Agile DevOps trong dự án phần mềm

Agile DevOps là một phương pháp luận, kết hợp giữa phương pháp phát triển Agile và những bài học kinh nghiệm (practices) trong DevOps. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về việc ứng dụng Agile DevOps trong tổ chức. Nếu tổ chức của bạn muốn tìm kiếm phương thức cải tiến quy

Agile DevOps là một phương pháp luận, kết hợp giữa phương pháp phát triển Agile và những bài học kinh nghiệm (practices) trong DevOps.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về việc ứng dụng Agile DevOps trong tổ chức.

Nếu tổ chức của bạn muốn tìm kiếm phương thức cải tiến quy trình sản xuất và tăng cường hiệu suất làm việc, thì Agile DevOps chính là phương pháp luận phù hợp để triển khai.

Vậy chính xác thì Agile DevOps là gì

Agile DevOps là phương pháp luận triển khai kết hợp từ chu trình phát triển phần mềm Agile và những practice trong DevOps nhằm giúp các dự án phát triển tính năng và cập nhật một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Mục tiêu chính của Agile DevOps là rút ngắn vòng phản hồi từ nhóm phát triển, nhóm vận hành, từ đó những thay đổi cần thiết được thực hiện một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Để làm được điều này, Agile DevOps phụ thuộc tương đối nhiều vào tự động hóa (automation), bàn giao liên tục (continuous delivery) và tích hợp liên tục (continuous integration).

Tự động hóa (Automation)

Tự động hóa đóng vai trò chủ đạo trong Agile DevOps. Bằng cách tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại, chúng ta có thể giúp nhóm dự án rảnh tay hơn, tập trung hơn vào những công việc quan trọng khác. Ngoài ra, tự động hóa cũng giúp giảm thiểu những lỗi do thao tác của con người (human error) và đảm bảo các công việc này được thực hiện một cách đồng nhất, chính xác.
Kiểm thử tự động (Automated testing) là một quy trình tự động, trong đó các công cụ tự động được sử dụng để kiểm thử code nhằm tìm kiếm lỗi. Kiểm thử tự động giúp tăng tốc tính trình kiểm thử, đảm bảo tất cả các lỗi được tìm thấy và xử lý. Có rất nhiều loại kiểm thử tự động, bao gồm kiểm thử đơn vị, kiểm thử hệ thống và kiểm thử hồi quy.

Bàn giao liên tục (Contiuous delivery)

Continuous delivery (CD) là một thành phần quan trọng khác trong Agile Devops. CD giúp đảm bảo sự thay đổi trong code được thường xuyên cập nhật, các phần bàn giao được sớm thực hiện. Từ đó, CD giúp giảm thiểu rủi ro của chất lượng kiém và tăng cường tính tương tác giữa nhóm phát triển và người dùng.

Tích hợp liên tục (Continuous integration)

Continuous Integration hay CI là một phương pháp phát triển phần mềm. Phương pháp này đòi hỏi các thành viên trong đội cần phải tích hợp công việc với nhau một cách thường xuyên, mỗi ngày cần ít nhất một lần tích hợp. Mỗi lần tích hợp sẽ được xây dựng một cách tự động nhằm mục đích phát hiện ra những lỗi phát sinh một cách nhanh nhất có thể. Khi sử dụng CI sẽ giúp làm giảm những vấn đề về tích hợp và cho phép các developer phát triển phần mềm được nhanh hơn và đúng tiến độ hơn.Quy trình làm việc của CI có thể được diễn ra như sau:

Các developer sẽ commit code (mã cam kết) có thể lên repo (repository – kho).
Tiếp theo, CI server sẽ thực hiện giám sát trên repo và kiểm tra xem có bất kỳ sự thay đổi nào trên repo hay không.
Khi xảy ra những thay đổi, CI server sẽ phải hiện ra code mới nhất từ repo và sau đó sẽ build, chạy các unit test và integration test. Tiếp sau đó, CI server sẽ tạo ra những phản hồi và gửi đến cho các thành viên trong dự án. Và CI server lại tiếp tục chờ đợi những thay đổi từ repo.Mỗi lần mà Dev làm xong các task của mình, họ sẽ chạy trên local trước để kiểm tra trước khi commit code lên repo. Đây là một công đoạn thường xuyên diễn ra tại bất cứ thời điểm nào trong ngày. Việc xây dựng tích hợp sẽ không xảy ra nếu chúng không ảnh hưởng đến repo.

Agile DevOps trong phát triển phần mềm

Agile là chìa khóa để thành công, Nhưng, triển khai Agile lại không dễ, đặc biệt là khi chúng ta chưa biết nên bắt đầu từ đâu.
Nhiều doanh nghiệp phải cố gắng xoay xở trong việc chuyển đổi sang Agile vì có nhiều yêu cầu cần có trong quy trình và văn hóa. Nếu không có Agile, quy trình phát triển sẽ trở thành chậm chạp và kém hiệu quả.
DevOps giúp các doanh nghiệp chuyển đổi sang Agile một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bằng việc kết hợp giữa Agile và DevOps, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích của mô hình Agile, trong khi vẫn khai thác được tốc độ và hiệu quả của quy trình DevOps.

Những điểm cần lưu ý khi tích hợp Agile và DevOps

  1. Tăng cường dòng tương tác của nhóm dự án
    Tất cả các vai trò trong dự án, từ Scrum Master, Product Owner, nhóm phát triển, nhóm vận hành, quản trị hệ thống đều cần biết đến không chỉ quy trình phát triển, mà còn quy trình bàn giao, triển khai và bảo trì. Nhóm dự án cần được trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu biết về bàn giao, dịch vụ, quản lý chuyển đổi, quản trị môi trường, tự động hóa và các công cụ. Nhóm tập trung vào quá trình phát triển tới vận hành giải quyết được vấn đề của phát triển sản phẩm theo Agile khi bàn giao sang quá trình vận hành, sử dụng thực tế.
  2. Xác định Lifecycle của sản phẩm
    Triển khai thành công DevOps trong khuôn mẫu Agile đồng nghĩa với việc định nghĩa lifecycle của sản phẩm. Điều này giúp tăng cường tính đồng nhất, giảm thiểu chi phí bằng việc tối thiểu hóa những lãng phí và tăng tốc bàn giao sản phẩm ra thị trường
  3. Ứng dụng DevOps trong từng Sprints
    Thử áp dụng những điều sau khi ứng dụng DevOps trong từ sprint:
  • Đảm bảo sự tham gia của những vai trò vận hành/quản trị hệ thống/ hạ tầng/ hỗ trợ hệ thống trong buổi sprint planning.
  • Thảo luận về tính năng của sản phẩm và những tính năng có thể vận hành được.
  • Đảm bảo sự tham gia của nhóm DevOps trong buổi họp daily meeting, sprint review và sprint retrospective.
  1. QA tham gia vào từng phase
    Ngoài việc kiểm thử chức năng như Agile, DevOps đòi hỏi cả kiểm thử hiệu năng và kiểm thử mô phỏng mức độ chịu tải. Vì vậy, việc kiểm thử đóng vai trò quan trọng tương đương với việc phát triển trong quá trình phát triển liên tục ở dự án.
  2. Sử dụng tool phù hợp
    Sử dụng tool phù hợp là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc triển khai Agile DevOps.
  3. Tự động hóa
  4. Tài liệu hóa/ Ghi chép lại những thông tin cần thiết.
  5. Đo lường và phân tích
Đây là bài viết đầu tiên của mình trong năm 2023. Chúc cộng đồng Viblo một năm mới thật nhiều sức khỏe, may mắn, thành công và hạnh phúc

Nguồn: viblo.asia

Bài viết liên quan

WebP là gì? Hướng dẫn cách để chuyển hình ảnh jpg, png qua webp

WebP là gì? WebP là một định dạng ảnh hiện đại, được phát triển bởi Google

Điểm khác biệt giữa IPv4 và IPv6 là gì?

IPv4 và IPv6 là hai phiên bản của hệ thống địa chỉ Giao thức Internet (IP). IP l

Check nameservers của tên miền xem website trỏ đúng chưa

Tìm hiểu cách check nameservers của tên miền để xác định tên miền đó đang dùn

Mình đang dùng Google Domains để check tên miền hàng ngày

Từ khi thông báo dịch vụ Google Domains bỏ mác Beta, mình mới để ý và bắt đầ