Việc deal lương khi phỏng vấn luôn là một vấn đề cực kì nhạy cảm của tất cả ngành nghề. Bản thân mình lúc nào cũng suy nghĩ tại sao các công ty không public lương lậu ở trên JD luôn (có một số nơi làm vậy nhưng chủ yếu vẫn ghi là lương theo năng lực). Dù public lương thì nó cũng có một mức rất rộng, ví dụ từ 20tr upto 40tr.
Câu nói “lương theo năng lực” của các nhà tuyển dụng thực sự mơ hồ đối với người tìm việc, khi mà không có tài liệu nào quy đổi năng lực ra tiền, vì năng lực là một thứ không rõ ràng. Sau những lần thay đổi môi trường làm việc cũng như phỏng vấn nhiều nơi, mình rút ra một nhận định, đó là doanh nghiệp sẽ không trả lương tương xứng cho giá trị của bản thân người xin việc đâu.
Tại sao mình lại nói vậy?
Đối với những người đi làm rồi, đã bao giờ các bạn cảm thấy mình deal lương bị hớ chưa? Khi cảm giác năng lực của mình đáng lẽ phải nhận mức lương cao hơn rồi. Hay khi thấy người bạn cùng vị trí, cùng năng lực nhưng lương lại cao hơn mình.
Một suy nghĩ sai lầm của anh em newbie khi mới đi làm việc đó là nhầm lẫn giữa giá trị của bản thân và giá trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ không trả tiền tương xứng với năng lực của mình, mà sẽ trả tiền tương xứng với việc mình đóng góp được gì cho doanh nghiệp đó.
Mình xin chia sẻ 2 câu chuyện của bản thân mà lúc xảy ra mình không thể hiểu được tại sao nó xảy ra như thế cho đến khi ngộ ra được điều này.
Câu chuyện 1: Khi mình thực tập ở công ty đầu tiên
Đó là cuối năm 2, khi ấy kiến thức của mình đúng bằng số 0, nhưng đời mình cứ bị may mắn, một hôm lướt FB thấy có ông anh đăng tuyển thực tập sinh An toàn thông tin (ATTT) không yêu cầu gì cả, mình suy nghĩ rất lâu có nên apply không khi mình kém thế này.
Cuối cùng cũng thử apply, viết CV (lúc này mình cũng tập tọe làm được mấy cái project nhỏ nhỏ liên quan đến ATTT nên CV cũng có tí). Phỏng vấn xong xuôi đi làm. Thời gian đầu công ty bảo mình sẽ thực tập trong 3 tháng, sau đó đánh giá lại. Thực tập thì không có lương. 3 tháng ấy mình cảm giác mình học được rất nhiều, tự tin là sẽ được lên chính thức và có lương. Nhưng kết quả không phải vậy, mình tiếp tục phải thực tập 5 tháng nữa trước khi dứt áo ra đi. Số tiền mình nhận được ở đó không tiện công khai, nhưng là khá ít so với công sức mình bỏ ra.
Khi sang công ty thứ 2, mình vẫn hay thầm nghĩ tại sao công ty đầu lại không trả nhiều tiền cho mình, chẳng lẽ mình kém đến vậy à. Nhưng đến giờ mình nhận ra, thực ra lúc đó, mình gần như không đóng góp được gì vào sự phát triển của công ty đó cả. Mọi thứ mình làm ở đó chỉ có học và học, chỉ có bản thân mình được lợi chứ công ty không được lợi gì, ngoài những câu đùa và những lời bốc phét mua vui cho các anh chị em đồng nghiệp.
Thực tế anh sếp công ty đó đã từng mở ra cho mình rất nhiều cơ hội mà nếu mình nắm được thì có thể mình đã giỏi hơn nhiều, nhưng mình lúc ấy tầm nhìn quá hạn chế, và trong đầu chỉ nghĩ công ty đã không đối xử với mình đủ tốt, làm mình dứt áo ra đi 🫣.
Câu chuyện 2: Khi mình đi phỏng vấn tại một công ty nọ
Công ty thứ 2, mình có quen một ông anh giờ đang làm DevSecOps. Sau khi cả 2 cùng nghỉ ở đó (mình nghỉ trước), ông anh có ý định kéo mình sang chỗ mới.
Chèo kéo mấy ngày thì mình cũng quyết định đi phỏng vấn thử dù không có ý định chuyển. Hôm phỏng vấn, lead team bên ấy bảo “Em là được *** giới thiệu sang đây nhỉ” (*** là tên ông anh trên), rồi bắt đầu hỏi mình về tech. Cho đến tận bây giờ mình ghi nhớ toàn bộ các câu hỏi, bởi vì mình không trả lời được câu nào cả =)) Tất cả các câu hỏi đều về lý thuyết, từ OOP, Index trong database, flow làm việc với git, … có chăng chỉ mấy câu đòi hỏi giải quyết vấn đề với liên quan đến DevOps thì mình còn trả lời được. Kết thúc phỏng vấn, lead team chốt 1 câu: “thanh niên này hỏi chẳng trả lời được câu nào thế, chắc phần lý thuyết này chả bao giờ sờ đến”.
Mình nói chuyện qua quít với HR một lúc, deal một cái lương không tưởng, bởi vì mình biết chắc mình sẽ không qua phỏng vấn rồi, nhưng không, kết quả là:
Cuối cùng mình đã rút ra một điều: công ty cần một người đóng góp được cho họ, chứ không cần mình phải biết hết cái này cái kia. Cái họ để ý đến mình có lẽ là khả năng giải quyết vấn đề, khả năng code đa ngôn ngữ, có thể làm BE xong nhảy vào làm FE được, có thể đóng vai trò Devops Engineer. Thậm chí số tiền ấy là chưa tính vào khả năng về Sec của mình (do vị trí này không yêu cầu người biết Sec).
Hoặc là do công ty ấy sợ mất lòng ông anh của mình đang là người gánh team chủ lực bên ấy nên không dám đánh trượt mình, sợ ông ấy dỗi chuyển đi chỗ khác 😢 Nhưng kết quả mình vẫn không chuyển sang. Phần vì vẫn đang cảm thấy hài lòng ở công ty hiện tại, phần vì cầm số tiền lớn ở bên ấy khi mà năng lực mình chưa có đủ khiến mình thấp thỏm lắm, cứ sau mấy tháng công ty thấy số tiền bỏ ra cho mình không đáng là lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị đuổi.
Mình rút ra điều gì?
Phải tìm hiểu trước một công ty cần gì ở gà mờ để tiến hành học hỏi cũng như phát triển các kĩ năng ấy. Sang một môi trường mới, cần những kĩ năng khác thì những kĩ năng không cần đến (ví dụ các bạn giỏi Design nhưng apply vào công ty làm AI) các bạn có thể thêm vào CV nhưng đừng nên hi vọng chúng giúp các bạn deal được lương cao hơn. Hãy chỉ tập trung vào những gì công ty cần.
Những chứng chỉ trong công việc, ví dụ AWS cho Cloud hay OSCP, OSWE, … cho Sec mình thấy giá trị của nó mang lại không đáng so với số tiền mình bỏ ra để thi. Các công ty không quan tâm lắm đến chứng chỉ này đâu, trừ một vài công ty làm outsource, dùng những chứng chỉ này phục vụ đội sales tìm dự án về (mình nghĩ vậy), thay vào đó nên phát triển kĩ năng cứng thôi. Những kiến thức thu lại từ việc học chứng chỉ mới là quan trọng nhất, còn việc thi có qua hay không thì nó chỉ là cái chứng nhận, mọi thứ sẽ được thể hiện khi anh em bắt tay vào công việc.
Trên đây là ý kiến chủ quan của mình, mong bạn đọc đọc nó với tinh thần cởi mở nhất 🤒
Nguồn: viblo.asia