Backend Engineer – [Beginner level] – Mô Hình OSI (Phần 1)

NỘI DUNG Giới thiệu về Mô hình OSI (Open Systems Interconnection) Cấu trúc và Phương thức hoạt động của Mô hình OSI Tổng kết 1. Giới thiệu về Mô hình OSI (Open Systems Interconnection) Trong con đường tìm hiểu để trở thành 1 Backend Engineer thì mình thấy đa số mọi người thường ít quan

NỘI DUNG

  1. Giới thiệu về Mô hình OSI (Open Systems Interconnection)
  2. Cấu trúc và Phương thức hoạt động của Mô hình OSI
  3. Tổng kết

1. Giới thiệu về Mô hình OSI (Open Systems Interconnection)

Trong con đường tìm hiểu để trở thành 1 Backend Engineer thì mình thấy đa số mọi người thường ít quan tâm đến Mô hình OSI nhất nên hôm nay mình sẽ giới thiệu cho mọi người về Mô hình này một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

Mình sẽ lấy ví dụ đây là một hệ thống mạng của 1 quán caffe gồm 1 Router A và 4 thiết bị đang kết nối là Desktop B, Laptop C, Smart Phone D, Smart Watch F đang trao đổi và kết nối với Router A bằng giao thức HTTP. Thì các bạn có thể thấy mỗi thiết bị trong mạng sẽ chắc chắn có các thông tin sau nếu muốn kết nốt với Router A.

Laptop C

  • MAC Address: XYZ (Địa chỉ vật lý của thiết bị)
  • IP Address: 10.0.0.3 (Địa chỉ IP của thiết bị trong mạng)

Và nhờ các thông tin trên mà khi kết nối với Router A thì Laptop C đang truy cập đến các trang web, API thông qua giao thức HTTP . Và hệ thống mạng của quán caffe đang hoạt động được là nhờ Mô hình OSI. Mô hình cho phép sự tương giao (interoperability) giữa các hệ máy (platform) đa dạng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Mô hình cho phép tất cả các thành phần của mạng hoạt động hòa đồng, bất kể thành phần ấy do ai tạo dựng.

=> Vậy Mô hình OSI là Mô hình kết nối các hệ thống mở

2. Cấu trúc và Phương thức hoạt động của Mô hình OSI

a, Cấu trúc Mô hình OSI

Mô hình OSI thì được cấu trúc theo các tầng và gồm 7 tầng và nếu là 1 Request thì mô hình sẽ hoạt động từ 7 -> 1 và là Response thí mô hình sẽ hoạt động từ 1 -> 7.

  1. Application layer (Tầng ứng dụng)
  2. Presentation layer (Tầng trình bày)
  3. Session layer (Tầng phiên)
  4. Transport layer (Tầng vận chuyển)
  5. Network layer (Tần Mạng)
  6. Datalink layer (Tầng Liên kết)
  7. Physical layer (Tầng Vật lý)

(Còn phần 2)

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

9 Mẹo lập trình Web “ẩn mình” giúp tiết kiệm hàng giờ đồng hồ

Hầu hết các lập trình viên (kể cả những người giỏi) đều tốn thời gian x

Can GPT-4o Generate Images? All You Need to Know about GPT-4o-image

OpenAI‘s GPT-4o, introduced on March 25, 2025, has revolutionized the way we create visual con

Khi nào nên dùng main, section, article, header, footer, và aside trong HTML5

HTML5 đã giới thiệu các thẻ ngữ nghĩa giúp cấu trúc nội dung web một cách có

So sánh Webhook và API: Khi nào nên sử dụng?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm, Webhook và API là hai th