Bridge to Japan: BrSE Mentorship Recap – Series tập hợp các bài viết recap chất lượng nhất từ các thành viên tham gia chương trình Bridge to Japan: BrSE Mentorship – Chương trình kết nối, trao đổi và cố vấn nghề nghiệp dành riêng cho các kỹ sư cầu nối. Chương trình nằm trong khuôn khổ Bridge to Japan – Chuỗi hoạt động hướng đến Cộng đồng BrSE tại Việt Nam & Nhật Bản, do CMC Japan, thành viên của CMC Global tổ chức và bảo trợ truyền thông từ Viblo.
Mentor: Bùi Quang Thành
Mentee: Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Nội dung chia sẻ
1. Một BrSE không đi lên từ code, không biết review code đương nhiên là một bất lợi. Vậy để biết review code có cần phải đi học code không? Có những khóa đào tạo BrSE hoặc Developer 6 tháng thì sau khóa học đó liệu có thể đọc hiểu và review code được không?
Nếu có điều kiện và thời gian bạn vẫn có thể đầu tư cho việc học, hoặc lựa chọn dự án phù hợp skill của mình.
Tùy tình chất dự án, nên làm task nào mình mạnh, ví dụ mạnh về BA thì làm thiên về phần nghiệp vụ BA để truyền đạt cho team.
Không biết review code thì assign member khác review, đây không phải là vấn đề.
Non-code thì nên học để hiểu logic cơ bản trong code như: if else, vòng lặp, API, for…, array 1 chiều 2 chiều, DB, query SQL, khóa chính khóa ngoại index, bảng cột.
2. BrSE đi lên từ BA/tester theo anh có thuận lợi và khó khăn gì?
- Thuận lợi: Hiểu được nghiệp vụ, nắm được toàn bộ specs và nội dung dự án, thuận lợi trong việc truyền đạt cho team.
- Khó khăn: non-code sẽ gặp nhiều khó khăn như không phân tích sâu và không control được vấn đề dự án, các bạn dev hiện đang làm gì ở đây, đoạn code này đang xử lý cái gì, khi có vấn đề không đưa được đề xuất về mặt kỹ thuật dẫn đến thiếu tiếng nói với team member…
3. BrSE có bắt buộc phải biết estimate/proposal/bidding không? Có cần làm WBS không?
Cần phân biệt rõ estimate cho proposal/bidding và WBS là hai giai đoạn khác nhau.
- Estimate cho proposal/bidding: mục đích để lấy dự án về -> Không bắt buộc nhưng nên biết vì khi bạn biết thì bạn sẽ phát triển rất nhanh, hoàn toàn làm được vị trí cao hơn như presale. Estimate/bidding 1 dự án: BrSE ko cần làm, đây là scope của presale.
- WBS là breakdown nhỏ task, quy về effort MM + tiền.
Tạo WBS: thuộc phạm vi scope của BrSE.
4. Em hiểu về cơ bản, làm được BrSE thì làm được PM, làm được PM thì làm được BrSE. Tuy nhiên PM cần làm proposal, WBS, kickoff file… BrSE thì không bắt buộc, đương nhiên biết thì sẽ cover được nhiều việc hơn và là một điểm cộng, đúng không ạ?
Không hẳn. Cần phân biệt rõ vai trò của PM và BrSE.
PM: tuyển người, care risk, buffer MM + tiền bạc lỗ lãi, tiến độ nhanh chậm.
PM nontech = BrSE noncode.
PM kiêm BrSE, BrSE kiêm PM là hiện trạng thực tế, nhưng không đúng chuẩn process.
Ở các dự án nhỏ hiện đa phần 1 người kiểm cả PM + BrSE. Tuy nhiên, nên tách bạch 2 role trong trường hợp ngồi khác location.
Đa phần PM ở VN chưa có kinh nghiệm quản lý trường hợp remote, member mỗi người 1 địa điểm.
Scope của PM không có task làm teiansho/proposal.
5. BrSE phải kiêm nhiệm nhiều việc: biết tiếng Nhật để communicate, biết code để review, nắm được specs như BA để truyền đạt cho offshore, làm các loại tài liệu báo cáo, tracking tiến độ dự án. PM thì có vẻ ít việc hơn, nhiều PM không có ngoại ngữ/hoặc có ngoại ngữ nhưng không biết code, chỉ đơn thuần tracking tiến độ. Vậy có phải là PM nhàn hơn BrSE? Nên định hướng theo PM hay BrSE, con đường nào dễ + nhanh đi hơn đối với một bạn non-code?
Process chuẩn thì PM không nhàn hơn BrSE. Thực tế thì tùy tính chất từng dự án. Có PM care toàn bộ, nhưng có dự án PM chỉ trên mặt giấy tờ, BrSE care toàn bộ.
Về cơ bản vẫn cần biết code, nên học để phát triển lên cả 2 role được thuận lợi. Ban đầu thì sẽ luôn có khó khăn nhất định.
Chia sẻ thêm từ Mentor & Mentee
1. Mentor và Mentee có nhận xét gì không?
- Nhận xét của Mentor:
Mentee đang nhầm lẫn scope của BrSE, PM và Presale:
Mentee cần quên scope của presale đi, tập trung vào role của BrSE, tập trung vào nội dung phát triển của dự án. - Mong muốn của Mentee:
Nếu có thể, ở các buổi sau, nhờ mentor chia sẻ cách breakdown task cho dự án (làm file WBS) như thế nào được không ạ?
Nếu có thời gian, ở các buổi sau, mentee show dự án … hiện đang làm thực tế, giải thích sơ bộ về cách viết, nhờ mentor xác nhận các nội dung cần giải đáp.
2. Định hướng nội dung trao đổi ở các buổi tiếp theo
Buổi 2: Định hướng của mọi người là gì? Domain gì? Webapp , Blockchange….
Buổi 3: Mô hình làm việc khi có BrSE trong team.
Buổi 4: Công việc thực tế của BrSE, làm gì, đối mặt với điều gì.
Buổi 5: Tình huống thực tế. (Nếu cần phỏng vấn thử bằng tiếng Nhật để xem cần bổ sung, cải thiện điều gì.)
Nguồn: viblo.asia