Bridge to Japan: BrSE Mentorship Recap – Series tập hợp các bài viết recap chất lượng nhất từ các thành viên tham gia chương trình Bridge to Japan: BrSE Mentorship – Chương trình kết nối, trao đổi và cố vấn nghề nghiệp dành riêng cho các kỹ sư cầu nối. Chương trình nằm trong khuôn khổ Bridge to Japan – Chuỗi hoạt động hướng đến Cộng đồng BrSE tại Việt Nam & Nhật Bản, do CMC Japan, thành viên của CMC Global tổ chức và bảo trợ truyền thông từ Viblo.
Mentor: Bùi Quang Thành
Mentee: Thân Thái Thành
Xin chào mọi người, mình là Thành và Mentor của mình là anh Bùi Quang Thành. Không chỉ dừng lại ở hỏi và trả lời mà 2 anh em mình đã có buổi tâm sự và chia sẻ với nhau khá nhiều những kiến thức về nghề BrSE và các kiến thức về cuộc sống.
Nghề BrSE nếu ai đã và đang làm thì không khó để đưa ra khái niệm và định nghĩa về nó một cách chính xác. Nhưng với những người mới lần đầu nghe hoặc đang dự định bước chân vào con đường này thì hầu như ai cũng nghĩ công việc chủ yếu là dịch tài liệu kỹ thuật, hoặc là tham gia vào các buổi họp để thông dịch và hõ trợ giữa phía khách hàng và team offshore. Hoặc sâu hơn nữa là làm báo cáo theo yêu cầu của khách hàng.
Thật ra thì nếu chỉ cần một vị trí như vậy thì đúng nhất đó là vị trí của một Comtor IT. Còn vị trí của một BrSE nó khắc nghiệt và đổi hỏi nhiều kỹ năng hơn, cả về kỹ năng mềm lần cứng. Tùy thuộc dự án đang ở giai đoạn nào mà công việc cụ thể của một BrSE sẽ có chút thay đổi.
- Giai đoạn đầu của dự án:
- Thiết lập và thống nhất các template, các format về tài liệu kỹ thuật giữa team offshore và khách hàng.
- Thiết lập và thống nhất các quan điểm và phong cách làm việc cũng như các quy trình xử lý vấn đề giữa team offshore và khách hàng.
- Sau khi đã thống hết các tiêu chí trên thì bắt đầu cùng với team offshore và khách hàng cùng phân tích các yêu cầu, các phương án phát triển, rủi ro. Và lập kế hoạch cho các hạng mục về nhân sự, khối lượng công việc.
- Giai đoạn phát triển dự án:
- Báo cáo tiến độ dự án theo như kế hoạch.
- Trong quá trình phát triển chắc chắn sẽ nảy sinh ra những điểm mù trong phân tích yêu cầu, hoặc có sự sửa đổi, chỉnh sữa trong yêu cầu ban đầu. BrSE sẽ đóng vai trò là cầu nối, là cửaa sổ để giái đáp những thắc của cả hai bên. Trong giai đoạn này một BrSE phải giữ được cái đầu lạnh và thái độ trung lập, biết cách ứng xử tình huống để cả 2 bên đều thỏa mãn cái mình muốn, không thiên vị ưu tiên cho bên nào.
- Kiểm tra các kết quả Test. Test các chức năng theo như yêu cầu ở level của khách hàng.
Nếu có thời gian có thể Test lại hết các Test case. Đây là một giai đoạn quan trọng. Vì mình là chốt chặn cuối cùng trước khi gửi tới khách hàng xem tính năng đó. Trách nhiệm rất cao. Để làm tốt ở bước này thì thì sẽ tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của từng người. Mỗi người sẽ có một check list một bộ tiêu chuẩn riêng do mình đặt ra và yêu cầu bên phía team offshore phải pass hết để giảm thiểu rủi ro.
- Giai đoạn kế thúc dự án
- Release sản phẩm cho phía khách hàng.
- Tiếp nhận ý kiến, phản hồi và nếu phát hiện lỗi sẽ cũng với cả 2 bên để đưa ra phướng án và hướng khắc phục.
Tới đây thì có thể cảm nhận được khối lượng và trách nhiệm của một BrSE nó khắc nghiệt đến cơ nào rồi. Nhưng bù lại nó lại nó mang lại cho mình một môi trường để phát triển toàn diện các kỹ năng. Cứ đến rồi đi. Mỗi dự án, mỗi team offshore, mỗi khách hàng lại cho mình thêm một kỹ năng, một mối quan hệ và nhiều cái khác nữa.
Vậy để trở thành một BrSE thì cần những kỹ năng gì?
Tùy từng người mà định nghĩa nó sẽ khách nhau. Nhưng với anh Thành chia sẽ thì có 4 kỹ năng cần và đủ được sắp xếp theo mức độ ưu tiên đó là:
- Mindset:
Một kỹ sư BrSE nên hình thành một tác phong, một phong cách làm việc mà mình cho là hiệu quả nhất và kỹ luật tuân theo những quy tắc đó. Tinh thần chủ động trong công việc và luôn đưa ra ý kiến đóng góp cho cả team và khách hàng. - Tiếng Nhật:
Tất nhiên không cần phải giao tiếp lưu loát như người Nhật. Nhưng đủ để hiểu khách hàng nói gì, muốn gì và truyền đạt về team. Và kỹ năng thiết yếu nhất là dù không nghe hiểu được khách hàng nói gì nhưng biết tìm cách để hiểu khách hàng nói gì. Có thể thông qua hình ảnh, trình chiếu, diễn đạt cơ thể… - Tech:
Tuy không nhất thiết phải xuất phát từ Dev nhưng nếu có nền Dev thì sẽ giảm thiểu thời gian tìm kiếm và có nhiều cái nhìn chi tiết và chính xác về nghiệp vụ và hệ thống. - May mắn:
Cái này thì bát cứ nghề nào nó cũng tôn tại yếu tố này. Ví dụ nếu bạn có tất cả các kỹ năng tốt để thành một BrSE nhưng lại được phân vô một dự án không phù hợp với phong cách làm việc của mình. Như vậy càng làm cho mình thêm stress và ảnh hưởng rất nhiều đến thành công của một dự án. Ngược lại được phân vào một dự án phù hợp thì mình sẽ bùng nổ những ý tưởng, những kỹ năng và thăng tiến rất nhanh trong công việc.
Đây là những gì mà 2 Anh em mình đã chia sẽ được. Hy vọng có thể giúp mọi người có cái nhìn sâu hơn về một nghề của một BrSE.
Nguồn: viblo.asia