Trước khi nói về khía cạnh tư duy Lập Trình Hướng Đối Tượng Object-Oriented Programming
, chúng ta hãy cùng nhìn lại một chút về hai bài viết trước.
Đầu tiên thì chúng ta làm quen với khái niệm Tuần Tự Imperative
và Định Nghĩa Declarative
chủ điểm nói về hai khía cạnh tư duy bổ trợ lẫn nhau ở Cấp Độ Cú Pháp syntax level
để biểu thị logic hoạt động của code. Nếu trọng tâm của Imperative
là để biểu thị tuần tự
các bước cần thực hiện, thì trọng tâm của Declarative
là để biểu thị định nghĩa
tương quan giữa các yếu tố trong code.
Sau đó thì chúng ta tiếp tục quan sát code ở cấp độ thiết kế và quản lý các chương trình bổ trợ sub-program
với hai mô hình lập trình liên quan là Thủ Tục Procedural
và Hàm Functional
. Nếu trọng tâm của Procedural
là thiết kế và biểu thị các sub-program
tạo ra tác động khách quan trên nguồn dữ liệu data
hay trạng thái state
nào đó; Thì trọng tâm của Functional
là thiết kế và biểu thị mối tương quan giữa các sub-program
không tạo ra tác động khách quan trên các nguồn nhập input
như trên.
Và bây giờ thì chúng ta lại tiếp tục thay đổi góc quan sát code ở cấp độ mới, bao hàm cả các sub-program
và cả các nguồn dữ liệu data
hay trạng thái state
. Tuy nhiên, xuất phát điểm tư duy của Lập Trình Hướng Đối Tượng Object-Oriented
lại không hẳn xuất phát từ quan điểm kĩ thuật, mà thay vào đó thì như chúng ta đã biết – OOP
lại xuất phát từ một trong những chiều kích trí tuệ mà chúng ta được ban cho.
Điểm khởi đầu
Trích đoạn bài viết [JavaScript] Bài 4 – Object & Everything
Một trong những chiều kích quan trọng nhất của trí thông minh mà con người chúng ta được ban tặng, đó là
intellect
– tạm dịch là trí tuệ nhị nguyên. Vớiintellect
thì mọi thứ xung quanh cuộc sống của chúng ta dường như có thể được tách rời riêng biệt và có thể được định nghĩa với một đường viền bao quanh. Dường như bất cứ thứ gì cũng có thể được định nghĩa bởi một vài thuộc tính và khả năng. Ví dụ như một cái cây có thể được xem là một đối tượng hay object độc lập với các thuộc tính như: chiều cao, màu sắc, tuổi tác; và khả năng tạo ra thế hệ tiếp theo.
Để phản ánh chiều kích này của trí thông minh mà chúng ta sở hữu vào trong môi trường lập trình, những lập trình viên đầu tiên của thế giới đã quyết định cho phép mô tả các đối tượng hay
object
trong code. Điều này khiến cho công việc lập trình trở nên thân thiện hơn và đem đến cho mọi người nhiều khả năng hơn để chuyển tải các ý tưởng vào phần mềm.
var theTree ={
name :'Divine',
age :1001,produce(){return'108 seeds';}};// theTree
console.log( theTree.name );// 'Divine'
console.log( theTree.age );// 1001
console.log( theTree.produce());// '108 seeds'
Một chương trình
Một chương trình, hiển nhiên cũng có thể được intellect
vẽ một đường viền bao quanh để định nghĩa. Chúng ta có thể nhìn nhận bất kỳ chương trình nào dù lớn hay nhỏ cũng sẽ bao gồm các yếu tố căn bản là:
- Nguồn dữ liệu
data
hay trạng tháistate
cần thay đổi - Các chương trình con
sub-program
giúp biểu thị logic hoạt động đa dạng
Và thật tình cờ thì ở đây chúng ta đang có nguồn dữ liệu data
hay trạng thái state
lại có vị trí rất tương đồng với các thuộc tính property
của một object
; Còn các sub-program
thì lại có vị trí tương đồng với các phương thức method
của một object
.
Hiển nhiên, cũng giống như trong tất cả các chiều kích khác của sự sống, các object
trong môi trường phần mềm cũng có thể tạo ra các tác động qua lại lẫn nhau. Và khi chúng ta luôn hướng đến việc nhìn nhận và thiết kế một chương trình bằng các object
có khả năng tương tác qua lại thì đó chính là khía cạnh tư duy Hướng Đối Tượng Object-Oriented
, đôi khi cũng được gọi là Objective
– tạm hiểu là lối tư duy khách quan đứng bên ngoài chủ thể là chương trình và cách thành phần kiến trúc của chương trình đó.
Liên kết tham khảo: Objective-C
Các Công Cụ
Tư duy Hướng Đối Tượng có thể được áp dụng trên bất kỳ ngôn ngữ lập trình bậc cao nào, bao gồm cả những ngôn ngữ không có cú pháp hỗ trợ OOP
để tạo ra các object
đóng gói các property
và method
; Ví dụ như C, Ada, Haskell, v.v…
Lối cấu trúc đơn giản nhất là khi chúng ta cố gắng sử dụng một kiểu dữ liệu tổ hợp để mô tả tập trung các thuộc tính property
của các object; Và khi thiết kế một sub-program
có tên gọi và cú pháp sử dụng dạng A_doSomethingTo_B(objectA, objectB)
thì có thể hiểu là một phương thức method
của objectA
tạo ra tác động lên objectB
.
Còn đối với các ngôn ngữ có hỗ trợ OOP
phổ biến thì chúng ta sẽ có một dạng cú pháp nhất định để đóng gói các property
và method
vào trong cùng một tên định danh để mô tả một object
đơn thuần hay còn được gọi là literal object
. Ngoài cú pháp để khởi tạo các literal object
, thì người ta thường sẽ cung cấp thêm ít nhất một dạng cú pháp định nghĩa bản mẫu có các từ khóa thường sử dụng là: lớp class
, kiểu type
, bản mẫu prototype
, hay hàm khởi tạo function
.
Trích đoạn bài viết [JavaScript] Bài 4 – Object & Everything
classThing{constructor(givenColor, givenAge){this.color = givenColor;this.age = givenAge;}whisper(){
console.log(this.age +" years ago...");
console.log(this.color +"...");}}// class Thing// tạo ra 2 object từ bản mẫuvar water =newThing("blue",1001);var grass =newThing("green",10);
water.whisper();// "1001 years ago..."// "blue..."
grass.whisper();// "10 years ago"// "green..."
Bên cạnh cú pháp định nghĩa bản mẫu cho các object
có cùng dạng thức mô tả thì các ngôn ngữ hỗ trợ OOP
phổ biến còn cung cấp thêm các công cụ khác nữa về mặt cú pháp để hỗ trợ cho các chức năng mang tính kiến trúc của chương trình. Điển hình là bộ tứ có tên gọi lần lượt như sau:
Inheritance
– Kế Thừa và Mở Rộng một dạng thức mô tảobject
để tạo thành một dạng thức mới có nhiều yếu tố hơn cả vềproperty
vàmethod
.Polymorphism
– Đa Hình và Đặc Tả những yếu tố chi tiết trong mỗi bản mẫu được sử dụng trực tiếp để tạo ra cácobject
.Abstraction
– Trừu Tượng và Khái Quát những yếu tố căn bản bắt buộc phải có để tạo thành một dạng thức mô tả cácobject
.Encapsulation
– Đóng Gói và Ẩn Đi những yếu tố mang tính chất nội bộ không để code bên ngoài có thể trực tiếp tạo tác động lên các yếu tố này.
Trên thực tế thì trong cả những ngôn ngữ lập trình không hỗ trợ trực tiếp các cú pháp OOP
– ví dụ như Ada (Procedural), hay Haskell (Functional) – thì những chức năng trên cũng được hỗ trợ rất mạnh mẽ bởi các công cụ định kiểu type
và tạo ràng buộc contract
.
Và như đã nói trong bài viết trước thì chúng ta quyết định là sẽ tìm hiểu về các công cụ hỗ trợ biểu thị các chức năng trên trong code OOP
; Vì vậy nên trong các bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt điểm danh bộ tứ đã được liệt kê trong danh sách trên và cách thức để áp dụng những chức năng này trong JavaScript.
Nguồn: viblo.asia