] Phần 18 – Phân quyền sử dụng Jenkins cho nhiều môi trường

Giới thiệu Hello mọi người. Trong phần trước mình đã chia sẻ cách xây dựng một luồng CICD cơ bản để tự động hóa quá trình đưa ứng dụng tới môi trường triển khai (DEV or PRODUCTION). Nhưng sau khi dựng được các job CICD này thì một câu hỏi đặt ra là phân quyền

Giới thiệu

Hello mọi người. Trong phần trước mình đã chia sẻ cách xây dựng một luồng CICD cơ bản để tự động hóa quá trình đưa ứng dụng tới môi trường triển khai (DEV or PRODUCTION).
Nhưng sau khi dựng được các job CICD này thì một câu hỏi đặt ra là phân quyền quản trị và sử dụng các job CICD này với các môi trường khác nhau như thế nào?
Trong bài này mình sẽ chia sẻ cách phân quyền trên Jenkins sử dụng plugin “Role-based Authorization Strategy” của Jenkins.
image.png

Lấy ví dụ cụ thể như sau: Bạn có một hệ thống Jenkins, trên đó bạn đã tạo 2 thư mục riêng chứa các job cho 2 môi trường DEV và PROD là DEMO_DEVDEMO_PROD:
image.png

Trong mỗi thư mục, bạn đã dựng xong 2 job CICD cho 2 service là service_Aservice_B như sau:

Môi trường DEV:
image.png

Môi trường PROD:
image.png

Bài toán đặt ra là sếp muốn cho các bạn nhóm Dev có quyền view và build các job trên môi trường DEV, còn nhóm Devops thì full quyền trên cả 2 môi trường. Vậy phải làm thế nào.

Có thể mô tả chi tiết yêu cầu như thế này:

image.png

Ý tưởng thực hiện

Ý tưởng phân quyền trên Jenkin để giải quyết bài toán này đó là sử dụng các Item Role.
Với mỗi môi trường + nhóm quyền ==> Tạo một Item Role.
Ví dụ danh sách Item Role:

  • DEV_View: Chỉ có quyền View đối với các Job ở thư mục DEMO_DEV (tương ứng môi trường DEV)
  • DEV_Ope: Có quyền View và Run với các Job ở thư mục DEMO_DEV (tương ứng môi trường DEV), không có quyền create/update/delete job.
  • DEV_Admin: Có full quyền với các Job ở thư mục DEMO_DEV (tương ứng môi trường DEV)
  • PROD_View: Chỉ có quyền View đối với các Job ở thư mục DEMO_PROD (tương ứng môi trường PROD)
  • PROD_Ope: Có quyền View và Run với các Job ở thư mục DEMO_PROD (tương ứng môi trường PROD) , không có quyền create/update/delete job.
  • PROD_Admin: Có full quyền với các Job ở thư mục DEMO_PROD (tương ứng môi trường PROD)

Mỗi “môi trường” DEV/PROD sẽ được thể hiện bởi một “Folder” chứa các job của Jenkins. Trong ví dụ này là mình tạo 2 thư mục DEMO_DEV và DEMO_PROD. Cách này giúp ta quản lý và phân quyền dễ dàng hơn. Sau này khi tạo Item Role ta sẽ sử dụng “Pattern” theo format tên của thư mục để chọn môi trường tương ứng. Ví dụ tạo Item Role cho môi trường DEV trong ví dụ này, thì pattern cần cấu hình cho nó là “DEMO_DEV.*“.

Sau khi tạo xong các Item Role thì ta sẽ tạo User, và User cần quyền nào thì chỉ cần gán Item Role cho user đó là được.
Ví dụ user develope1 cần quyền View và Build được job ở môi trường DEV --> Ta gán Item Role là DEV_Ope. User devops1 có full quyền trên 2 môi trường DEV/PROD thì gán 2 Item Role là DEV_Admin và PROD_Admin.

Các bước thực hiện trong bài lab như sau:

  • Chuẩn bị Gitlab:

    • Mình sử dụng lại repo hôm trước đã dùng để dựng luồng CICD lên K8S và tạo ra các branch mới để cài thành các service tương ứng
    • Môi trường DEV: DEV_service_A, DEV_service_B
    • Môi trường PROD: PROD_service_A, PROD_service_B
  • Chuẩn bị K8S:

    • Tạo 2 namespace là demo-devdemo-prod để tương ứng với 2 môi trường
    • Deploy các service-a, service-b lên 2 namespace demo-devdemo-prod
  • Chuẩn bị Jenkins:

    • Tạo 2 thư mục DEMO_DEVDEMO_PROD
    • Trong mỗi thư mục xây dựng luồng CICD tương ứng. Ví dụ job dev_service_A sẽ update code từ branch DEV_service_A, sau đó build và update vào service service-a ở namespace demo-dev
  • Thực hiện cài đặt, cấu hình phân quyền trên Jenkins:

    • Cài đặt plugin “Role-based Authorization Strategy” trên Jenkins.
    • Cấu hình các role tương ứng với các thư mục chứa job trên jenkins
    • Tạo các user Dev/Devops và gán vào các Role tương ứng
    • Login vào các user Dev/Devops để xem kết quả

Rồi, mục tiêu và công việc đã rõ ràng, ta bắt tay vào làm từng việc một.

Chuẩn bị Gitlab

Trong bài trước mình đã có 1 repo để demo luồng CICD rồi. Mình tạo ra các branch mới từ branch master.

  • Môi trường DEV: Dùng 2 branch DEV_service_A, DEV_service_B
  • Môi trường PROD: Dùng 2 branch PROD_service_A, PROD_service_B

image.png

Chuẩn bị K8S

Trước tiên mình tạo 2 namespace mới là demo-devdemo-prod:

[[email protected] ~]$ kubectl create ns demo-dev
namespace/demo-dev created
[[email protected] ~]$ kubectl create ns demo-prod
namespace/demo-prod created
[[email protected] ~]$

Và mình đã deploy các service lên các namespace khác nhau như sau:image.png

Chuẩn bị Jenkins

Tạo các thư mục và pipeline tương ứng như sau:

  • Folder: DEMO_DEV
    • pipeline: dev_service_A
    • pipeline: dev_service_B
  • Folder: DEMO_PROD
    • pipeline: prod_service_A
    • pipeline: prod_service_B

Theo cách dựng CICD hôm trước, mình dựng xong các job CICD cho 4 service này trên Jenkins như sau

Môi trường DEV:
image.png

Môi trường PROD:
image.png

Thực hiện cài đặt, cấu hình phân quyền trên Jenkins

Cài đặt plugin “Role-based Authorization Strategy” trên Jenkins

Để cài đặt plugin này, các bạn vào Manage Jenkins --> Plugin Manager --> Available. Tìm theo tên role-based và chọn pluglin để cài đặt --> Chọn install without restart:

image.png

Tiếp theo vào Manage Jenkins ==> Configure Global Security ==> Authorization ==> Chọn Role-Based Strategy ==> Chọn Apply và Save.

image.png

Cấu hình các role tương ứng với các thư mục chứa job trên jenkins

Để cấu hình role trên Jenkins các bạn vào Manage Jenkins ==> Manage and Assign Roles ==> Manage Roles.
Trong phần Global roles tạo một role là login chỉ cấp quyền read:

image.png

Trong phần Item roles ta tạo các Item Role như mô tả trong phần ý tưởng:

image.png

Tiếp đến ta sẽ tạo các user có quyền tương ứng để test:

Các user thuộc nhóm dev: u_dev_view, u_dev_ope, u_dev_admin
Các user thuộc nhóm devops: u_devops_view, u_devops_ope, u_devops_admin

Để tạo user, các bạn vào Manage Jenkins ==> Manage Users ==> Create User:

image.png

Kết quả sau khi tạo:

image.png

Các bạn mở một trình duyệt mới (hoặc tạo profile mới cho trình duyệt) và đăng nhập vào khi chưa gán quyền gì, hệ thống sẽ báo lỗi như sau

image.png

Tiếp đến phần quan trọng nhất là gán quyền cho user mới tạo
Các bạn vào phần Manage Jenkins ==> Manage and Assign Roles ==> Assign Roles.
Tại đây trước hết ta gán cho tất cả các user mới tạo một quyền Global Role là Login trước:

image.png

Sau khi gán quyền Read này thì user mới login được vào hệ thống nhưng chưa có quyền xem được gì cả:image.png

Rồi tiếp tục ta gán Item Role cho user này quyền DEV_View:

image.png

Sau khi gán Item Role “DEV_View” thì user “u_dev_view” mới thấy được thư mục DEMO_DEV và các job bên trong.

image.png

image.png

Tuy nhiên chưa có quyền build hay configure job:

image.png

Giờ ta sẽ gán thêm Item Role là DEV_Ope để user này có quyền build job:image.png

Kết quả user này đã có thể build được job này:image.png

Tương tự, giờ ta gán thêm Item Role là DEV_Admin để user này có thể thêm/sửa/xóa job:
image.png

Kết quả: User có thêm các quyền như Configure, Rename, Delete Pipeline..:image.png

Như vậy là mình đã demo được cách thức gán quyền cho user. Và để hoàn thành yêu cầu ban đầu thì mình sẽ quyền cho 6 user vừa tạo như sau:

image.png

Như vậy ông u_devops_admin có full quyền với 2 môi trường. Các ông u_dev_ope có quyền build trên môi trường DEV, u_devops_ope có quyền build trên PROD.

image.png

Từ ý tưởng trong bài này, các bạn hoàn toàn có thể tùy biến và phát triển thêm để sử dụng cho hệ thống có nhiều dự án, nhiều môi trường khác nhau.

Cảm ơn các bạn đã đọc tới đây. Nếu thấy hữu ích thì vui lòng ủng hộ mình bằng cách upvote cho bài viết nhé!

#viettq #cicd #jenkins #kubernetes #gitlab #node.js #devops

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ