Bridge to Japan: BrSE Mentorship Recap – Series tập hợp các bài viết recap chất lượng nhất từ các thành viên tham gia chương trình Bridge to Japan: BrSE Mentorship – Chương trình kết nối, trao đổi và cố vấn nghề nghiệp dành riêng cho các kỹ sư cầu nối. Chương trình nằm trong khuôn khổ Bridge to Japan – Chuỗi hoạt động hướng đến Cộng đồng BrSE tại Việt Nam & Nhật Bản, do CMC Japan, thành viên của CMC Global tổ chức và bảo trợ truyền thông từ Viblo.
Mentor: Lương Đình Hoàng
Mentee: Ngô Vũ Xuân Phương
Vậy là mình cùng mọi người đã đi được hơn nửa chặng đường của chương trình “Bridge to Japan: BrSE Mentorship”, bây giờ trong đầu mình có rất nhiều suy nghĩ và cảm xúc ngổn ngang hiện lên. Lúc đầu tham gia chương trình cảm giác của mình cực kỳ hào hứng , nhưng khi cùng mentor của mình đi đến những chặng cuối thì đâu đó mình vừa thấy biết ơn, chen lần nỗi buồn. Biết ơn vì tuy thời gian của chương trình không quá dài, mà mình được làm quen với mọi người, mình có thêm người anh, người bạn “On Air” vào mỗi tối thứ 6 đều như vắt tranh. Cùng mình trao đổi, chia sẻ thông tin về nghề này, vừa tâm sự chuyện đi làm. Đối lập với cảm xúc đó là tâm trạng có chút buồn của mình, vậy là sắp phải chia tay chương trình bổ ích, ý nghĩa mà CMC Global mang lại cho mình – một đứa học trái ngành và non nớt kinh nghiệm trong ngành IT.
Nói dông dài quá rồi nên mình xin phép vào chủ đề chính , nội dung hôm nay gồm có những nội dung sau:
1. Với những BrSE fresher thì yêu cầu công việc của họ là gì? Và khi tham gia các dự án thì các Fresher có cần người follow hay không?
- Yêu cầu công việc đối với các fresher sẽ tương đương với khối lượng công việc của các bạn Senior. Về mặt thực tiễn, không có rule nào yêu cầu rằng Fresher sẽ được làm việc với những yêu cầu thấp và thoải mái hơn. Có chăng cũng chỉ là giảm mong đợi của cấp trên xuống thấp hơn một chút so với bình thường mà thôi. Theo quan điểm của mentor thì những bạn Fresher với view khách thì họ sẽ ko quan tâm bạn là ai, là người như thế nào, chỉ có nội bộ team mới biết được khả năng và kinh nghiệm của bạn và support. Đối với Fresher thì điều quan trọng nhất là phải học nhiều hơn những cái mình biết.
- Với các bạn Fresher sẽ cần người follow trong khoảng thồi gian đầu, cũng có thể là người đã handover cho bạn hoặc phía nội bộ sẽ support (DM, PM,…). Thường các bạn fresher khi tham gia dự án sẽ không biết mình nên làm gì, vì vậy nên điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là hiểu dự án và nắm được overview và status dự án. Nếu những cái chung và basic nhất về dự án mà các Fresher không nắm được thì sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, đó là điều rất nguy hiểm, những nội dung chi tiết mình có thể tìm hiểu sau nhưng tổng quan dự án luôn luôn phải nắm bắt được.
2. Với những người chưa có kinh nghiệm trong nghề BrSE (hoặc làm trái ngành) thì nên tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong CV như thế nào cho hấp dẫn? Những yếu tố nào có thể thu hút nhà tuyển dụng – qua CV hay qua phỏng vấn?
- Khi đọc vào CV nhà tuyển dụng sẽ lướt overview, vậy nên phải có cách viết logic, trình tự và liên kết khớp với nhau nhất. Với những phần như shiboudouki, jiko PR, … thì nên tạo ra tình huống và cách giải quyết vấn đề hợp lí. Tiêu chí đầu tiên là tiếng Nhật nên khi viết hãy show off ra trong CV, kinh nghiệm làm việc dự án, mindset…
Jiko pr sẽ là phần quan trọng nhất đề nhà tuyển dụng hiểu thêm về ứng viên, nên tập trung nhiều cho phần này. Ngoài ra, shiboudouki cũng khá quan trọng, động lực giúp mình làm được việc đó và làm việc đó như thế nào. - Trong lúc phỏng vấn nên tạo ấn tượng tốt bằng những câu tiếng Nhật cơ bản lưu loát, jiko shoukai chỉ 1~2p không nên nói quá dài và sẽ tiếp tục nói đến phần jikou PR kèm với nhau, không nên bị động để nhà tuyển dụng phải hỏi mới trả lời. Bên cạnh đó cũng nên đề cập đến career path mình hướng đến trong tương lai, nêu ra cách làm thế nào để đạt được vị trí đề ra cho nhà tuyển dụng nghe và phần cuối buổi phỏng vấn nên đề cập một số câu hỏi của mình cho nhà tuyển dụng biết.
3. Có những quy tắc hay rule nào mà BrSE phải biết khi giao tiếp, làm việc với khách hàng Nhật hay không?
Mỗi công ty sẽ có cách làm việc khác nhau, chung quy lại nó sẽ liên quan đến horenshou. Khi trình bày vấn đề nào đó với khách hàng không được nói quá lan man mà nói ngắn gọn súc tích, hỏi vấn đề nào thì đi vào chi tiết của vấn đề đó. Đây cũng là vấn đề liên quan đến kĩ năng giao tiếp của các BrSE, nếu giao tiếp tốt thì cho dù có đặt vào môi trường, hoàn cản nào cũng sẽ có cách tóm tắt vấn đề trơn tru. Khi truyền tải vấn đề thì cố gắng dùng cách nói lịch sự và học cách lắng nghe đối phương. Bên cạnh đó thì vẫn phải có mindset về horenshou, thảo luận, báo cáo cho người trực thuộc rồi mới đưa ra cách giải quyết vấn đề. Và BrSE không nên tự giải quyết vấn đề đó một mình, vì lúc đó view chủ quan từ chính bản thân có thể đánh giá sai và đưa ra cách giải quyết hợp lý. Nhưng nếu có thêm view từ những người khác thì sẽ giải quyết nhanh hơn và khách quan hơn. Và cho dù vấn đề có được giải quyết thì vẫn phải báo cáo lại vấn đề với những người liên quan đến vấn đề đó.
4. Ngoài những vấn đề liên quan đến công việc thì khi gặp hay nói chuyện với khách hàng BrSE có nên tản mạn chuyện ngoài lề hay không?
雑談 (Zatsudan – là thuật ngữ về việc nói chuyện phiếm): trong mỗi cuộc họp hay buổi gặp gỡ khách hàng thì nói chuyện phiếm rất quan trọng, ngoài ra nó còn mang lại thiện cảm tốt đẹp trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, người Việt mình thường hay bị động trong các buổi trò chuyện, vì vậy nên BrSE cố gắng chủ động, tạo thiện cảm cho khách hàng ở mỗi lần gặp gỡ sẽ giúp cho buổi làm việc tốt đẹp hơ. Người Nhật cũng hay có thói quen nói chuyện phiếm với nhau, nên trong những lần gặp gỡ với khách hàng là người Nhật đó là một điểm cộng lớn trong mắt họ nếu BrSE có cách nói chuyện khéo léo và tinh tế. BrSE cũng thường phải đi tiếp khách, vì đó cũng là cách chăm sóc khách hàng rất quan trọng. Với người Nhật, họ làm nghiêm túc, nhưng chơi cũng nghiêm túc.
Nguồn: viblo.asia