Các bài viết ngắn phần 18

UI/UX cơ bản dành cho dev Nếu bạn nghĩ làm web developer chỉ cần biết code, ai đưa gì làm nấy thì đó mà mindset chưa đúng. Việc dev học về thiết kế UI/UX như là một nền tảng cơ bản để làm web developer. Hiểu về UI/UX giúp bạn: – hiểu về người dùng

UI/UX cơ bản dành cho dev

Nếu bạn nghĩ làm web developer chỉ cần biết code, ai đưa gì làm nấy thì đó mà mindset chưa đúng.
Việc dev học về thiết kế UI/UX như là một nền tảng cơ bản để làm web developer.

Hiểu về UI/UX giúp bạn:
– hiểu về người dùng hơn, sản phẩm hơn
– hỗ trợ bộ phần thiết kế, nghiên cứu hành vi người dùng
– lựa chọn các kỹ thuật phù hợp hơn
– hoàn thành công việc tốt hơn
– dễ dàng hơn trong việc tự thiết kế sản phẩm riêng của mình

Vì thế, mình muốn giới thiệu đến bạn một khóa học về UI/UX với các nội dung:

– UI/UX là gì ?
– Tìm hiểu về “Stages of development” để hiểu về quy trình phát triển phần mềm
– Tìm hiểu về UI – “Graphic Design”, bao gồm:
– Tìm hiểu về màu sắc
– Tâm lý học màu sắc
– Lý thuyết về màu sắc
– Bánh xe màu và bảng màu
– Màu nóng, màu lạnh
– Tìm hiểu về fonts
– Tìm hiểu về Icons
– Tìm hiểu về UX – trải nghiệm của người dùng, bao gồm:
– Nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm
– Hành trình của khách hàng
– Mô hình phễu bán hàng

Bạn có thể tìm hiểu các nội dung trên qua video sau

7 repo React giúp bạn xịn hơn

React – một UI framework, đứng sau bởi Facebook, với hơn 50 triệu dự án mỗi tháng, 9 năm tuổi, được sử dụng rộng khắp từ startup đến Fortune 500 companies.

Giới thiệu đến bạn 7 repo giúp nâng cao kỹ năng với framework này:

30 days of React
– thử thách học React trong 30 ngày kèm với các hướng dẫn chi tiết.
– để học khóa này bạn chỉ cần kiến thức HTML, CSS, JS. Bạn có thể tham khảo thêm repo 30DaysOfJavascript

Awesome React
– các nguồn tài liệu, công cụ trong hệ sinh thái React
– React, React Native, Redux, GraphQL, Relay, các videos, …

React typescript cheatsheet
– một bảng giúp developer làm quen với TS và React

Learn React App
– Hướng dẫn bạn làm quen với React concepts kèm các bài tập hands-on

React Patterns
– nội dung về các patterns trong React, các mẹo khi sử dụng

Bạn có thể xem qua các repo này ở list và star hay fork về tài khoản github của mình để lưu lại nhé.

Viết lách dành cho lập trình viên

Hàng ngày, ngoài viết code, lập trình sẽ viết tài liệu dự án, viết nội dung ticket, viết mô tả cho pull request / merge request, viết mô tả yêu cầu của khách hàng, các loại báo cáo, …

Tất cả các công việc này đều liên quan đến kỹ năng viết.
Và đây cũng là kỹ năng thiết yếu khi làm ở các tổ chức lớn.

Viết lách thật là khó!
Đặc biệt còn khó hơn với người làm lập trình!
Vậy làm sao để cải thiện kỹ năng này?

Viết lách thường bao gồm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi viết.

Giới thiệu đến bạn một số mẹo để viết tốt hơn dưới đây:

Trước khi viết
– Tìm kiếm ý tưởng hay viết gì ?
– Không nên nhầm giữa viết và học. Học là khi mình chưa biết thì tìm hiểu thêm, còn viết là khi bạn đã hiểu và mô tả vấn đề đến người khác
– Hiểu đối tượng bạn hướng đến
– Cần đủ không gian yên tĩnh
– Viết ngay khi có chủ đề phù hợp
– Nếu không có ý tưởng thì nên tìm kiếm bằng cách đọc, học, thảo luận thêm hay hỗ trợ đồng nghiệp cũng có thêm nhiều ý tưởng.

Trong khi viết
– Đừng bắt đầu với lời mở đầu quá chi tiết và lạc trôi luôn. Cái bạn cần làm một bản nháp về mục lục (outline)
– Khi bạn viết nội dung cho từng mục có thể điều chỉnh thứ tự cho phù hợp
– Hoàn thành nội dung toàn bài trước khi đi vào các chi tiết nhỏ hơn như chỉnh câu chữ, ngữ pháp, lỗi chính tả
– Làm cho nội dung của bạn có thể đọc lướt qua với các tiêu đề cho mức độ quan trọng
– Tóm tắt nội dung cuối bài

Thực hành viết
– Duy trì viết hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng
– Thử nghiệm với các dạng bài ngắn, dài
– Khi có outline có thể đem đi hỏi thăm để nhận feedback
– Gửi bản draft đến đối tượng phù hợp đến nhận feedback

Mời bạn ghé đọc bài viết chi tiết ở link sau

30 bài blog giúp bạn học TypeScript

Bài viết chia làm 4 nhóm articles bao gồm:

Cơ bản, Nâng cao, Các thử thách của type, Các Design Patterns

Các hình ảnh động minh họa giúp dễ hiểu hơn các khái niệm khó nhằn,

Cơ bản:
– Các loại types
– Phân biệt K, T, V trong TypeScript Generics
– Phân biệt type và interface
– Cách sử dụng keyof, typeof
– Mục đích của các từ khóa khởi tạo

Nâng cao:
– Sử dụng Mapped Types, Conditional Types
– Sử dụng infer, template literal types, intersection types
– Sử dụng union types
– TypeScript Classes

Thử thách:
– Thực hành built-in Pick, Omit,
– Thực hành RequiredByKeys, PartialByKeys
– Thực hành OmitByType, PickByType, IsAny

Các Design Patterns:
– Strategy, Chain of Responsibility, Template Method, Observer, Adapter Patterns
– Simple Factory, Factory Method, Abstract Factory Patterns
– Builder, Flyweight Pattens

Mình cũng mới bắt đầu tự học TypeScript, vì ngôn ngữ này bây giờ là a must rồi ^^

Bạn có thể dùng tính năng Save trên medium để lưu lại nguồn tài liệu này.

Giới thiệu chuỗi bài JavaScript

Chuỗi bài viết này sẽ đi theo hướng trả lời các câu hỏi kiểu như cách JS hoạt động như thế nào (JS Engine), các concepts chính như stack, callstack, scope, hoisting, closures, … cách JS được tải và thực thi trên trang web, debug chương trình và các tools cũng như các tài liệu khác liên quan.

BeautyOnCode hân hạnh giới thiệu đến bạn:

Bài viết “Điều gì xảy ra khi chạy một chương trình JavaScript” trả lời câu hỏi của tiêu đề, giới thiệu đến bạn cách JS Engine hoạt động thông qua Execution Context và tạo ra callstack.

Bài viết “Hoisting trong JavaScript” tìm hiểu về khái niệm hoisting trong JavaScript dựa vào cách JS Engine hoạt động.

Bài viết “Khai báo biến với var, let, const” giới thiệu các cách khai báo biến trong và sự khác nhau của chúng.

Bài viết “Chiến lược tải và thực thi JS” giới thiệu các các thêm code JS vào trang web và chiến lược tải JS sao chi hiệu quả nhất

Bài viết “Chơi cùng JavaScript” giới thiệu các cách giúp bạn học và thử nghiệm nhanh một chương trình JS đơn giản.

Bài viết “Lexical Environment” tìm hiểu khái niệm nền tảng này của JS

Bài viết “Scope trong JavaScript”

Nội dung được định hướng tự do nên nếu bạn có gợi ý các chủ đề nào thì có thể comment để mình thảo luận và tìm hiểu cùng nhau nhé!

https://beautyoncode.com/gioi-thieu-cac-bai-viet-ve-javascript/


Nội dung này thuộc BeautyOnCode’s short posts là các bài viết ngắn tóm tắt nội dung và ý kiến cá nhân từ các nguồn như các slack channels (công ty, cộng đồng), các newsletters, …

Bài viết này đăng từ bài gốc của blog BeautyOnCode tại đây.

BeautyOnCode.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ