Email Testing – Laravel x MailCatcher

Quay trở lại với series về PHP nói chung và Laravel nói riêng, mình sẽ đem đến cho các bạn một “bản collab” giữa Laravel và MailCatcher nha. Gọi là “bản collab” cho “sang mõm” là vậy, thực ra nó chỉ là việc sử dụng MailCatcher trong project Laravel mà thôi =)) Thôi chúng ta

Quay trở lại với series về PHP nói chung và Laravel nói riêng, mình sẽ đem đến cho các bạn một “bản collab” giữa LaravelMailCatcher nha.
Gọi là “bản collab” cho “sang mõm” là vậy, thực ra nó chỉ là việc sử dụng MailCatcher trong project Laravel mà thôi =))

Thôi chúng ta cùng đi vào nội dung chính nha. Let’s go!

1. MailCatcher là gì?

Như các bạn cũng đã biết thì khi project của chúng ta có chức năng gửi email. Để tránh việc chúng ta bắt buộc phải nhập chính xác email thực, cũng như việc gửi quá nhiều mail dẫn đến tình trạng spam không đáng có ở những môi trường như local, develop,… thì các service SMTP server được tạo ra dành cho developer.

Mặc định trong project Laravel cũng đã tích hợp cho chúng ta MailTrap, nhưng MailTrap là một service online – bắt buộc chúng ta phải connect với internet mới có thể sử dụng được. Ngoài ra còn có rất nhiều các SMTP server free nữa nhưng bài viết này mình muốn giớ thiệu với các bạn MailCatcher, nó được cài đặt trên server, rất nhẹ và dễ sử dụng.

MailCatcher là một máy chủ SMTP miễn phí được viết bằng Ruby, nó được xây dựng để giúp việc kiểm tra email dễ dàng hơn. Sau khi cài đặt xong Mailcatcher, nó sẽ cung cấp cho bạn 2 phương thức để tương tác. Đó là SMTP và HTTP. Phương thức SMTP giúp bạn chạy SMTP Server để gửi mail (smtp://127.0.0.1:1025). Còn HTTP, giúp bạn xem được các mail được gửi đến/gửi đi thông qua giao diện web (http://127.0.0.1:1080).

2. Cài đặt MailCatcher

  • Cài đặt Ruby

MailCatcher là một Ruby Gem nên bắt buộc phải cài đặt Ruby trên máy tính của bạn.
Để cài đặt Ruby các bạn chỉ cần gõ một số command sau:

$ sudo apt install curl
$ curl -sL https://deb.nodesource.com/setup_12.x | sudo -E bash -
$ curl -sS https://dl.yarnpkg.com/debian/pubkey.gpg | sudo apt-key add -
$ echo "deb https://dl.yarnpkg.com/debian/ stable main"| sudo tee /etc/apt/sources.list.d/yarn.list

$ sudo apt-get update
$ sudo apt-get install git-core zlib1g-dev build-essential libssl-dev libreadline-dev libyaml-dev libsqlite3-dev sqlite3 libxml2-dev libxslt1-dev libcurl4-openssl-dev software-properties-common libffi-dev nodejs yarn
  • Cài đặt MailCatcher
$ sudo gem install mailcatcher
  • Khởi động MailCatcher
$ mailcatcher
StartingMailCatcher v0.8.1==> smtp://127.0.0.1:1025==> http://127.0.0.1:1080***MailCatcher runs as a daemon by default. Gotothe web interfacetoquit.

Fact: Bạn có thể xem thêm các lệnh liên quan tới Mailcatcher bằng cách gõ mailcatcher –help trên Terminal

$ mailcatcher --help                        
Usage: mailcatcher [options]--ip IP                      Set the ip address of both servers
        --smtp-ip IP                 Set the ip address of the smtp server
        --smtp-port PORT             Set the port of the smtp server
        --http-ip IP                 Set the ip address of the http server
        --http-port PORT             Set the port address of the http server
        --messages-limit COUNT       Only keep up to COUNT most recent messages
        --http-path PATH             Add a prefix toall HTTP paths
        --no-quit                    Don't allow quitting the process
    -f,--foreground                 Run in the foreground
    -b,--browse                     Open web browser
    -v,--verbose                    Be more verbose
    -h,--help                       Displaythis help information
        --version                    Display the current version

Sau đó chúng ta có thể bắt đầu sử dụng Mailcatcher. Nhưng chúng ta sẽ cần làm thêm 1 bước nữa để có thể truy cập webmail thông qua IP để ở mạng nào cũng đều xem webmail được.

$ mailcatcher --foreground --http-ip=0.0.0.0
  • Khởi động MailCatcher cùng server

Tính năng này rất cần thiết giúp bạn chạy MailCatcher mỗi khi server được khởi động. Điều này giúp bạn không cần phải quan tâm đến việc mỗi khi khởi động server phải vào để bật MailCatcher.
Tạo mới hoặc sửa file /etc/init/mailcatcher.conf

description "Mailcatcher"

start on runlevel [2345]
stop on runlevel [!2345]

respawn

exec /usr/bin/env $(which mailcatcher)--foreground --http-ip=0.0.0.0

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng MailCatcher như một service của server:

sudo service mailcatcher status
sudo service mailcatcher start
sudo service mailcatcher restart
sudo service mailcatcher stop

Bạn có thể mở trình duyệt và truy cập vào ip của bạn ở port 1080 (http://your-ip:1080/) để xem giao diện của MailCatcher.

3. Setup cho Project Laravel

Sau khi cài đặt MailCatcher đã xong xuôi. Mở file .env trong project lên và bạn có thể sửa phần thông tin gửi email bằng thiết lập dưới đây

MAIL_MAILER=smtp
MAIL_HOST=127.0.0.1
MAIL_PORT=1025

4. Test email

Trước đây mình đã có bài viết: Gửi email qua mini project, nên mình sẽ dùng luôn source code này để test luôn.

Và output mình nhận được:

Giống hệt với output trong bài viết đúng không nào 😄

5. Một số lỗi thường gặp

  • mailcatcher.service could not be found.

Lỗi này xảy ra khi chúng ta sử dụng các command:

sudo service mailcatcher status
sudo service mailcatcher start
sudo service mailcatcher restart
sudo service mailcatcher stop

Với lỗi này, cách đơn giản nhất để fix là chúng ta khai báo nó như một service:

$ sudo nano /lib/systemd/system/mailcatcher.service

tiếp theo dán đoạn text sau vào trong đó và save file.

[Unit]
Description=Mailcatcher Service
After=network.service vagrant.mount
[Service]
Type=simple
ExecStart=/usr/local/bin/mailcatcher --foreground --ip 0.0.0.0
Restart=always
[Install]
WantedBy=multi-user.target

Lời kết

Đôi lời tâm sự mình xin được gửi vào cuối bài viết. Sau một thời gian dài vắng bóng trên “sàn diễn” mang tên Laravel thì hôm nay mình đã comeback và hứa hẹn sẽ đem đến cho các bạn thật nhiều bài viết chất lượng cũng như thú vị nhất. Hãy chờ đón những bài viết tiếp theo của mình nha ❤️

Tham khảo

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ