Data Warehouse là gì? Top 7 ứng dụng quan trọng của kho dữ liệu

Data Warehouse là gì? Lợi ích và ứng dụng của kho dữ liệu Data Warehouse là gì? Với sự bùng nổ về mặt thông tin và dữ liệu như hiệu này thì đây luôn là những câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc, đặc biệt là các bạn sinh viên IT. Cùng Học viện

Data Warehouse là gì? Lợi ích và ứng dụng của kho dữ liệu Data Warehouse là gì? Với sự bùng nổ về mặt thông tin và dữ liệu như hiệu này thì đây luôn là những câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc, đặc biệt là các bạn sinh viên IT. Cùng Học viện INDA tìm hiểu ngay nhé!
image.png

Data Warehouse là gì?

Định nghĩa Data Warehouse

Data Warehouse (kho dữ liệu) là thuật ngữ được khai sinh và nhắc đến lần đầu bởi hai nhà nghiên cứu của công ty IBM là Barry Devlin và Paul Murphy. Tại kho dữ liệu, mọi thông tin đều được mã hóa và ghi lại trên thiết bị điện tử để phục vụ cho mục đích truy vấn, phân tích và báo cáo dữ liệu. Do đó kho dữ liệu là thành phần cốt lõi của trí tuệ kinh doanh.

Dữ liệu chuyển đến Data Warehouse thường được tích hợp từ các nguồn như website bán hàng, phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm chấm công, CRM, CoreBanking,… Data Warehouse cho các doanh nghiệp biết được giá trị kinh doanh từ dữ liệu của họ để xem xét, cải tiến quy trình kinh doanh.

Kho dữ liệu càng tồn tại lâu, lượng dữ liệu thu thập càng lớn. Có thể nói dữ liệu là tài sản vô hình của một công ty và có giá trị rất cao đối với nhà phân tích dữ liệu và phân tích kinh doanh.

Tên gọi khác của Data Warehouse

image.png
Trong ngày nay, cụm từ Data Warehouse bao hàm một ý nghĩa rộng lớn hơn. Data Warehouse bao hàm cả các công nghệ, phương tiện và kỹ thuật để kết hợp, hỗ trợ nhau thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu đa nguồn, đa môi trường để mang lại thông tin cho người sử dụng. Vì thế kho dữ liệu còn được gọi bằng những tên khác như:

  • Hệ thống giúp doanh nghiệp chọn quyết định đúng đắn (Decision Support System).
  • Hệ thống quản lý, phân tích thông tin (Management Information System).
  • Hệ thống điều hành thông tin (Executive Information System).
  • Chiến lược kinh doanh thông minh (Business Intelligence Solution).
  • Ứng dụng phân tích (Analytic Application).
  • Kho dữ liệu (Data Warehouse).

Các yếu tố điển hình của một Data Warehouse

image.png

  • Một cơ sở dữ liệu quan hệ để lưu trữ, phân tích và quản lý dữ liệu.
  • Giải pháp để trích xuất, tải xuống và biến đổi ELT để biến đổi dữ liệu cho phân tích.
  • Khả năng thống kê, phân tích và báo cáo khai thác dữ liệu hiệu quả.
  • Công cụ phân tích khách hàng để trực quan hóa dữ liệu, giúp dễ dàng trình bày cho doanh nghiệp
  • Áp dụng khoa học dữ liệu và hệ thống trí tuệ nhân tạo AI kết hợp các biểu đồ và không gian để mở ra nhiều cách thức phân tích dữ liệu hơn trên quy mô lớn.

Xem thêm: Data Engineer là gì? Những thông tin bạn cần nắm rõ về Data Engineer

Đặc điểm của Data Warehouse

image.png
Data Warehouse sở hữu các tính năng cơ bản phù hợp để xác định dữ liệu trong kho bao gồm định hướng chủ đề, tích hợp dữ liệu, biến đổi thời gian và không biến đổi cùng độ chi tiết của dữ liệu:

  • Định hướng theo chủ đề: không như các hệ thống khác, Data Warehouse giúp chuẩn hóa cơ sở dữ liệu xoay quanh các đối tượng của doanh nghiệp. Định hướng chủ đề rất hữu ích, giúp doanh nghiệp ra quyết định sáng suốt, hướng đối tượng là tập hợp các đối tượng cần thiết trong chủ đề.
  • Tích hợp dữ liệu: dữ liệu được thu từ nhiều nguồn khác nhau, không tránh khỏi việc bị trùng lặp dữ liệu, do đó các mâu thuẫn trong dữ liệu sẽ được hệ thống loại bỏ. Hệ thống sẽ căn cứ trên tính nhất quán bao gồm quy ước đặt tên, đo lường biến, cấu trúc mã hóa thông tin và đặc điểm vật lý của dữ liệu.
  • Biến đổi theo thời gian: Data Warehouse thu thập dữ liệu hiện tại khi hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Những dữ liệu có thể được tích lũy trong khoảng thời gian dài thậm chí lên đến 10 năm. Khối dữ liệu to lớn này có thể dùng để dự báo hành vi khách hàng và giúp người dùng xem các giao dịch hiện tại và quá khứ của công ty.
  • Dữ liệu không biến đổi: dữ liệu trong kho đang được để ở trạng thái chỉ đọc, không thể xóa hay thao tác cập nhật, tạo mới.

Các thành phần cần thiết trong Data Warehouse

image.png

  • Quản lý phụ tải: hay được biết đến là quản lý phía cầu. Thành phần này quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc trích xuất và đưa dữ liệu vào kho. Bộ phận này sẽ thực hiện các phép biến đổi để tạo trạng thái sẵn sàng cho dữ liệu nhập kho.
  • Quản lý Warehouse: thực hiện các tác vụ liên quan đến việc quản lý dữ liệu trong kho, đảm nhận các hoạt động như phân tích dữ liệu, tạo các chỉ mục nhỏ và khung nhìn để đảm bảo tính nhất quán, chuẩn hóa và tổng hợp thông tin cùng chuyển đổi và hợp nhất dữ liệu nhiều nguồn.
  • Quản lý truy vấn: là một thành phần phụ trợ nằm trong Data Warehouse. Bộ phận thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm, truy vấn của người dùng. Ngoài ra, hoạt động của trình quản lý này là truy vấn trực tiếp đến các bảng thích hợp nhằm lên lịch thực hiện truy vấn.
  • Công cụ truy cập của người dùng cuối: chia thành năm nhóm riêng biệt gồm báo cáo dữ liệu, công cụ truy vấn, công cụ phát triển ứng dụng, công cụ EIS, công cụ OLAP và các công cụ khai thác dữ liệu.

Kiến trúc của Data Warehouse

image.png
Mỗi doanh nghiệp đều có một kiểu kiến trúc Data Warehouse khác nhau do nhu cầu sử dụng khác nhau, các kiến trúc phổ biến gồm có:

  • Simple: thiết kế cơ bản của Data Warehouse, trong đó các siêu dữ liệu, dữ liệu tóm tắt và dữ liệu thô đều được lưu trữ tại trung tâm kho. Dữ liệu sẽ được cung cấp vào kho tại một đầu, người dùng cuối sẽ khai thác dữ liệu để lập báo cáo, phân tích ở đầu còn lại.
    **** Simple with a staging area:*** theo lý thuyết dữ liệu cần được làm sạch trước khi đưa vào kho. Vì thế nhiều kho bổ sung thêm một vùng phân hóa dữ liệu để đơn giản hóa dữ liệu thô trước khi chuyển vào kho.
  • Hub and spoke: thêm kho dữ liệu trung gian giữa kho dữ liệu trung tâm và người dùng cuối giúp dễ dàng tùy chỉnh dữ liệu phục vụ các ngành kinh doanh khác nhau. Dữ liệu đã xử lý xong sẽ chuyển đến các Data Mart thích hợp.
  • Sandboxes: là khu vực riêng tư, bảo mật cho phép các công ty nhanh chóng khám phá các bộ dữ liệu mới không chính thức hoặc phân tích dữ liệu mà không cần theo các nguyên tắc và phương thức chính của kho.

Có bao nhiêu loại Data Warehouse?

Hiện nay Data Warehouse được phân thành 3 loại chính gồm Enterprise Data Warehouse, Operational Data Store và Data Mart.

Enterprise Data Warehouse

image.png

Enterprise Data Warehouse còn gọi là kho dữ liệu doanh nghiệp là một kho tập trung. Chức năng chính yếu của kho này là cung cấp dịch vụ hỗ trợ ra quyết định trên toàn doanh nghiệp đồng thời cung cấp giải pháp tiếp cận thống nhất để tổ chức, đại diện dữ liệu. Bên cạnh đó, hệ thống còn cung cấp khả năng phân loại dữ liệu theo danh mục và quyền truy cập cho các bộ phận liên quan.

Operational Data Store

image.png
Operational Data Store còn gọi là kho lưu trữ dữ liệu hoạt động, chỉ đơn giản là kho lưu trữ dữ liệu cần thiết khi Data Warehouse thông thường và hệ thống OLTP không hỗ trợ báo cáo nhu cầu cho các tổ chức. Hệ thống này thường được sử dụng cho việc lưu trữ hồ sơ của nhân viên hàng ngày do kho dữ liệu được làm mới theo thời gian.

Data Mart

image.png
Data Mart là một phần nhỏ nằm trong Data Warehouse nhưng được thiết kế đặc biệt để phục vụ một ngành kinh doanh cụ thể, chẳng hạn như ngân hàng tài chính, mua bán vật liệu. Dữ liệu sẽ trực tiếp đổ về kho Data Mart từ các nguồn đã thiết lập.

Các bước nhập dữ liệu vào Data Warehouse

image.png

Bước 1: Dữ liệu bắt đầu được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó đưa dữ liệu thô vào Data Sources để tiến hành quy về một định dạng duy nhất và biên soạn lại. Tiếp theo dữ liệu đi vào quá trình làm sạch các thông tin nhiễu, sửa chữa hoặc loại bỏ bất kỳ thông tin lỗi nào trong dữ liệu để đảm bảo tính nhất quán trước khi nhập vào kho dữ liệu.

Bước 2: sau khi dữ liệu trải qua nhiều công đoạn chỉnh sửa ở Data Sources, chúng sẽ được chuyển từ định dạng cơ sở dữ liệu thành định dạng kho. Tại tầng Warehouse, dữ liệu tiếp tục được sắp xếp, tổng kết và hợp nhất lại để đảm bảo quá trình phân phối dữ liệu diễn ra trơn tru, không gặp trắc trở nào, hạn chế lỗi phát sinh khi người dùng truy cập.

Bước 3: Dữ liệu được nhập kho hoàn chỉnh, lúc này người dùng cuối đã có thể thao tác tìm kiếm, truy xuất thông tin và xuất báo cáo. Ở bước này, dữ liệu cũng có thể tiếp tục được chỉnh sửa bằng nhiều công cụ để trở nên gọn gàng, dễ nhìn hơn cho người dùng cuối cùng.
>>> Xem thêm:LỘ TRÌNH ĐÀO TẠO DATA ANALYST

Lợi ích và lĩnh vực ứng dụng của kho dữ liệu Data Warehouse

Lợi ích của Data Warehouse

image.png
Kho dữ liệu ra đời để đáp ứng việc xử lý khối lượng dữ liệu ngày càng gia tăng chóng mặt mà thao tác thủ công không còn đủ khả năng giải quyết. Đồng thời nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng cấp thiết khi số lượng máy tính tăng vọt. Data Warehouse sẽ đem lại những lợi ích to lớn sau đây cho doanh nghiệp:

  • Gom dữ liệu về cùng một nơi, một nguồn và có cùng một định dạng. Xử lý tính phân mảnh và rời rạc của dữ liệu thô ban đầu, đáp ứng yêu cầu truy xuất thông tin của người dùng Data Warehouse.
  • Tiết kiệm thời gian cùng công sức lao động vì tìm kiếm dữ liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
  • Bằng tính năng xử lý và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể sử dụng được nguồn dữ liệu của mình một cách hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác, đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế hơn, đem lại nguồn lợi lớn cho công ty.
  • Quản lý và điều hành các nghiệp vụ, dự án được chính xác, hiệu quả cao hơn, không còn sự chồng chéo trong mệnh lệnh điều khiển.
  • Thu thập được nhiều dữ liệu hơn, tăng cường khối dữ liệu cần lưu trữ, xử lý lên đáng kể.

Lĩnh vực ứng dụng của Data Warehouse

image.png

Hầu như mọi doanh nghiệp kinh doanh bất kể dịch vụ, sản phẩm nào cũng đều cần đến Data Warehouse do tính đa dụng, thiết thực cao của nền tảng này, các lĩnh vực cần ứng dụng kho dữ liệu cao như:

Ngân hàng: quản lý các nguồn quỹ đầu tư, quỹ dự trữ, vay vốn, lãi suất và thời hạn thanh toán của từng cá nhân, tổ chức.
Hàng không: tạo ra hệ thống quản lý tất cả công việc liên quan hàng không từ quản lý lịch trình bay, số hiệu máy bay trong thời gian vận hành đến phân công phi hành đoàn, quản lý các chương trình ưu đãi cho khách hàng.
Bảo hiểm: phân tích xu hướng khách hàng dựa trên khối dữ liệu thu thập, theo dõi biến động thị trường một cách nhanh chóng để đề ra các biện pháp đối phó.
Y dược: quản lý thông tin bệnh nhân, bệnh án, phác đồ điều trị, thời gian trị bệnh dự kiến, thuốc kê theo đơn.
Bán lẻ: quản lý các mặt hàng nhập xuất, quản lý chuỗi cung ứng, nhà cung cấp sản phẩm. Dựa trên thông tin thu thập để lên chiến lược bán hàng hiệu quả, lên các chiến dịch quảng cáo đánh trúng tâm lý khách hàng.
Giáo dục: quản lý thông tin của giáo viên , sinh viên, và nhân công tại trường, quản lý quá trình học tập của học sinh, giáo án và bài giảng của giáo viên. Từ đó đưa ra các chiến lược dạy học hiệu quả. Ngoài ra Data Warehouse cũng là nền tảng của các phần mềm dạy học hiện nay.
Thương mại điện tử: lĩnh vực dễ nhận thấy sự ứng dụng nhất của kho dữ liệu doanh nghiệp. Hệ thống giúp quản lý thông tin hàng hóa, người bán, người mua, tình trạng đơn hàng và các chương trình khuyến mãi đang và sắp diễn ra.
Để học các kiến thức về phân tích dữ liệu, bạn truy cập vào Indaacademy.vn để tham khảo thêm nhé!

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ