SEO Audit đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình SEO, giúp Website tăng trưởng thứ hạng từ khóa hiệu quả. Nếu bạn cũng đang quan tâm những vấn đề trên thì đừng nên bỏ qua bài viết này nhé
SEO Audit là gì?
SEO Audit ( kiểm toán SEO) là quá trình kiểm tra, đánh giá hiệu suất hoạt động của một website trên công cụ tìm kiếm. SEOer cần đánh giá kiểm tra về khả năng thu thập (crawling), tình trạng Index, content, phần Onpage, Offpage, tín hiệu mạng xã hội, các hình phạt,…
Website cần Audit những gì?
Audit SEO bạn cần quan tâm đến các vấn đề chính như Technical SEO Audit, Audit Onpage SEO, Audit Offpage SEO và nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu từ khóa. Cụ thể:
Technical SEO Audit
Việc đầu tiên đó là bạn cần xác định xem website đó có đang hoạt động bình thường hay không. Để làm được điều này, bạn cần phân tích kỹ thuật SEO với các khía cạnh sau:
Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận hay còn gọi là khả năng mà Google và người dùng có thể tiếp cận với website của bạn. Xem xét xem, người dùng có tìm thấy trang của bạn trên Google hay không. Bạn cần kiểm tra tệp robots.txt và các thẻ meta robot. Bởi chúng có thể làm hạn chế quyền truy cập vào một số vùng nhất định trên website của bạn. Hoặc đôi khi quản trị viên của website vô tình chặn các trang nhất định khiến cho Google không thể truy cập vào chúng.
Cần kiểm tra cả thẻ meta và tệp robots.txt thủ công để đảm bảo rằng chúng đều không xảy ra bất kỳ vấn đề bất thường nào.
Các sơ đồ website XML cũng là một phần quan trọng của một website. Chúng giúp tạo ra một bản đồ chỉ dẫn cho các trình thu thập thông tin web của Google. Bạn cần đảm bảo rằng sơ đồ XML được định dạng đúng và được gửi đến tài khoản của quản trị viên website.
Tiếp đến chính là xem xét phần cấu trúc website tổng thể.
Khi thực hiện audit, bạn cần đảm bảo rằng người dùng chỉ cần vài click là có thể tìm thấy vấn đề mà họ mong muốn, có thể click từ trang chủ đến trang con dễ dàng nhất.
Đôi khi, chuyển hướng cũng gây ra một vài vấn đề nhỏ cho website của bạn. Một link trùng hoặc thừa có thể được xóa đi hoặc chuyển hướng. Tuy nhiên, điều này lại làm cho trình thu thập thông tin không thể truy cập vào trang đó nữa. Để mở lại quyền truy cập, bạn cần tạo ra một chỉ dẫn chuyển hướng để chúng có thể tiếp cận được với trang đã được di chuyển.
Vậy còn làm cách nào để kiểm tra được khả năng tiếp cận của người dúng đến website của bạn? Điều người dùng quan tâm đầu tiên đó là thời gian truy cập vào trang website của bạn từ công cụ Google. Nếu thời gian đợi chờ website loading quá lâu, họ sẽ rời đi ngay lập tức. Do đó, việc cải thiện tốc độ tải trang rất quan trọng, giúp giữ chân người dùng tốt hơn.
Đặc biệt, bạn nên chú trọng tối ưu website thân thiện với thiết bị di động. Bởi hầu hết người dùng sử dụng di động để truy vấn thông tin và truy cập internet nên việc tối ưu thiết bị di động là điều cần thiết.
Khả năng index
Nếu là website mới, khi đã đảm bảo đầy đủ về mặt kỹ thuật, bạn mới bắt đầu để website của mình được index. Còn với những website hoạt động được một thời gian, bạn cần kiểm tra khả năng, tỷ lệ index các trang con như thế nào, từ đó có hướng xử lý phù hợp. Có thể cài Plugin Index mà WordPress hỗ trợ để cải thiện tỷ lệ index trên trang.
Song song với khả năng index thì khả năng tiếp cận cũng đóng vai trò quan trọng, giúp trang của bạn được hiển thị tời người dùng hay không. Khả năng tiếp cận là việc trình thu thập thông tin có thể truy cập vào các trang của bạn hay không. Và khả năng index lại đề cập đến những trang này có hiển thị trong công cụ tìm kiếm sau khi truy cập hay không.
Một vài trường hợp nội dung của bạn không được hiển thị đến người dùng bởi các nguyên nhân như:
Do hình phạt của Google: Đây là lý do chủ yếu dẫn đến việc một vài trang không được hiển thị. Google sẽ gửi thông báo đến tài khoản quản trị website của bạn. Lúc này bạn cần xác định lý do bị Google phạt, tìm cách khắc phục sự cố, Yêu cầu Google xem xét lại. Trong một số trường hợp bạn sẽ phải mất phí để khắc phục vấn đề này.
Audit Onpage SEO
Sau khi xét về tổng thể website, kỹ thuật SEO và khả năng index, tiếp cận của người dùng và Google thì lúc này chúng ta cần xét đến từng trang. Cụ thể, cần phân tích Onpage theo 2 cách sau:
Các vấn đề nội dung chung
Bài viết của bạn cần phải chứa những thông tin mang lại giá trị cho người dùng và phù hợp với nội dung trên website của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lên kế hoạch cho các bài viết của mình để tránh việc trùng lặp nội dung, ăn thịt từ khóa lẫn nhau. Bởi khi các bài viết trên cùng một site có nội dung giống hoặc tương tự nhau thì Google sẽ gặp trở ngại trong vấn đề index. Công cụ tìm kiếm có thể index nhiều trang hơn so với số trang thực tế trên website của bạn.
Google chỉ công nhận trang tốt nhất, mang lại nội dung đầy đủ và hữu ích nhất cho người dùng mà không thừa nhận các trang mà các chủ sở hữu website cố gắng cải thiện thứ hạng cho một từ khóa xuất hiện trong nhiều trang khác nhau.
Các vấn đề của từng trang một
Đó là cách mà bài viết được triển khai với nội dung cấu trúc như thế nào. Thực tế, nội dung bài viết chính là tiêu chí quan trọng nhất để xếp hạng từ khóa. Để làm được điều đó, bài viết của bạn cũng cần đảm bảo xây dựng nội dung cấu trúc chặt chẽ, logic và hướng đến đối tượng mục tiêu.
Điều này không chỉ quan trọng đối với công cụ tìm kiếm mà còn đối với cả các blogger và khách truy cập. Cần tập trung tối ưu những nội dung hữu ích cho người dùng thay vì những nội dung trống rỗng không mang lại giá trị gì.
Tiếp theo là đến URL bài viết.
Tiêu chí khi đặt URL đó là phải ngắn gọn, dễ hiểu và khái quát được nội dung bài viết muốn truyền tải. URL được viết dưới dạng không dấu, ngăn cách bởi dấu gạch ngang và chứa từ khóa
Về nội dung bài viết, bạn cần đăng tải những bài viết có độ dài phù hợp, từ 700 từ trở lên và đảm bảo mang lại giá trị hữu ích cho người dùng. Đặc biệt, bài viết đảm bảo được tính độc đáo, có chứa các từ khóa liên quan LSI, đúng cấu trúc ngữ pháp, đúng chính tả và dễ đọc.
Thêm nữa, đừng nên bỏ qua việc tối ưu hình ảnh có trong bài viết. Điều này sẽ giúp bài viết đó có cơ hội được xếp hạng trong các kết quả tìm kiếm hình ảnh của Google.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến thẻ Meta. Điều này giúp hấp dẫn người dùng ngay khi truy vấn trên Google và click vào trang của bạn ngay khi thấy nội dung hấp dấn, tăng tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi.
Đừng quên thêm các liên kết liên quan trong bài viết. Các liên kết này có thể đến từ trang ngoài hoặc chính các liên kết nội bộ trên trang. Các liên kết đến các bài viết khác là cách để chứng minh rằng website của bạn có nội dung chất lượng, đáng tin và là một chuyên gia trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng nhiều dạng liên kết này, gây khó chịu cho người dùng.
Mặt khác, cần kiểm tra thường xuyên các liên kết được gắn vào bài viết có đang hoạt động không, có liên quan đến chủ đề của website và có chứa các keyword thích hợp hay không.
Audit Offpage SEO
Sau khi phân tích kỹ thuật và phần SEO onpage sẽ giúp website của bạn tốt hơn và thân thiện với người dùng cũng như với công cụ tìm kiếm Google. Lúc này, bạn cần tối ưu thêm phần Offpage.
Khi thực hiện SEO Offpage có nghĩa là giúp website của bạn có được sự tin tưởng từ Google, bằng cách áp dụng các phương pháp xây dựng hệ thống Backlink chất lượng, loại bỏ những backlink kém chất lượng.
Tiếp đến, bạn cần đảm bảo rằng nội dung bài viết thân thiện với người dùng, blogger. Khi đạt được điều này, website của bạn sẽ nhận được nhiều liên kết trỏ về, nhiều lượt chia sẻ trên các mạng xã hội. Đồng thời, tăng lưu lượng truy cập, thời gian khách truy cập ở lại trên website cũng lâu hơn và tỷ lệ thoát cũng giảm xuống đáng kể.
Phân tích offpage giúp bạn biết được phản ứng của người khác khi truy cập vào website của bạn. Các blogger sẽ nhìn vào các số liệu để quyết định có nên chia sẻ website của bạn hay không. Nếu website của bạn nhận được nhiều liên kết trỏ về ít lượt chia sẻ trên mạng xã hội thì Google sẽ gắn cờ đỏ để báo hiệu rằng website của bạn đang gặp một vài vấn đề nghiêm trọng.
Competitive Analysis (đối thủ và ngành tương tự) và phân tích từ khóa
Cuối cùng, sau khi đã tối ưu hết các yếu tố nội tại và bên ngoài website, thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là phân tích từ khóa, đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Về cơ bản, việc bạn nghiên cứu từ khóa cũng là lúc bạn nghiên cứu đối thủ ngành của mình. Điều bạn quan tâm nhất khi nghiên cứu từ khóa đó là độ khó từ khóa và lưu lượng trung cập (Volume).
Trong đó, độ khó từ khóa sẽ cho bạn biết mức độ khó hay dễ của từ khóa xếp hạng và lưu lượng trung cập thể hiện có bao nhiêu người đang vã đã tìm kiếm cụm từ khóa đó trong vòng 1 tháng.
Lý tưởng nhất là bạn nên chọn những từ khóa có độ khó trung bình và Volume trung bình để dễ dàng cho việc lên TOP Google. Tuy nhiên, nếu bạn muốn vượt đối thủ và nhanh chóng tăng lưu lượng truy cập thì nên chọn những từ khóa trên mức trung bình.
Bạn nên xem xét nhiều từ khóa tiềm năng trước khi lựa chọn những từ khóa mà bạn sẽ sử dụng. Những từ khóa này sẽ là “xương sống” của website, bạn cần xuất bản những nội dung liên quan đến chúng. Nhờ đó, website của bạn sẽ nhanh chóng đạt được hiệu suất của trang web như mong đợi.
Để làm được điều này, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ các công việc nghiên cứu từ khóa của mình, điển hình như Google Keyword Planner của Google hoặc các công cụ của bên thứ 3 như Ahrefs hoặc Semrush ( công cụ mất phí).
Audit SEO là công việc quan trọng và đòi hỏi các SEOer hiểu biết về cả kỹ thuật lẫn các công việc cần làm để tối ưu website. Cần có cái nhìn tổng quát, tìm ra vấn đề, phướng hướng giải quyết tận gốc rễ để khắc phục hoàn toàn những vấn đề đang tồn đọng trên website của bạn. Nếu bạn đang cần tìm đến dịch vụ SEO Audit thì đừng quên liên hệ ngay với ROI Media qua Hotline để được các SEOer tư vấn, hỗ trợ kịp thời nhé!
Nguồn: viblo.asia