Change request là gì? cách quản lý Change request

Change request là gì? Change request (CR) là một đề xuất nhằm thay đổi một sản phẩm, hệ thống, thường được đưa ra bởi khách hàng hoặc một thành viên khác trong nhóm. Trong một dự án phần mềm, CR có thể xảy ra khi khách hàng muốn thay đổi specs, thay đổi sản phẩm

Change request là gì?

Change request (CR) là một đề xuất nhằm thay đổi một sản phẩm, hệ thống, thường được đưa ra bởi khách hàng hoặc một thành viên khác trong nhóm.
Trong một dự án phần mềm, CR có thể xảy ra khi khách hàng muốn thay đổi specs, thay đổi sản phẩm cái mà đã được thỏa thuận từ trước

Có 2 loại thay đổi:

  • Những yêu cầu nằm trong phạm vi
  • Những yêu cầu nằm ngoài phạm vi

Giải thích rõ hơn:

  • CR trong phạm vi liên quan đến các chỉnh sửa nhỏ với 1 yêu cầu hiện có và thường ảnh hưởng nhỏ tới budget của dự án hoặc phần còn lại của dự án
  • Mặt khác, CR ngoài phạm vi thường cần một thời gian đáng kể để thực hiện và có tác động nhiều tới budget của dự án

Tại sao lại cần phải change request

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi tại sao cần phải thay đổi? đó là một câu hỏi lớn

  • Bạn có chắc hệ thống bạn đang vận hành có đang lỗi thời?
  • Bạn có biết khách hàng của bạn có thể sẽ thích những dịch vụ mà hiện tại bạn không cung cấp
  • Trước những thay đổi của thời đại thì hệ thống của bạn có cần phải điều chỉnh

    Có rất nhiều lý do khiến chúng ta phải thay đổi, việc thay đổi là cần thiết và không cần bàn cãi gì ở đây nữa. Như trong Agile cũng đã đề cập tới change request ở nguyên tắc số 2

Welcome changing requirements, even late in development. Agile processes harness change for the customer’s competitive advantag

Việc thay đổi là chuyện thường ở huyện, vậy thì hãy welcome việc thay đổi với một tâm thế thật tuyệt nhé

Thay đổi yêu cầu? cần thiết hay không?

Yêu cầu đôi khi cũng chỉ là yêu cầu, hãy đưa ra thật nhiều câu hỏi để trả lời cho câu hỏi “why”

  • Tại sao khách hàng lại muốn CR
  • Yêu cầu này mang lại giá trị gì cho KH, cho hệ thống?
  • Không thực hiện yêu cầu này có sao không?
  • Effort của Team dự án hiện tại có thể làm không?
  • Thực hiện yêu cầu này có ảnh hưởng gì tới các phần khác không?
    ….

Với mọi trao đổi của khách hàng, chúng ta nên bình tĩnh trao đổi hơn là chỉ biết làm theo. Có một điều phải công nhận là sau khi trao đổi thông tin, khai thác thông tin từ khách hàng chính bản thân KH cũng nghĩ là ko cần làm CR này nữa không cần đến chúng ta reject

Everything happens for a reason! Don’t count on what customers tell you to do!

Tất cả mọi thứ xảy ra đều có lý do! Đừng trông chờ vào những gì khách hàng yêu cầu bạn làm! Đừng Yes, No theo cảm tính nhé các bạn

  • Và muốn thuyết phục được bất kì bên liên quan nào thì cần hiểu được cốt lõi vấn đề và có luận điểm rõ ràng nữa

Est cho Change request

  • Như đã nói ở mục đầu, tất cả các thay đổi đều gây biến động về efforts, và thường là sẽ đội effort hơn so với phần est ban đầu
  • Vì vậy cần thiết phải ước lược effort trước khi đàm phán và quyết định
    Công thức:
    Total effort = effort implement CR + effort cho phần bị ảnh hưởng
  • Phần ảnh hưởng thật sự rất quan trọng đôi khi chính chúng ta hoặc khách hàng bị quên

Quản lý CR

Tất cả ticket về change request đều được gom lại bên dưới 1 ticket lớn để có cái nhìn tổng thể và dễ dàng thống kê estimate time. Bạn có thể có cách thực hiện khác, nhưng nguyên tắc là làm sao có thể nhìn thấy những thay đổi này nhanh nhất có thể.

#tham khảo:
https://tallyfy.com/change-request/

https://vietnambiz.vn/quan-tri-su-thay-doi-change-management-la-gi-2019083109183936.htm

https://viblo.asia/p/6-dieu-rut-ra-khi-lam-viec-o-du-an-lon-bxjvZOBjGJZ

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ