Trong thời gian gần đây tôi có dịp được “sờ” vào hệ thống infra của công ty và thực hiện task “Thay đổi từ ALB sang NLB”, tuy không phải là task quá lớn nhưng tôi cũng đã học được khá nhiều điều về Load Balancing cũng như về infra nói chung nên trong bài viết lần này tôi xin phép được chia sẻ với bạn đọc những kiến thức cơ bản tôi học được về Load Balancing cũng như quá trình “di chú từ ALB sang NLB” của mình.
ALB và NLB là gì ?
Tổng quan về ALB
ALB (Application Load Balancer) hoạt động ở tầng 7 (tầng ứng dụng trong mô hình OSI)
ALB hỗ trợ chức năng load balancing của ứng dụng sử dụng giao thức HTTP và HTTPs
Một số tính năng chính mà ALB hỗ trợ:
- Layer-7 Load balancing: có thể tiến hành phân tải cho HTTP và HTTPs tới Target: EC2, Microservices.
- Hỗ trợ HTTPs.
- Redirect: có thể tiến hành redirect request từ URL này sang một URL khác.
Chú ý rằng trong quá trình tạo ALB ta cần phải có Security Group
cho ALB.
Tổng quan về NLB
NLB (Network Load Balancer) hoạt động ở tầng 4 (tầng giao vận trong mô hình OSI)
NLB hỗ trợ load balancing cho các ứng dụng TCP, UDP, TCP_UDP và cả TLS
NLB được thiết kế để đáp ứng các ứng dụng với lưu lượng truy cập cao, NLB có khả năng xử lí “cả triệu requests trên giây” với độ trễ cực thấp.
Một số tính năng chính mà NLB hỗ trợ:
- Layer-4 Load balancing: có thể tiến hành phân tải cho TCP hay UDP traffic tới các Target: EC2, Microservices.
- Độ trễ thấp.
- Giảm tải TLS: NLB hỗ trợ client TLS session termination (mã hoá và giải mã). Điều này cho phép ta có thể giảm tải các TLS termination tasks cho load balancer.
Chú ý rằng trong quá trình tạo NLB ta không cần phải có Security Group
cho NLB.
Sự khác biệt giữa ALB và NLB
ALB hoạt động ở tầng-7 nên nó quan tâm tới context
, cookie data
nhưng NLB hoạt động ở tầng-4 nên nó chỉ quan tâm đến các thông tin về tầng mạng mà thôi.
Ngoài ra còn có một vài nhưng sự khác biệt sau:
- NLB hoạt động ở tầng giao vận và nó chỉ đơn thuần là forward request tới Target trong khi ALB có xem xét đến nội dung của HTTP request header để tiến hành routing.
- NLB chỉ quan tâm đến các thông tin ở tầng mạng và tầng giao vận nên nó không thể đảm bảo tính sẵn có của ứng dụng. Thông thường NLB sẽ “định nghĩa” tính sẵn có này thông qua khả năng server hồi đáp lại các ICMP ping hoặc server có thể đảm bảo TCP-Handshake hay không. Trong khi ALB có khả năng làm việc đó không chỉ dựa trên HTTP Get request thành công đối với một trang cụ thể mà còn có thể kiểm chứng rằng nội dung có đúng như kì vọng dựa theo parameter hay không
- NLB không có khả năng phân biệt giữa 2 ứng dụng A và B khi chúng cùng sử dụng một địa chỉ IP, trong khi ALB thì có thể, do đó sẽ dẫn đến trường hợp NLB có khả năng gửi request đến một ứng dụng “crashed” hoặc “offline” trong khi ALB thì không hề.
Hệ thống hiện thời
Mô tả hệ thống
Giải thích đơn giản thì hệ thống của tôi phục vụ cho cả người dùng web và người dùng mobile nên tôi dựng nên 2 hosts:
- www.web.com: dùng cho web
- api.com: dùng cho ứng dụng mobile gọi đến API của hệ thống
Hai hosts này của tôi cùng có Endpoint
là một ALB duy nhất. Tại ALB này tôi sẽ tiến hành routing dựa theo host cũng như URI path như sau:
- Nếu người dùng truy cập bằng giao thức
HTTP
, tôi sẽ redirect tới giao thứcHTTPs
- Nếu host =
api.com
tôi sẽ routing tớiapi-target-group
(nối với nó là các EC2 API instances) - Nếu host =
web.com
, tôi sẽ tiến hành checkURI path
, với cácURI path
có dạng/api
tôi sẽ routing tớiapi-target-group
(nối với nó là các EC2 API instances) - Các trường hợp còn lại và default tôi đều cho routing tới
web-target-group
(nối với nó là các EC2 Web instances)
Bạn có thể xem hình minh hoạ dưới đây để biết thêm chi tiết:
Vấn đề gặp phải
Hiện tại hệ thống trên gặp phải một “vấn đề” đó là vào các khung giờ cao điểm, khi số lượng người truy cập gia tăng (ở cả ứng dụng mobile cũng như web) thì tôi “buộc” phải thực hiện hai việc sau:
- Tiến hành “xin” AWS gia tăng access capacity của ALB để nó có thể chịu được nhiều tải hơn vì nếu không tăng access capacity thì sẽ dẫn đến tình trạng “bottleneck” và làm cho hệ thống bị chậm đi trông thấy.
- Tiến hành tăng cường thêm các EC2 instances để xử lí nhiều requests tới hệ thống hơn.
Hiện thời thì việc tăng cường số lượng các EC2 instances là việc buộc phải làm, không thể thoái thác được. Nhưng việc “xin” AWS gia tăng access capacity của ALB là việc có thể hạn chế (tôi muốn hạn chế là vì cần phải “nộp đơn” trước 3 ngày thì phía quản trị AWS mới đồng ý tăng dung lượng và đương nhiên là không ai thích chờ đợi cả).
Do đó để “không phải đi xin xỏ” quản trị viên AWS gia tăng access capacity của ALB tôi quyết định sử dụng NLB vì một đặc tính rất hay của nó đó là:
NLB được thiết kế để đáp ứng các ứng dụng với lưu lượng truy cập cao, NLB có khả năng xử lí “cả triệu requests trên giây” với độ trễ cực thấp.
Hệ thống sau khi di chú sang NLB
Sau khi di chú sang NLB, hệ thống của tôi trông sẽ như dưới đây
Trông có vẻ “phức tạp” và “rời rạc” hơn so với hệ thống cũ phải không ? Đừng lo, tôi sẽ giải thích chi tiết cho bạn đọc ngay sau đây.
Vấn đề gặp phải sau di chú
Tất nhiên sẽ có những vấn đề phát sinh đi kèm. Dưới đây là các vấn đề mà tôi gặp phải:
- Làm cách nào để phía bên web có thể gọi được sang API ??? (trước đây nhiệm vụ routing lời gọi từ web sang API là do ALB đảm nhận, nhưng như đã nói ở trên NLB sẽ KHÔNG LÀM NHIỆM VỤ ROUTING mà thay vào đó nó sẽ FORWARD THẲNG REQUEST TỚI TARGET LUÔN)
- Làm cách nào để redirect từ
HTTP
sangHTTPs
do với NLB ta không thể thiết lập rule để redirect như với ALB được ???
Giải quyết vấn đề
Trên thực tế, trong EC2 web instance của tôi, ngoài code của web tôi còn sử dụng thêm cả nginx như một Reverse Proxy
chắn trước trang web của mình.
Các bạn có thể tham khảo thêm về Reverse Proxy tại đây
Do đó tôi quyết định: toàn bộ việc routing sang API
hay redirect từ HTTP sang HTTPs
sẽ do nginx đảm nhận.
Với lời gọi API tôi xử lí như sau:
server{listen80 default_server;location /api*{proxy_pass https://api.com;}}
Lúc này quá trình routing API sẽ diễn ra như hình minh hoạ bên dưới:
Giải thích một cách đơn giản: những lời gọi API từ web sẽ có URL như sau https://www.web.com/api/*
, những lời gọi này đều không được NLB xử lí mà truyền thẳng tới EC2 instance luôn. Tại đây, nginx thấy rằng URI “đồng dạng” với /api*
nên nginx sẽ forward
lời gọi này sang host của API
là https://api.com
.
OK, vậy là xong phần routing cho API. Còn phần redirect từ HTTP
sang HTTPs
tôi sẽ làm như sau.
Tại NLB cho web, tôi thiết lập 2 listeners:
- TCP:80 – Dùng cho kết nối
HTTP
- TLS:443 – Dùng cho kết nối
HTTPs
Tương ứng với mỗi listener này sẽ là các TargetGroup khác nhau đôi một:
- TCP:80 – http-web-target-group
- TLS:443 – https-web-target-group
Chú ý: nếu với ALB
ta cần thiết lập TargetGroup với protocol là HTTP
thì với NLB
ta cần thiết lập protocol là TCP
Với http-web-target-group
, tôi sẽ cho lắng nghe ở cổng 81
Với https-web-target-group
, tôi sẽ cho lắng nghe ở cổng 80
– đây cũng chính là cổng mặc định mà nginx hiện tại đang lắng nghe
Do đó, để xử lí http-web-target-group
, tôi buộc phải cho nginx lắng nghe thêm ở cổng 81
nữa, thiết lập cho cổng này sẽ rất đơn giản, chỉ đơn thuần là LUÔN LUÔN REDIRECT SANG HTTPS mà thôi.
server{listen81 default_server;return301 https://web.com$request_uri;}
Để bạn đọc tiện hình dung, tôi có vẽ lại mô hình như sau:
Giải thích một cách đơn giản thì khi người dùng truy cập vào địa chỉ http://www.web.com
, request sẽ được NLB chuyển tới http-web-target-group
, target group này sẽ chuyển request đến EC2 instance, tại đây nginx đang lắng nghe ở cổng 81 sẽ nhận được request và redirect nó sang địa chỉ https://www.web.com
Đó là về phần routing và redirect. Đi sâu một chút nữa xuống mức Security Group
ta sẽ thấy rằng, mọi request đều được NLB forward thẳng đến EC2 instance do đó với các EC2 instance ta cũng cần “mở toang” 2 cổng 80
và 81
cho mọi địa chỉ IP – cụ thể là 0.0.0.0/0
với giao thức HTTP
để EC2 instance có thể nhận được mọi requests đến từ các người dùng khác nhau (tôi áp dụng Security Group dạng này cho cả EC2 web instance
và EC2 api instance
).
Request từ mobile
Các requests đến từ mobile sẽ được đi thẳng đến NLB dùng riêng cho API, NLB sẽ forward request đến TargetGroup của riêng API và sau đó request sẽ đến EC2 instance.
Với NLB và Target Group tôi tiến hành thiết lập như hai hình bên dưới
Hình hài cuối cùng của hệ thống
Sau quá trình thiết lập đầy “gian khổ” như trên, hệ thống của tôi trông sẽ như sau:
Trông có vẻ khá phức tạp so với hệ thống cũ nhưng lúc này NLB sẽ không còn “vất vả” như ALB nữa khi vừa đảm nhận nhiệm vụ forward request vừa phải đảm nhận nhiệm vụ routing, nên sau khi release xong tôi không cần phải “xin xỏ” AWS để gia tăng access capacity cho Load balancer của mình nữa.
Chắc chắn sau này sẽ còn nhiều vấn đề phát sinh hơn nữa khi sử dụng NLB, hi vọng rằng lúc đó tôi vẫn có thể xử lí và tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm của cá nhân mình cho bạn đọc.
Cảm ơn các bạn đã đọc hết. Hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo.
Tài liệu tham khảo
- https://medium.com/awesome-cloud/aws-application-load-balancer-alb-overview-introduction-to-amazon-alb-what-is-aws-alb-b5280f625153
- https://medium.com/awesome-cloud/aws-network-load-balancer-nlb-overview-introduction-to-amazon-nlb-what-is-aws-nlb-elb-837749c20063
- https://medium.com/awesome-cloud/aws-difference-between-application-load-balancer-and-network-load-balancer-cb8b6cd296a4
Nguồn: viblo.asia