Bài 1 – Khái niệm đồ thị vô hướng, đồ thị có hướng

1. Đơn đồ thị vô hướng Đơn đồ thị vô hướng G = <V,E>, trong đó: – V (vertext) là tập hợp các đỉnh, các đối tượng, object – E (Edge) là tập hợp các cặp không có thứ tự gồm 2 phần tử khác của V gọi là các cạnh. 2. Đa đồ thị

1. Đơn đồ thị vô hướng

Đơn đồ thị vô hướng G = <V,E>, trong đó:
– V (vertext) là tập hợp các đỉnh, các đối tượng, object
– E (Edge) là tập hợp các cặp không có thứ tự gồm 2 phần tử khác của V gọi là các cạnh.
image.png

2. Đa đồ thị vô hướng

Đa đồ thị vô hướng G = <V,E>, trong đó:
– V (vertext) là tập hợp các đỉnh, các đối tượng, object
– E là họ các cặp không có thứ tự của 2 đỉnh khác nhau thuộc V gọi là tập các cạnh.
– e1 ∈ E và e2 ∈ E được gọi là cạnh bội nếu chúng tương ứng với một đỉnh.
image.png

3. Giả đồ thị vô hướng

Giả đồ thị vô hướng G = <V,E>, trong đó:
– E là họ các cặp không có thứ tự gồm 2 phần tử của V không nhất thiết phải khác nhau. Cạnh e được gọi là khuyên nếu e = (u,u)
image.png

4. Đơn đồ thị có hướng

Đơn đồ thị có hướng G = <V,E>, trong đó:
– E là tập các cạnh có thứ tự gồm 2 phần tử của V gọi là các cung.
image.png

5. Đa đồ thị có hướng

Đa đồ thị có hướng G = <V,E>, trong đó:
– 𝐸 là họ các cặp có thứ tự gồm hai phần tử khác nhau của 𝑉 được gọi là các cung.
– e1∈E && e2∈E cùng tương ứng 1 cặp đỉnh được gọi là cung lặp.
image.png

6. Thuật ngữ cơ bản trên đồ thị vô hướng

Định nghĩa 1

Hai đỉnh u,v của đồ thị vô hướng G = <V,E> được gọi là kề nhau khi (u,v) là cạnh thuộc đồ thị G.
Nếu e = (u,v) là cạnh của dồ thị G, thì ta nói cạnh này liên thuộc với 2 đỉnh u,v, đồng thời các đỉnh uv sẽ được gọi là đỉnh đầu của cạnh (u,v).

Định nghĩa 2

Ta gọi bậc của đỉnh V trong đồ thị vô hướng là số cạnh liên thuộc với nó và kí hiệu là deg(v)image.pngdeg(1) = deg(3) = deg(4) = 4
deg(5) = 3
deg(2) = 2
deg(6) = 1
deg(7) = 0

Đỉnh bậc 0 gọi là đỉnh cô lập,
Đỉnh bậc 1 gọi là đỉnh treo

7. Định lý về tổng bậc các đỉnh

G = <V,E> là đồ thị vô hướng với m cạnh.
khi đó: Σ deg(v) = 2m.

Với v ∈ V
Chứng minh: với mỗi cạnh e=(u,v), số bậc được tính 1 lần trong deg(u) và được tính 1 lần trong deg(v). Như vậy tổng tất cả các đỉnh sẽ bằng 2 lần số cạnh.

8. Khái niệm về đường đi, chu trình

Đường đi độ dài n từ đỉnh u đến đỉnh v trong đồ thị vô hướng G = <V,E> là dãy xo,x1,x2,…xn. Trong đó n ∈ Z*
xo ∈ u
xn ∈ v
Đường đi có đỉnh đầu trùng đỉnh cuối hay u=v gọi là chu trình
Đường đi hay chu trình được gọi là đơn nếu không có cạnh nào lặp lại
image.png

  • 1,2,3,4,5,6 là đường đi đơn có độ dài 5.
  • 4,5,3,2 không là đường đi vì (5,4) không phải cạnh của đồ thị.
  • 1,2,5,4,1,2 có độ dài 5 nhưng không phải đường đi thì (1,2) được lặp 2 lần.

9. Liên thông

Đồ thị vô hướng được gọi là liên thông nếu luôn tìm được đường đi giữa 2 đỉnh bất kì của nó.
image.png

10. Bán bậc của đỉnh

Định nghĩa 1:

Nếu e=(u,v) là cung của đồ thị có hướng G=(V,E), ta nói:

  • 2 đỉnh u,v là kề nhau
  • kí hiệu (u,v): đi ra từ đỉnh u, đi vào đỉnh v
  • u là đỉnh đầu, v là đỉnh cuối

Định nghĩa 2:

  • Ta gọi bán bậc ra của đỉnh 𝑣 trên đồ thị có hướng là số
    cung của đồ thị đi ra khỏi 𝑣 và ký hiệu là 𝑑𝑒𝑔+
    (𝑣).
  • Ta gọi bán bậc vào của đỉnh 𝑣 trên đồ thị có hướng là số cung của đồ thị đi vào 𝑣 và ký hiệu là 𝑑𝑒𝑔− (𝑣)
  • image.png

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ