Golang Ratelimit là gì, sử dụng.

Khái niệm Ratelimit là chiến lược giới hạn số lượng request thông qua internet, nó là tần suất của một user có lặp đi lặp lại trong một thời gian. Ví dụ khi user login thì ratelimit giới hạn trong 1 phút chỉ được thực hiện 5 request, khi có request thứ 6 sẽ bị

Khái niệm

Ratelimit là chiến lược giới hạn số lượng request thông qua internet, nó là tần suất của một user có lặp đi lặp lại trong một thời gian. Ví dụ khi user login thì ratelimit giới hạn trong 1 phút chỉ được thực hiện 5 request, khi có request thứ 6 sẽ bị từ chối.

Ratelimit hoạt động thế nào

  • Ratelimit sẽ chạy bên trong của một application, trên web server của chính nó. Ratelimit theo dõi địa chỉ IP request đến, theo dõi số lượng request giữa mỗi request. Có nhiều cách để xác định của mỗi user.
  • Ratelimit là cơ chế theo dõi số lượng request cho một địa chỉ IP, và số lượng request trong 1 khoảng thời gian. Nếu có nhiều request hơn trong 1 thời điểm thì ratelimit sẽ từ chố request.
  • Ratelimit chỉ sử dụng cho địa chỉ IP, vì thế nếu sử dụng nhiều IP thì có thể không hiệu quả.

**Mục đích sử dụng### **

  • Giảm tải việc một số user dùng tool để tấn công quá nhiều request tại 1 thời điểm.
  • Khi sàn ecomerce trong những đợi giảm giá lớn sẽ có nhiều user spam request.
  • Chặn một service khác gọi qua service của team quá nhiều.

Golang Code Demo

Không chặn số lượng request

  • Phần này sẽ sử dụng redis để handle ratelimit, cần connect đến redis trước, bài viết trước mình có thực hiện redis demo rồi link.
  • Sử dụng thêm thư viện limiter, link github
  • Sử dụng framework: Gin
  1. Struct Server:
    Khai báo một struct server bao hồm các field:
type Server struct {
	limiter    *limiter.Limiter
	router     *gin.Engine
	httpServer *http.Server
}
  • limiter: giới hạn số lượng request trong 1 khoảng thời gian.
  • router: khai báo các router , method.
  • httpServer: một địa chỉ server để lắng nghe request từ client.
  1. Main function:
limiterRate := limiter.Rate{
		Period: 5 * time.Second,
		Limit:  5,
	}

=> định nghĩa số lượng request trong 1 khoảng thời gian, 5 request trong vòng 5 giây, có thể thay đổi thông số này tuỳ vào từng nghiệp vụ khác nhau.

  1. Create function Ratelimit:
func RetiverRatelimit(rateLimiter *limiter.Limiter) gin.HandlerFunc {
	return func(ctx *gin.Context) {
		fmt.Println("rate ")
		ctx.Next()
	}
}

=> func hiện tại không kiểm tra gì cả, chỉ khai báo và cho đi tiếp, func Next()

  1. Test:
  • thực hiện lệnh curl sau:
curl --location --request GET 'http://localhost:8100/v1/set'
  • response
{
    "message": "redis set ok n"
}

=> Có thể request không giới hạn.

Chặn số lượng request:

  1. Sử dụng một function để kiểm tra total request trong 1 khoảng thời gian. Kiểm tra hàm RetiverRatelimit và thay đổi đoạn code sau:

func RetiverRatelimit(rateLimiter *limiter.Limiter) gin.HandlerFunc {
	return func(ctx *gin.Context) {
		ipClient := ctx.ClientIP()
		limiterCtx, err := rateLimiter.Get(ctx, ipClient)
		if err != nil {
			ctx.JSON(http.StatusInternalServerError, handler.Reponse{
				Message: "ratelimiter faile",
			})
			return
		}
		if limiterCtx.Reached {
			ctx.JSON(http.StatusBadRequest, handler.Reponse{
				Message: "Yêu cầu quá nhiều lần. Vui lòng thử lại sau!",
			})
			ctx.Abort()
			return
		}
		ctx.Next()
	}
}

=> thực hiện việc kiểm tra xem đối với client-ip có bao nhiêu request tại 1 thời điểm.

  1. Trong router:
func (s *Server) Router() {
	grouter := s.router.Group("v1")
	grouter.Use(ratelimit.RetiverRatelimit(s.limiter))
	grouter.GET("/set", handler.Set())
	grouter.GET("/get", handler.Get())
}

=> Khai bảo một group router, và trước khi đi vào từng function thì phải qua RetiverRatelimit kiểm tra request có hợp lệ hay từ chối.

  1. Call request thứ 6:
  • Request curl:
curl --location --request GET 'http://localhost:8100/v1/set'
  • Message reponse:
{ 
     "message": "Yêu cầu quá nhiều lần. Vui lòng thử lại sau!"
}
  1. Check redis để biết số lượng request:

    => Key được store với ratelimitgolang-demo:::1, golang-demo: là prefix để phân biệt với các key store, phần phía sau là ip.
    local thì ip là ::1 khi lên môi trường dev hoặc production thì sẽ có client ip khác.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ