Caching là gì, tại sao phải caching?
Caching được hiểu đơn giản là một hành động lưu trữ lại kết quả của một công việc xử lý và tính toán dữ liệu từ trước và được tái sử dụng cho những lần gọi sau. Sau khi hiểu caching là gì thì các bạn chắc cũng đã hiểu vì sao lại phải caching. Caching giúp cho ứng dụng hoạt động nhanh hơn, đương nhiên là phải caching một cách hợp lý, chúng ta không thể caching tất cả mọi thứ. Chỉ nên caching những kết quả mà có thời gian xử lý lâu và có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Ngoài ra chúng ta phải xem sét tới việc sai lệch dữ liệu, vì khi cache thì các kết quả được lấy ra và trả về cho người dùng chứ không xử lý lại một lần nữa, có thể dẫn tới việc sai lệch dữ liệu cho người dùng.
Laravel có thể caching những gì?
Cache query
Khi nghĩ đến cache thì chúng ta nghĩ đến đầu tiên có lẽ là cache các câu query phức tạp và tốn thời gian. Tất nhiên laravel cũng hỗ trợ bạn điều đó, tiếp theo là chúng ta lưu dữ liệu cần cache ở đâu và làm sao để config nó. Thì câu trả lời nằm trong file config/cache.php
.
<?phpuseIlluminateSupportStr;return[/*
|--------------------------------------------------------------------------
| Default Cache Store
|--------------------------------------------------------------------------
|
| This option controls the default cache connection that gets used while
| using this caching library. This connection is used when another is
| not explicitly specified when executing a given caching function.
|
*/'default'=>env('CACHE_DRIVER','file'),/*
|--------------------------------------------------------------------------
| Cache Stores
|--------------------------------------------------------------------------
|
| Here you may define all of the cache "stores" for your application as
| well as their drivers. You may even define multiple stores for the
| same cache driver to group types of items stored in your caches.
|
| Supported drivers: "apc", "array", "database", "file",
| "memcached", "redis", "dynamodb", "octane", "null"
|
*/'stores'=>['apc'=>['driver'=>'apc',],'array'=>['driver'=>'array','serialize'=>false,],'database'=>['driver'=>'database','table'=>'cache','connection'=>null,'lock_connection'=>null,],'file'=>['driver'=>'file','path'=>storage_path('framework/cache/data'),],'memcached'=>['driver'=>'memcached','persistent_id'=>env('MEMCACHED_PERSISTENT_ID'),'sasl'=>[env('MEMCACHED_USERNAME'),env('MEMCACHED_PASSWORD'),],'options'=>[// Memcached::OPT_CONNECT_TIMEOUT => 2000,],'servers'=>[['host'=>env('MEMCACHED_HOST','127.0.0.1'),'port'=>env('MEMCACHED_PORT',11211),'weight'=>100,],],],'redis'=>['driver'=>'redis','connection'=>'cache','lock_connection'=>'default',],'dynamodb'=>['driver'=>'dynamodb','key'=>env('AWS_ACCESS_KEY_ID'),'secret'=>env('AWS_SECRET_ACCESS_KEY'),'region'=>env('AWS_DEFAULT_REGION','us-east-1'),'table'=>env('DYNAMODB_CACHE_TABLE','cache'),'endpoint'=>env('DYNAMODB_ENDPOINT'),],'octane'=>['driver'=>'octane',],],/*
|--------------------------------------------------------------------------
| Cache Key Prefix
|--------------------------------------------------------------------------
|
| When utilizing the APC, database, memcached, Redis, or DynamoDB cache
| stores there might be other applications using the same cache. For
| that reason, you may prefix every cache key to avoid collisions.
|
*/'prefix'=>env('CACHE_PREFIX',Str::slug(env('APP_NAME','laravel'),'_').'_cache_'),];
Như các bạn thấy thì laravel hỗ trợ rất nhiều stores để chúng ta có thể cache. Nhưng phổ biến nhất có lẽ là file
và redis
. Trong bài này mình cũng chỉ đề cập tới cách sử dụng của hai store này.
- File
File là store default của laravel. Tất cả dữ liệu cache được lưu tại framework/cache/data
.
Để có thể lưu trữ dữ liệu vào file cache thì chúng ta sử dụng một trong hai câu lệnh dưới đây:
Cache::put('key','value',$minutes);Cache::add('key','value',$minutes);
Hai câu lệnh đều dùng để thêm một biến cache vào trong file cache và có thể set thời gian hết hạn cache. Sự khác nhau giữa hai lệnh là lệnh Cache::put
thì trực tiếp thêm vào file cache, có thể ghi đè lên biến cũ. Còn đối với lệnh Cache::add
thì chỉ thêm dữ liệu khi biến cache đó không tồn tại. Còn nếu đã tồn tại dữ liệu thì sẽ trả về false
. Khi lưu thành công sẽ trả về true
.
Đương nhiên đã có lưu cache thì phải có lấy ra để sử dụng, không thì lưu làm gì đúng không nào .
$value=Cache::get('key','default');
Lệnh Cache:get
có thể lấy ra giá trị của key
trong cache hoặc trả về giá trị default
nếu không có biến key
trong cache. Giá trị default
trong câu lệnh trên là không bắt buộc, có thể loại bỏ nếu không cần thiết.
Ngoài các lệnh dùng để lưu trữ và lấy ra dữ liệu thì còn một vài lệnh Cache
hay sử dụng như dưới đây:
Cache::has('key')
dùng để kiểm tra xem có key nào đó trong cache hay không.
Cache::forever('key', 'value')
dùng để lưu trữ một biến vĩnh viễn trong bộ nhớ cache.
Cache::remember('key', $time, 'default')
dùng để lây ra một biến key
từ trong cache và lưu giá trị default
vào nếu như biến đó không tồn tại. Ngoài ra thì còn có câu lệnh rememberForever
cũng như remember
nhưng thời gian là viễn viễn.
Cache::pull('key')
dùng để lấy ra một biến từ bộ nhỡ cache và sau đó xóa bỏ nó khỏi bộ nhớ cache.
Cache::forget('key')
dùng để xóa bỏ một biến bên trong bộ nhớ cache.
- Redis
Redis là một một kho lưu trữ dữ liệu theo dạng key-value
, mã nguồn mở, hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu strings, hashes, lists, sets, sorted sets
Cài đặt:
composer require predis/predis
Các bạn có thể thấy config của redis bên trong file config/database.php
'redis'=>['client'=>env('REDIS_CLIENT','phpredis'),'options'=>['cluster'=>env('REDIS_CLUSTER','redis'),'prefix'=>env('REDIS_PREFIX',Str::slug(env('APP_NAME','laravel'),'_').'_database_'),],'default'=>['url'=>env('REDIS_URL'),'host'=>env('REDIS_HOST','127.0.0.1'),'username'=>env('REDIS_USERNAME'),'password'=>env('REDIS_PASSWORD'),'port'=>env('REDIS_PORT','6379'),'database'=>env('REDIS_DB','0'),],'cache'=>['url'=>env('REDIS_URL'),'host'=>env('REDIS_HOST','127.0.0.1'),'username'=>env('REDIS_USERNAME'),'password'=>env('REDIS_PASSWORD'),'port'=>env('REDIS_PORT','6379'),'database'=>env('REDIS_CACHE_DB','1'),],],
Để sử dụng cache redis thì phải set biến CACHE_DRIVER=redis
trong .env để trong config/cache.php
lấy ra driver redis gán cho default cache.
Laravel hỗ trợ tương tác với Redis qua các lệnh trên redis command qua facade ví dụ như các lệnh :
<?phpnamespaceAppHttpControllers;useAppHttpControllersController;useIlluminateSupportFacadesRedis;classUserControllerextendsController{/**
* Show the profile for the given user.
*
* @param int $id
* @return IlluminateHttpResponse
*/publicfunctionshow($id){returnview('user.profile',['user'=>Redis::get('user:profile:'.$id)]);}}
Đoạn trên sử dụng phương thức get của facade và sẽ được chuyển tới Redis.
Ngoài ra Redis còn có thể sử dụng transaction để đảm báo tính đúng đắn và toàn vẹn dữ liệu:
Redis::transaction(function($redis){$redis->incr('user_visits',1);$redis->incr('total_visits',1);})
Khi bạn muốn gửi nhiều lệnh tới redis thì có thể sử dụng pipeline
để gửi các lệnh tới redis cùng một lúc:
Redis::pipeline(function($pipe){for($i=0;$i<1000;$i++){$pipe->set("key:$i",$i);}});
Cache view
Ngoài cache query thì cache view cũng giúp tăng tốc độ của ứng dụng một cách đáng kể. Cache view sẽ lưu lại các view trong thư mục storage/framework/views
. Để có thể chủ động cache lại các view thì chúng ta có thể chạy lệnh php artisan view:cache
, và có thể thay đổi config bên trong file config/view.php
.
<?phpreturn[/*
|--------------------------------------------------------------------------
| View Storage Paths
|--------------------------------------------------------------------------
|
| Most templating systems load templates from disk. Here you may specify
| an array of paths that should be checked for your views. Of course
| the usual Laravel view path has already been registered for you.
|
*/'paths'=>[resource_path('views'),],/*
|--------------------------------------------------------------------------
| Compiled View Path
|--------------------------------------------------------------------------
|
| This option determines where all the compiled Blade templates will be
| stored for your application. Typically, this is within the storage
| directory. However, as usual, you are free to change this value.
|
*/'compiled'=>env('VIEW_COMPILED_PATH',realpath(storage_path('framework/views'))),];
Trong trường hợp bạn muốn clear cache của view thì sử dụng lệnh php artisan view:clear
Cache config
Các bạn sử dụng laravel có lẽ đã quá quen thuộc với câu lệnh thần kì php artisan config:cache
mỗi khi gặp lỗi rồi đúng không nào . Đúng vậy đây là câu lệnh để cache tất cả các config của laravel, và gộp nó vào một file duy nhất bootstrap/cache/config.php
. Khi gộp tất cả config lại vào một file có thể tăng tốc độ load cho ứng dụng.
Trong trường hợp bạn muốn clear cache của config thì sử dụng lệnh php artisan config:clear
Cache route
Đối tượng caching cuối cùng mình chia sẻ hôm này chính là route. Việc cache route giúp các bạn giảm được thời gian mapping từ route tới controller và action. Nếu không cache route thì mỗi lần gửi request các bạn sẽ phải mapping controller, actions lại từ đầu.
Để cache route thì các bạn chạy lệnh php artisan route:cache
. Sau khi cache thì sẽ tạo ra một file bootstrap/cache/routes.php
.
Trong trường hợp bạn muốn clear cache của route thì sử dụng lệnh php artisan route:clear
Tổng kết
Ở trên là những kiến thức về caching trong laravel mà mình tìm hiểu được. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mong bài viết sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho các bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Ngoài ra mình có để cử một series về caching cho các bạn. Các bạn có thê đọc series ở đây.
Nguồn: viblo.asia