Thuật ngữ blockchain đang nhận được nhiều sự quan tâm thời gian gần đây. Cùng mình tìm hiểu về blockchain là gì qua bài viết này nhé.
Blockchain là gì?
Về cốt lõi, blockchain là một quấn sổ cái kỹ thuật số phân tán lưu trữ dữ liệu dưới bất kỳ hình thức nào. Một blockchain có thể ghi lại thông tin về cryptocurrency giao dịch, NFT quyền sở hữu hoặc Defi hợp đồng thông minh.
Mặc dù bất kỳ cơ sở dữ liệu thông thường nào cũng có thể lưu trữ loại thông tin này nhưng blockchain là duy nhất ở chỗ nó hoàn toàn phi tập trung. Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút.
Ai tạo ra Blockchain?
NỀn tảng Blockchain được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008.
Một năm sau đó, Blockchain được hiện thực hóa với vai trò là một phần cốt lõi của Bitcoin, đánh dấu sự ra đời của công nghệ Blockchain và đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường Crypto.
Tính chất của blockchain
- Tính phi tập trung (Decentralized): Blockchain sẽ hoạt động độc lập theo các thuật toán máy tính, hoàn toàn không bị bất kỳ một tổ chức nào nắm quyền kiểm soát. Chính vì vậy blockchain tránh được rủi ro từ bên thứ 3.
- Tính phân tán (Distributed): Các khối chứa dữ liệu giống nhau nhưng được phân tán ở nhiều nơi khác nhau. Nên chẳng may 1 nơi bị mất hoặc hỏng thì dữ liệu vẫn còn trên Blockchain.
- Không thể thay đổi: Một khi dữ liệu đã được ghi vào trong block của blockchain thì nó không thể bị thay đổi hoặc sửa chữa, bởi đặc tính của thuật toán đồng thuận và mã hash (mình sẽ trình bày chi tiết ở phần dưới).
- Tính bảo mật: Chỉ có người nắm giữ Private Key (khóa riêng tư) mới có thể truy cập các dữ liệu bên trong Blockchain.
- Tính minh bạch: Các giao dịch trong blockchain được lưu lại và mọi người có thể check các giao dịch này. Dựa vào đó, ta có thể kiểm tra và truy xuất lịch sử giao dịch. Thậm chí người ta có thể phân quyền để cho phép người khác truy cập một phần thông tin trên Blockchain.
- Tích hợp Smart contract (hay còn gọi là: hợp đồng thông minh): Dựa vào đó các điều khoản được ghi trong hợp đồng thông minh sẽ được thực thi khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn, không ai có thể ngăn cản hoặc hủy nó.
Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào?
Để một block – khối thông tin được thêm vào Blockchain, dựa vào 4 yếu tố:
- Phải có giao dịch: nghĩa là phải có hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra. Ví dụ: bạn thực hiện mua hàng trên Amazon
- Giao dịch đó phải được xác minh: mọi thông tin liên quan đến giao dịch như thời gian, địa điểm, số tiền giao dịch, người tham gia… đều phải được ghi lại. Ví dụ: khi xem tình trạng đơn hàng, bạn sẽ biết được mình đã order những gì, tổng tiền là bao nhiêu, khi nào thì nhận được hàng…
- Giao dịch đó phải được lưu trữ trong block: bất cứ lúc nào bạn cũng xem lại được thông tin đơn hàng mà mình đã thực hiện. Chúng được lưu trữ trong mục “Quản lý đơn hàng”.
- Block đó phải nhận được hash (hàm chuyển đổi một giá trị sang giá trị khác): chỉ khi nhận được hash thì một block mới có thể được thêm vào blockchain.
Công nghệ Blockchain cho phép trao đổi tài sản/thực hiện giao dịch mà không cần có sự chứng kiến của người thứ ba hoặc không cần dựa trên sự tin tưởng. Hay nói cách khác, Blockchain là nền tảng cho sự ra đời của các hợp đồng thông minh.
Trên đây là những chia sẻ của mình về blockchain, Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn.
Nguồn: viblo.asia