Bài viết này là một trong số những bài thuộc chỉ mục bổ sung của Sub-Series JavaScript
trong Series Tự Học Lập Trình Web Một Cách Thật Tự Nhiên. Ở đây chúng ta sẽ điểm qua một vài giá trị số học đặc biệt thường gặp, một số phương thức chuyển đổi các giá trị từ các kiểu khác sang number
, và một số hàm làm việc với các giá trị số học được cung cấp bởi các object Number & Math
.
Các giá trị số học đặc biệt thường gặp
Các giá trị số học đặc biệt được JavaScript lưu trữ ở dạng thuộc tính của class Number
và chỉ hỗ trợ việc truy xuất để sử dụng, không thể thay đổi.
-
Number.POSITIVE_INFINITY
– biểu thị cho một giá trị số học lớn vô cùng, có thể được truy xuất ngắn gọn làInfinity
thay vìNumber.POSITIVE_INFINITY
. -
Number.NEGATIVE_INFINITY
– biểu thị cho một giá trị số học lớn vô cùng, có thể được truy xuất ngắn gọn là-Infinity
thay vìNumber.NEGATIVE_INFINITY
. -
Number.MAX_VALUE
– giá trị hữu hạn lớn nhất thuộc kiểuNumber
. -
Number.MIN_VALUE
– giá trị hữu hạn nhỏ nhất thuộc kiểuNumber
.
Nếu cần làm việc với các giá trị lớn hơn 2 giá trị biên này, chúng ta sẽ cần sử dụng kiểu BigInt
.
Number.NaN
–Not a Number
– là giá trị được trả về khi thực hiện các phép chuyển đổi dữ liệu vềnumber
không khả dụng. Có thể được truy xuất ngắn gọn làNaN
thay vìNumber.NaN
. Giá trịNaN
không tương đồng với bất kỳ giá trị số học nào bao gồm cả chính nó.Math.PI
– hằng số đặc biệt biểu thị cho cuộc đời của Pi.
number.js
console.log(1/0);// Infinity
console.log(typeofInfinity);// number
console.log(9_999_999_999>Infinity);// false
console.log(-1/0);// -Infinity
console.log(typeof-Infinity);// number
console.log(-9_999_999_999<Infinity);// false
console.log(1/'one');// NaN
console.log(typeofNaN);// number
console.log(NaN==NaN);// false
Để kiểm tra xem một giá trị đang được lưu trữ trong một biến nào đó có phải là NaN
hoặc Infinite
hay không, chúng ta có thể sử dụng các phương thức –
Number.isFinite(value)
– trả về kết quả làtrue
nếuvalue
không phải làInfinite
hoặc-Infinite
, ngược lại trả vềfalse
.Number.isNaN(value)
– trả về kết quả làtrue
nếuvalue
làNaN
.
number.js
console.log( Number.isFinite(1/0));// false
console.log( Number.isNaN(1/'a'));// true
Chuyển đổi giá trị từ kiểu khác sang number
Giống với các class
biểu trưng cho các kiểu dữ liệu đơn nguyên primitive
khác, Number
cũng được thiết kế để sử dụng như một hàm chuyển đổi dữ liệu. Hàm này sẽ giúp chúng ta chuyển đổi dữ liệu từ các kiểu khác thành một giá trị primitive number
.
number.js
// undefined biểu thị cho kiểu dữ liệu chưa được định nghĩa
console.log(Number(undefined));// NaN// null biểu thị cho một giá trị vô nghĩa
console.log(Number(null));// 0
console.log(Number(false));// 0
console.log(Number(true));// 1// chuỗi có chứa ký tự khác chữ số là NaN
console.log(Number(''));// 0
console.log(Number('0'));// 0
console.log(Number('000'));// 0
console.log(Number('0.1'));// 0.1
console.log(Number('0a'));// NaN
console.log(Number('one'));// NaN// giá trị duy nhất của mảng sẽ được dùng làm đại diện// một mảng có nhiều hơn một giá trị sẽ là `NaN`
console.log(Number([]));// 0
console.log(Number([1]));// 1
console.log(Number(['1']));// 1
console.log(Number([0,1]));// NaN// một object bất kỳ luôn là NaN ngoại trừ các object `new Number()`
console.log(Number({}));// NaN
console.log(Number(newNumber(1)));// 1
Khi chúng ta sử dụng các giá trị không phải là giá trị số học trong các biểu thức yêu cầu truyền vào giá trị số học, thì các giá trị ấy sẽ được tự động chuyển đổi bằng hàm Number()
với quy tắc như trên.
Để có được giá trị chuyển đổi khả dụng cao hơn từ các chuỗi ký tự, chúng ta có thể sử dụng các phương thức –
Các phương thức này sẽ quét từ đầu chuỗi ký tự cho đến điểm đầu tiên gặp một ký tự vô nghĩa với các giá trị số học.
parse.js
var one = Number.parseInt('1.02a');
console.log(one);// 1var oneee = Number.parseFloat('1.02a');
console.log(oneee);// 1.02
Một số phương thức để làm việc với các giá trị number
Bên cạnh việc chuyển đổi kiểu dữ liệu thì đôi khi chúng ta cũng sẽ cần định dạng các giá trị số học để trình bày trên giao diện người dùng. Ví dụ như làm ngắn phần thập phân của các số vô tỉ bằng phương thức number.toFixed(n)
– với 0 <= n <= 20
.
fixed.js
var theNumber =newNumber(1.23456789);
console.log( theNumber.toFixed(2));// 1.23// hoặc
console.log(1.23456789.toFixed(2));
Các phương thức phổ biến khác để làm việc với các giá trị number
được cung cấp bởi thư viện Math
. Tuy nhiên các phương thức này sẽ chỉ hỗ trợ các giá trị trong khoảng Number.MIN_VALUE - Number.MAX_VALUE
, và không hỗ trợ các giá trị BigInt
.
math.js
// giá trị ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 - 1
console.log( Math.random());// ko đoán được :D// trị tuyệt đối - absolute
console.log( Math.abs(-1));// 1// số nguyên làm tròn lên `trần`
console.log( Math.ceil(1.23));// 2// số nguyên làm tròn xuống `sàn`
console.log( Math.floor(1.23));// 1// giá trị lớn nhất & nhỏ nhấtvar numberArray =[1,2,3,4,5,6,7,8,9];
console.log( Math.max(...numberArray));// 9
console.log( Math.min(1,2,3));// 1// lũy thừa cơ số x bậc y
console.log( Math.pow(2,10));// 1024// loại bỏ hết phần thập phân
console.log( Math.trunc(1.23456789));// 1// căn bậc 2
console.log( Math.sqrt(81));// 9// arc
console.log( Math.sin(Math.PI/2));// 1
console.log( Math.cos(Math.PI/2));// 0
(Sắp đăng tải) [JavaScript] Bài 20 – String & RegExp
Nguồn: viblo.asia