Apollo Client

1. Giới thiệu về Apollo Client Apollo Client là một thư viện quản lý state toàn diện cho JavaScript cho phép bạn quản lý cả dữ liệu local(data ở client) và remote(data liên quan đến server) với GraphQL. Sử dụng nó để fetch, cache và modify dữ liệu ứng dụng, tất cả tự động cập

1. Giới thiệu về Apollo Client

Apollo Client là một thư viện quản lý state toàn diện cho JavaScript cho phép bạn quản lý cả dữ liệu local(data ở client) và remote(data liên quan đến server) với GraphQL. Sử dụng nó để fetch, cachemodify dữ liệu ứng dụng, tất cả tự động cập nhật lại UI.

Apollo Client giúp bạn cấu trúc code theo cách tiết kiệm, có thể dự đoán và khai báo phù hợp với thực tiễn phát triển hiện đại. Thư viện core @apollo/client cung cấp tích hợp sẵn với React và cộng đồng Apollo lớn hơn duy trì tích hợp cho các lớp chế độ xem phổ biến khác.

1.1 Tính năng

  • Declarative data fetching: Viết truy vấn và nhận dữ liệu mà không tracking state loading.
  • Excellent developer experience: Tận hưởng công cụ hữu ích cho TypeScript,Chrome/Firefox devtoolsVS Code.
  • Designed for modern React: Tận dụng các tính năng React mới nhất, chẳng hạn như hook.
  • Incrementally adoptable: Thả Apollo vào bất kỳ ứng dụng JavaScript nào và kết hợp nó theo từng tính năng.
  • Universally compatible: Sử dụng bất kỳ thiết lập bản dựng nào và bất kỳ API GraphQL nào.
  • Community driven: Chia sẻ kiến thức với hàng nghìn nhà phát triển trong cộng đồng GraphQL.

1.2 Tài liệu nên đọc

  • Queries and Mutations : Các thao tác đọc, ghi của GraphQL.

  • Configuring the cache: Bộ nhớ đệm của Apollo Client cho phép bạn bỏ qua hoàn toàn các yêu cầu network khi dữ liệu đã có sẵn ở local.

  • Managing local state : Apollo Client cung cấp APIs trong việc quản lý data cả ở localremote, cho phép bạn hợp nhất tất cả state trong ứng dụng của mình.

  • Basic HTTP networking: Cách custom headers và các vấn đề về authentication trong các query của bạn.

  • Testing React components : Kiểm tra các hoạt động của GraphQL mà không cần kết nối với server.

1.3 Community integrations

Tài liệu này chủ yếu tập trung vào React, nhưng Apollo Client vẫn hỗ trợ nhiều cho các thư việc và các ngôn ngữ khác như:

  • JavaScript: Angular, Vue, Svelte, Ember.

  • Web Components: Apollo Elements.

  • Native mobile: Native iOS with Swift, Native Android with Java and Kotlin

2. Tại sao lại là Apollo Client?

Tạo sao lại chọn Apollo Client để quản lý data của bạn?

Quản lý dữ liệu không cần phải quá khó khăn! Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để đơn giản hóa việc quản lý dữ liệu remote và local trong ứng dụng React của mình, thì bạn đã đến đúng nơi. Trong suốt tài liệu này, bạn sẽ tìm hiểu cách tiếp cận bộ nhớ đệm và khai báo thông minh của Apollo để tìm nạp dữ liệu có thể giúp bạn lặp lại nhanh hơn trong khi viết ít mã hơn. Hãy bắt tay ngay vào.🚀🚀🚀🚀🚀🚀

2.1 Declarative data fetching

functionFeed(){const{ loading, error, data }=useQuery(GET_DOGS);if(error)return<Error />;if(loading ||!data)return<Fetching />;return<DogList dogs={data.dogs}/>;}

Như ví dụ trên thì bạn sẽ không cần phải làm gì quá nhiều, mọi thứ đã có useQuery Hook lo từ A đến Z như trả về data, lỗi (error) và cả trạng thái request (loading). Tất cả những gì bạn cần làm là mô tả những data mà component bạn cần và để những việc nặng nhọc cho Apollo Client.

Ngoài ra, khi bạn sử dụng Apollo Client bạn sẽ xoá được rất nhiều mã code không cần thiết để quản lý state. Khối lượng chính xác sẽ tuỳ thuộc theo từng dự án. Các tính năng nâng cao như tối ưu hoá UI, refetching và phân trang một cách dễ dàng thông qua các option của useQuery.

2.2 Zero-config caching

Một trong những tính năng chính giúp Apollo Client khác biệt so với các cách quản lý state khác đó chính là normalized cache (bộ nhớ đệm chuẩn hóa). Apollo Client bao gồm một bộ nhớ cache thông minh, việc config cũng khá là dễ dàng.

import{ ApolloClient, InMemoryCache }from'@apollo/client';const client =newApolloClient({
  cache:newInMemoryCache()});

Với Apollo Client mặc định khi bạn request đến server nó sẽ truy xuất ở cache đầu tiên, nếu có request trùng thì nó sẽ truy xuất ở đó, còn không nó sẽ gửi một request lên server.

Bạn có thể cài Apollo Client devtools để dễ dàng quan sát cách lưu data ở cache của Apollo Client nhé.

2.3 Combine local & remote data

Apollo Client bao gồm các tính năng quản lý local state, cho phép bạn sử dụng Apollo cache của mình như một nguồn trung thực duy nhất cho dữ liệu trong ứng dụng của bạn.

Quản lý tất cả dữ liệu của bạn với Apollo Client cho phép bạn tận dụng GraphQL như một giao diện thống nhất cho tất cả dữ liệu của bạn. Điều này cho phép bạn kiểm tra cả local and remoteschemas của mình trong Apollo Client Devtools thông qua GraphiQL.

Bằng cách tận dụng được chức năng local state của Apollo Client, bạn có thể thêm các trường phía client vào dữ liệu remote của mình một cách liền mạch và truy vấn chúng từ components của bạn.

2.4 Vibrant ecosystem

Với sự support lớn của cộng đồngApollo Client tại đây thì các bạn có thể chia sẻ những issue cũng đưa ra phương án giải quyết tại những bài viết được chia sẻ trên blog Apollo.

Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không thử bắt đầu tìm hiểu Apollo Client nhỉ. Hi vọng bài viết này sẽ gây một chút tò mò gì đó để khiến bạn muốn tìm hiểu về Apollo Client nhé. Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết của mình.

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ