Trong bài viết này, chúng ta sẽ bổ sung thêm một tính năng nhỏ cho trang chủ để tự động tải thêm các đoạn giới thiệu bài viết entry
cũ hơn – khi người xem cuộn qua entry
cuối cùng đang có mặt trong trang.
Gửi yêu cầu truy xuất thêm dữ liệu
Thao tác này chúng ta đã từng thực hiện trước đó trong Sub-Series JavaScript và đến bây giờ mới thực sự có tình huống để áp dụng. Cụ thể là chúng ta sẽ viết code JavaScript trong tệp public/js/main.js
để thêm thao tác xử lý khi người dùng cuộn qua entry
cuối cùng. Ở đây mình sẽ sử dụng thêm jQuery
để đơn giản hóa một số thao tác, vì vậy nên cũng sẽ cần cập nhật thêm một chút ở khối view
.
<script src="https://www.unpkg.com/[email protected]/dist/jquery.min.js"></script>
<script src="/js/main.js"></script>
Thao tác xử lý trong code JavaScript ở phía trình duyệt web client-side
cũng rất đơn giản. Khi người xem blog thực hiện thao tác cuộn, chúng ta cần liên tục kiểm tra vị trí của cạnh dưới của khung hiển thị để xem đã cuộn qua entry
cuối cùng hay chưa.
Tại thời điểm người xem blog cuộn qua entry
cuối cùng thì chúng ta gửi một yêu cầu tới server
để có thêm một mảng các object Article
; Sau đó tạo ra các khối entry
mới và gắn tiếp vào khu vực hiển thị trong khối #main
.
Ở đây chúng ta lưu ý là khi truyền tải dữ liệu qua mạng thì sẽ không thể duy trì kiến trúc Map
của các object Article
mà sẽ phải chuyển về chuỗi JSON để truyền dữ liệu đi. Do đó khi nhận được, chúng ta sẽ sử dụng ở dạng object
thông thường chứ không phải là Map
và vì vậy nên thao tác lấy dữ liệu sẽ là article["thuộc-tính"]
thay vì article.get("thuộc-tính")
.
/* --- Dispatch an event when user finishes reading */$(window).on("scroll",function(event){
window.bottomEdgePosition = window.scrollY + window.innerHeight;if(window.bottomEdgePosition != document.body.offsetHeight){/* do nothing */;}else$("#main").trigger("user-finishes-reading");});// #main/* --- Load the previous articles from server */$("#main").on("user-finishes-reading",function(event){var url ="endpoint-xử-lý-yêu-cầu-truy-xuất-thêm-các-entry";
jQuery.get(url, renderEntry);});// #main/* --- Render more .entry components */constrenderEntry=function(articleList =[]){
console.log(articleList);// for testing
articleList.forEach(function(article){var entryElement =jQuery(`
<section class="entry">
<h2> ${article["title"]} </h2>
<p> ${article["content"].slice(0,321)} </p>
<a href="/article/view/${article["@id"]}"> Đọc tiếp </a>
</section>
`);$("#main .container").append(entryElement);});// articleList.forEach};// renderEntry
Để kiểm tra trước hoạt động của code kích hoạt sự kiện người dùng đọc xong entry
cuối cùng và hàm gắn các phần tử .entry
mới vào trong #main
thì bạn có thể giả lập dữ liệu truy vấn được bằng một mảng các object
chứa các thuộc tính như mô tả trong code của hàm renderEntry
.
Thêm route xử lý yêu cầu
Ồ… đây là route
xử lý đầu tiên trong phần mềm server
mà chúng ta đang viết lại không phản hồi nội dung một trang HTML để trình duyệt web hiển thị. Thay vào đó thì route
này lại trả về một chuỗi dữ liệu để sử dụng trong môi trường vận hành code JavaScript ở phía trình duyệt web client-side
.
Như vậy là lần này chúng ta đang cần cung cấp một giao diện để sử dụng cho việc viết code lập trình – hay còn được gọi là API (Application Programming Interface) – chứ không phải là cung cấp một giao diện đồ họa trên nền trình duyệt web. Để tiện cho việc quản lý code và sử dụng thì chúng ta sẽ tạo ra một nhóm route/api
cho những yêu cầu tương tự nếu cần bổ sung trong tương lai.
[express-blog]
. |
. +-----[route]
. | |
. | +-----[api]
. | |
. | +-----[article]
. | +-----[category]
. | |
. | +-----index.js
. |
. +-----app.js
Nhóm router
mới được khai báo trước session-filter
bởi sử dụng convention
riêng so với các nhóm router
trước đó. Ở đây nếu như bạn muốn cung cấp thêm các thao tác chỉnh sửa, cập nhật, xóa bản ghi cho nhóm route/api
thì có thể sử dụng một phương thức khác để thực hiện chức năng bảo mật đơn giản.
/* --- Adding Routers */
app.use("/api",require("./route/api/index"));
app.use(require("./route/session-filter"));
app.use("/",require("./route/home"));
app.use("/article",require("./route/article/index"));
app.use("/category",require("./route/category/index"));
app.use("/admin",require("./route/admin/index"));
app.use(require("./route/oops"));
const express =require("express");const router = express.Router();
router.use("/article",require("./article/index.js"));// ---nhóm "/category" chưa cần bổ sung
module.exports = router;
Ở đây route
đầu tiên của nhóm api
mà chúng ta đang cần cung cấp cho code JavaScript ở phía trình duyệt web sử dụng là thao tác truy vấn thêm các bản ghi article
trong database
. Do đó nên mình sử dụng cách đặt tên nhóm router xử lý chi tiết trong api/article
giống với các procedure
trong khối database
.
[route]
. |
. +-----[api]
. |
. +-----[category]
. +-----[article]
. | |
. | +-----[procedure]
. | | |
. | | +-----insert.js
. | | +-----select.js
. | | +-----update.js
. | | +-----delete.js
. | |
. | +-----index.js
. |
. +-----index.js
const express =require("express");const router = express.Router();
router.use("/select",require("./procedure/select.js"));// --- các route insert, update, delete chưa cần bổ sung
module.exports = router;
Khi code JavaScript ở phía client-side
gửi yêu cầu tới /api/article/select
thì chúng ta cần gửi trả lại một mảng chứa các bản ghi article
mới nhất. Và ở đây chúng ta cũng cần cung cấp các tham số để code JS ở client-side
không cần phải truy xuất toàn bộ tất cả 1001 bản ghi article
đang có trong database
.
const express =require("express");const router = express.Router();const databaseManager =require("../../../../database/manager");const Article =require("../../../../database/type/Article");
router.get("*",async(request, response)=>{var{ top, order, offset }= request.query;var selected =[];await databaseManager.execute(
Article.name,"select",
selected,Number(top), order,[...Article.fieldNames],Number(offset));for(var i =0; i < selected.length; i +=1){var articleObject = Object.fromEntries(selected[i]);
selected[i]= articleObject;}
response.json(selected);});// router.get
module.exports = router;
Bên cạnh tham số order
để chọn chiều duyệt các bản ghi khi truy vấn trong database
, chúng ta có thể cung cấp tham số top
để code JS client-side
có thể tự giới hạn; Và sử dụng các tham số này cho thao tác truy vấn trong database
mà chúng ta đã có trước đó.
Tuy nhiên giả sử trên trang chủ đang có 10 entry
mới nhất và chúng ta cần truy vấn thêm 10 entry
tiếp theo thì lúc này code JS client-side
lại đang cần truy vấn 20 bản ghi mới nhất và bỏ đi 10 bản ghi đã được bày trên trang chủ. Lý do là vì khi viết code database
mình đã không dự trù được và bỏ sót một tính năng hỗ trợ cho lệnh truy vấn select
.
Các phần mềm quản lý Relational Database thường có thêm tùy chọn offset
cho thao tác select
để bỏ qua một số bản ghi đầu tiên trong tập kết quả. Và ở thời điểm này, để không ảnh hưởng đến code sử dụng module database
ở các route
khác đã viết xong, chúng ta có thể bổ sung tham số in_offset
ở vị trí cuối cùng trong dãy tham số của database/procedure/Article/select
.
const ArticleView =require("../../view/Article");const Article =require("../../type/Article");
module.exports =async(
out_selected =[],
in_top =Infinity,
in_order ="default",/* default | reversed */
in_partial = Article.fieldNames,// --- số bản ghi đầu tiên cần bỏ qua
in_offset =0)=>{try{/* --- Create view & Index data */var view =newArticleView();await ArticleView.indexData(view, in_order, in_partial)var index =-1;/* --- Loop & Collect records */forawait(var record of view){
index +=1;if(index < in_offset)continue/* check next reccord */;elseif(out_selected.length == in_top)break/* out of the loop */;else
out_selected.push(record);}// for .. of}catch(error){throw error;}};// module.exports
Tạo đường dẫn URL sử dụng API ở client-side
Bây giờ thì chúng ta đã có thể hoàn thiện code ở phía client-side
ở đoạn thao tác gửi yêu cầu tới server
để truy vấn thêm dữ liệu. Ở đây mình sử dụng offset
là số lượng các khối .entry
đã có mặt trên trang chủ trước khi gửi yêu cầu và cộng thêm một bản ghi id-Infinity
mà mình đã sử dụng làm convention
riêng cho trang thông báo lỗi không tìm thấy bài viết phù hợp.
/* --- Load the previous articles from server */$("#main").on("user-finishes-reading",function(event){var top =10;var order ="reversed";var offset =[...$("#main .entry")].length +1;var url =`/api/article/select?top=${top}&order=${order}&offset=${offset}`;
jQuery.get(url, renderEntry);});// #main
Và kiểm tra hoạt động của tính năng mới thôi.
npm start
Server started
Kết thúc bài viết
Như vậy là chúng ta đã bổ sung được tính năng tải thêm nội dung đơn giản cho trang chủ blog. Như đã nói trước đó thì đây là bài viết cuối cùng của Sub-Series ExpressJS và cũng là bài viết kết thúc Series Tự Học Lập Trình Web Một Cách Thật Tự Nhiên. Kết thúc thôi nhé, chứ chưa hoàn thành… Chúng ta vẫn đang còn một vài bài viết về các mô hình lập trình trong Sub-Series JavaScript và vẫn chưa bắt đầu Sub-Series SQL do chưa có cơ hội ứng dụng.
Nếu như mục đích của bạn chỉ đơn giản giống với mình khi mới bắt đầu Series Tự Học Lập Trình Web Một Cách Thật Tự Nhiên – đó là tự code được một trang blog cá nhân đơn giản để sử dụng – thì đây có lẽ là điểm dừng tuyệt vời, vừa đủ. Tuy nhiên nếu như bạn thực sự quan tâm nhiều hơn tới lập trình thì mình rất hy vọng rằng bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng mình trên chặng đường tự học lập trình trước mắt. Bởi mình thực sự rất yêu thích lập trình và luôn muốn tìm hiểu, chia những kiến thức lập trình “mới” (mới đối với mình thôi, còn đối với các pro thì chắc chắn là cũ mèm rồi ).
Cụ thể là sau khi xây dựng xong một trang blog cá nhân đơn giản với khoảng 1001 lần npm test
, rồi npm start
, rồi sửa lỗi code, rồi lặp lại, v.v… mình cảm thấy rằng nếu như học thêm được những kiến thức mới thì rất có thể, quá trình viết code sẽ thuận lợi hơn, và rất có thể chúng ta sẽ thiết kế được một phần mềm có nhiều tính năng hơn, ví dụ như một nền tảng blog có nhiều người dùng kiểu như Viblo chẳng hạn, hoặc những phần mềm tiện ích ở bất kỳ môi trường ứng dụng nào khác: add-on trình duyệt web, libreoffice plug-in, ứng dụng desktop, mobile, hay đóng góp vào các dự án mã nguồn mở v.v…
Và vì vậy nên… Series Tự Học Lập Trình App Một Cách Thật Tự Nhiên sắp được đăng tải.
Series mới có tên gọi na ná với Series hiện tại và chỉ thay từ Web
bằng từ App
là bởi vì… Công việc lập trình mà chúng ta thực hiện từ đầu cho tới giờ về cơ bản là viết code để tạo ra một giao diện người dùng được vẽ trên nền trình duyệt web và tạo ra một logic xử lý ở phía sau giao diện đó; Hay có thể nói là chúng ta đã tạo ra một ứng dụng (Application) – với phần lớn code xử lý logic và tạo giao diện được đặt tại server
. Từ App
, vì vậy, sẽ mang ý nghĩa tổng quát hơn và phù hợp hơn với tất cả mọi môi trường ứng dụng.
Series mới có thể được xem là phần tiếp theo của Series hiện tại, hay một chu kỳ mới của vòng xoáy đệ quy mang tên “Tự Học Lập Trình”. Chúng ta sẽ gặp lại những thứ đã biết và gặp thêm những thứ chưa biết để có thể nhìn lại những thứ đã biết ở một khía cạnh khác.
Sub-Series SQL mà chúng ta đã dự định trước đó, cũng sẽ được chuyển sang Series mới để tiện cho việc theo dõi và thảo luận được tập trung tốt hơn; Còn các bài viết cuối cùng của Sub-Series JavaScript vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện ở Series này vào một thời điểm phù hợp.
Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Nguồn: viblo.asia