nginx là một công cụ rất quen thuộc với những người làm server (backend) nói chung, việc nắm được những concepts cơ bản về nó là một điều rất cần thiết. Trong bài viết lần này tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc những ghi chép cá nhân của tôi trong quá trình tìm hiểu về nginx.
Hai nguồn chính tôi tham khảo và học hỏi ở đây là:
nginx là gì ?
nginx là server cung cấp nội dung cho trang web, không những thế nginx cũng có thể được sử dụng như reverse proxy
, HTTP cache
như hình minh hoạ dưới đây
Không những thế, trong trường hợp hệ thống có nhiều servers thì nginx còn hoạt động như một load balancer
giúp điều phối các requests đến với các servers tương ứng.
Như hình minh hoạ ở trên bạn thấy nginx có thể hoạt động như một Reverse proxy
Trong trường hợp hệ thống cần mã hoá (encryption), thay vì phải mã hoá và giải mã hoá ở từng servers, bạn sẽ thiết lập mã hoá và giải mã hoá ở nginx server là đủ.
Phần cài đặt nginx các bạn có thể tham khảo tại link https://www.nginx.com/resources/wiki/start/topics/tutorials/install/
Configuration Terms
Có 2 khái niệm config cơ bản trong nginx đó là:
- Context
- Directive
http{# context, tương đương như scopeserver{listen8080;root path_to_mysite/;# directive: giống như một config}}
Do context
tương đương như scope, giống như đoạn code ở trên các contexts
có thể lồng nhau.
Có 3 contexts
quan trọng của nginx cần chú ý đó là:
- http
- server
- location
Các config thường sẽ được đặt trong file config của nginx với tên là nginx.conf
, mặc định thì nginx service
của hệ thống sẽ sử dụng file /usr/local/etc/nginx/nginx.conf
(đây là đường dẫn trên hệ thống của tôi với hệ điều hành macOS, các bạn với hệ điều hành Linux hay Window sẽ có sự khác biệt).
Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng file config nginx của cá nhân mình bằng việc sử dụng câu lệnh như dưới đây
nginx -c file_path
Reload nginx
nginx -s reload
Sự khác biệt cơ bản giữa nginx restart
và nginx reload
đó là:
nginx reload
sẽ tắt tiến trình cũ của nginx đi, dựa theo config file để khởi tạo lại một tiến trình mới (lưu ý ở đây nginx service KHÔNG BỊ TẮT), trong trường hợp file config có vấn đề thì toàn bộ tiến trình sẽ bị dừng lạinginx restart
sẽ TẮT HẲN nginx đi và BẬT LẠI nginx service mới. Tuy nhiên nếu config file gặp vấn đề thì nginx service sẽ bị DỪNG HẲN
Serve static content
Với các static content như HTML hay CSS, bạn cần thêm định nghĩa về types như sau:
http{types{text/html html;text/css css;}}
Các types này có thể được tham khảo ở file mime.types
trong hệ thống của bạn (với tôi đó là file /usr/local/etc/nginx/mime.types
)
Lấy ví dụ với css
, nếu ta không có directive text/css css;
thì khi load file .css
về thì trình duyệt sẽ hiểu nó là file text/plain
như hình bên dưới, lúc này các style bên trong file css
sẽ không được apply cho trang HTML của bạn.
Nếu có directive text/css css;
thì trình duyệt sẽ hiểu đó là file text/css
, khi đó các style sẽ được áp dụng cho trang HTML của bạn.
nginx location block
location URI{# handle response}
Có 3 cách config cho URI:
- Regex match
- Prefix match
- Exact match
Với Regex match
bạn có thể làm như ví dụ sau:
location ~ /count/[0-9]{root path;}
~
symbol cho thấy bạn sẽ sử dụng regex ở đây, tuy nhiên mặc định thì đây là case sensitive
(phân biệt hoa thường), còn nếu thêm *
symbol thì sẽ là case insensitive
(không phân biệt hoa thường) như ví dụ sau:
# Regex match - case sensitivelocation ~ /test[0-9]{return200"Hello from test";}# Lúc này /test0 sẽ khác với /Test0# Regex match - case insensitivelocation ~* /test/[0-9]{return200"Hello from haha test";}# Lúc này /test0 sẽ giống như /Test0
Với Prefix match
nếu bạn thiết lập URI = test
thì các URIs khác ví dụ như:
- /testing
- /tested
cũng sẽ match.
Còn với Exact match
bạn thêm dấu =
phía trước URI như sau:
location = URI{# response}
VD:
location = /test{return200"Hello from test";}
Lúc này config chỉ matching URI = “/test” mà thôi, các URIs như “/testing”, “/tested”, … sẽ không được matching.
Xét về độ ưu tiên thì Regex match
có độ ưu tiên cao hơn Prefix match
.
Tuy nhiên nếu bạn sử dụng ^~
– Preferential match
thì Prefix match
lúc này sẽ có độ ưu tiên cao hơn Regex match
# Preferential matchlocation ^~ /test1{return200"Hello from test";}
Với response bạn có 3 cách viết như sau:
Cách 1 (sử dụng return):
location /test{# return HTTP_STATUS_CODE "response content"return200"Response content";}
Ở cách viết trên, với trường hợp bạn thiết lập HTTP_STATUS_CODE = 200
location /test{return200"Response content";}
bạn sẽ thu được response như sau:
còn với thiết lập HTTP_STATUS_CODE = 404
location /not-found{return404"Response not found";}
bạn sẽ thu được response như sau:
Cách 2 (sử dụng root):
location /URI{root path;}
Với cách viết sử dụng root
thì URI sẽ được tự động append vào path khi đó bạn sẽ có path/URI
VD:
location /test{root /var/www/home;}
Khi client truy cập vào URI /test
thì request sẽ được chuyển đến thư mục /var/www/home
+ /test
= /var/www/home/test
Cách viết này sẽ “nói” cho nginx biết là hãy tìm đến file index.html
(mặc định). Tuy nhiên trong trường hợp trong folder /var/www/home/test
không có file index.html
thì sao ?
Lúc này hãy sử dụng try_files
như sau:
location /vegetables{root path_to_mysite/;try_files /vegetables/veggies.html /index.html =404;}
Viết như trên có nghĩa là khi request đến /vegetables
hãy tìm đến file /vegetables/veggies.html
trong folder path_to_mysite/vegetables
nếu không thấy thì tìm đến file index.html
trong path_to_mysite/
, và nếu như trong trường hợp cũng không thấyindex.html
thì sẽ trả về 404 NOT FOUND
error
Cách 3 (sử dụng alias):
location URI{alias path;}
Cách viết này sử dụng từ khoá alias
, alias KHÔNG TỰ APPEND URI vào path cho bạn như root
thay vào đó bạn phải chỉ định path một cách tường minh. Ví dụ:
location /fruits{root path_to_mysite/;}location /carbs{alias path_to_mysite/fruits;}
Với config như trên thì khi truy cập vào 2 URIs là /fruits
và /carbs
thì request đều sẽ được chuyển đến folder path_to_mysite/fruits
Redirect & Rewrite
Redirect:
location URI1{return307 REDIRECT_URI;}
Ở đây 307
chính là HTTP Code của redirect request
Rewrite:
Trong trường hợp bạn không muốn bị redirect đến một trang khác, vẫn giữ nguyên URL như cũ nhưng chỉ khác nội dung thì rewrite
là một giải pháp
VD:
rewrite ^/number/(w+) /count/$1;
Ở ví dụ trên bạn thấy (w+)
được bao bởi một cặp ngoặc đơn ()
, việc này giúp bạn có thể sử dụng giá trị của nó ở $1
. Ví dụ nếu URI là /number/100
thì giá trị của $1
sẽ là 100
Chú ý là rewrite có mức độ ưu tiên cao hơn location
Variables
Trong nginx có 2 loại biến chính:
- Configuration variables (đây là các biến mà bạn sẽ tự định nghĩa):
set $var 'something';
- NGINX Module variables (đây là các biến có sẵn, do nginx module định nghĩa):
$http
,$uri
,$args
– query string params
set$isthursday'No';if ( $date_local ~ 'Thursday' ){set$isthursday'Yes';}location /inspect{return200"Is Thursday: $isthursday";}
Ở ví dụ trên ta kiểm tra biến định nghĩa sẵn của nginx là $date_local
– ngày hiện tại xem có phải là thứ năm (Thursday) hay không ? Nếu đúng thì gán cho biến $isthursday
giá trị là Yes
(biến này ban đầu được thiết lập giá trị mặc định là No
)
Trong nginx, bạn tiến hành “nhúng” giá trị của biến vào một string bằng cách thêm kí tự $
phía trước tên biến như ở ví dụ trên với biến isthursday
Logging
nginx có access log
và error log
lần lượt lưu log của những request kết nối tới và log lỗi
nginx -V
Chạy câu lệnh trên bạn có thể thấy được đường dẫn đến 2 file access.log
và error.log
mặc định của nginx trên hệ thống
location URI{access_log log_file_path;}
Bằng cách thiết lập như trên bạn có thể chỉ định ra file chứa access log riêng biệt so với file access.log mặc định của nginx
Reverse proxy
Khái niệm về Reverse proxy
các bạn có thể tham khảo ở nguồn https://www.cloudflare.com/learning/cdn/glossary/reverse-proxy/
Hiểu đơn giản thì Reverse proxy
sẽ được đặt ở phía trước server, client thay vì tương tác trực tiếp với server, nó sẽ tương tác với reverse proxy
. Mọi request từ client hoặc response từ server đều phải thông qua reverse proxy
Bạn có thể thiết lập reverse proxy đơn giản như sau:
location /express{proxy_pass'http://localhost:7777/';}
Thiết lập này có nghĩa là khi gửi request đến /express
thì request sẽ được chuyển tiếp đến địa chỉ http://localhost:7777/
Trong đường dẫn của proxy_pass
nếu ta bỏ /
phía sau localhost:7777
đi thì nginx sẽ tự động redirect đến localhost:7777/express
Với headers thì ta có 2 directives cơ bản như sau add_header
, proxy_set_header
location /express{add_header proxied nginx;proxy_set_header custom myown;proxy_pass'http://localhost:7777/';}
add_header
sẽ thêm vào header của response trả về từ phía proxy
proxy_set_header
sẽ thêm vào header của request gửi lên server từ phía proxy, nên trên trình duyệt ta không thể thấy được header này. Nguyên nhân là bởi ở trình duyệt bạn chỉ đang TƯƠNG TÁC TRỰC TIẾP VỚI PROXY chứ không phải tương tác với server
Hình dưới mô tả về “vị trí” thêm header của add_header
và proxy_set_header
Muốn thấy được thì bạn có thể log trực tiếp header trong server ra console của mình như sau:
app.get('/',(req, res)=>{
console.log("req.headers", req.headers);
console.log("req.url", req.url);
console.log("req.route", req.route);
res.send('I am an endpoint');});
Ở trên tôi sử dụng expressJS
để làm server minh hoạ, các bạn có thể dùng bất kì server framework nào tuỳ ý.
Và đây là kết quả khi log ra console
Code tham khảo
- Phần location, redirect, rewrite, variable: https://github.com/tuananhhedspibk/BlogCode/tree/main/NginxCrash/basic
- Phần reverse-proxy: https://github.com/tuananhhedspibk/BlogCode/tree/main/NginxCrash/reverse-proxy
Kết
Trên đây là một vài ghi chép của tôi trong quá trình tự tìm hiểu về nginx. Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn đọc hết, hẹn gặp lại ở phần 2 (to be continued).
Nguồn: viblo.asia